Thông tin

LINH HỒN CỦA CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

NGUYỄN QUANG TRỊ*

 

Thật khó mà nói hết những công đức lớn lao của Hòa thượng Khánh Hòa với đạo pháp, với đời. Nhưng qua hành trạng của ngài, chúng ta có thể cảm nhận và khẳng định rằng Hòa thượng Khánh Hòa chính là linh hồn của công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời kỳhiện đại.

Như chúng ta đều biết, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ II-III và phát triển hưng thịnh dưới thời Lý, Trần – một thời mà Phật giáo từng được xem là quốc đạo. Đến thời Lê sơ, vai trò của Phật giáo bắt đầu suy giảm dần, bởi từ đây các triều đại phong kiến Việt Nam chủ yếu dựa vào Nho giáo, lấy đó làm nền tảng tư tưởng để cai trị xã hội.

Đến triều Nguyễn (1802-1945), triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, triều đình lại càng dựa vào Nho giáo để xây dựng nhà nước chuyên chế, tập quyền. Vì vậy, đến những năm đầu thế kỷ XX, sự suy vi càng thể hiện rõ nét hơn ở sự suy sụp ảnh hưởng của Phật giáo đối với các giai tầng trong xã hội.

Thực trạng suy thoái đó đã được cư sĩ Khánh Vân giải bày trong bài: “Phật giáo nước ta vì đâu chịu cái hiện trạng suy đồi? đăng trên tạp chí Duy tâm số 18 ra ngày 1-3-1937, như sau: “… Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm 2 buổi công phu, thọ trì, nhập sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại luyện bùa học ngải, luyện roi thần, khi lên ông, lúc gặp bà, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra lợi dụng lòng mê muội của thiện nam, tín nữ, rộng túi tham vơ vét cho sạch sành sanh…”. Hay như cư sĩ Thanh Quang cũng trần tình trên tạp chí Đuốc tuệ: “… Đau đớn thay xứ ta, những hạng xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh đám kia; cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ ra mà xem thì có khác nào người trần tục…”1.

Trong bộ sách “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám”2, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Phật tử phê phán Phật giáo suy đồi trên 2 điểm chính – đó là dốt và hư”. Đây cóthểxem làđúc kết ngắn gọn nhất về hiện trạng tu hành của giới tăng ni lúc bấy giờ.

Trước thực trạng đau lòng ấy, nhiều chức sắc vàtrí thức cóđạo tâm luôn đau đáu với nỗi lo lắng khôn nguôi vềtiền đồ tăm tối của Phật giáo Việt Nam – một tôn giáo đãgắn bó,cónhững đóng góp thật lẫy lừng đối với đất nước vàdân tộc trong hơn một ngàn năm lịch sử. Một trong những vịtôn sư có tâm huyết với sự thịnh suy của Đạo pháp đã đứng ra vận động, kêu gọi chấn hưng, nhằm tìm một hướng đi mới cho Phật giáo Việt Nam lúc này chính làHòa thượng Khánh Hòa.

Qua những tư liệu có được trong quá trình sưu khảo, thì mục đích của cuộc chấn hưng cũng chỉ gói gọn trong 4 từ: “tự tôn” và“tự tồn” mà thôi! Tuy chỉ với 4 từ thật giản đơn, nhưng tiềm ẩn những nội hàm vô cùng thâm sâu, như hàm chứa biết bao luồng sinh khí thiện lành, làm cho sức mạnh nội sinh không ngừng sinh sôi, giúp nền Phật giáo Việt Nam bước dần qua suy thoái, phát triển và đủ sức đồng hành cùng dân tộc trong suốt những dậm dài lịch sử, trong ngót gần 100 năm qua.

Trong cuộc chấn hưng Phật giáo lịch sử đó, Hòa thượng Khánh Hòa như người đặt nền móng đầu tiên vàphác thảo một con đường mà tất cả tăng ni, Phật tử đều phải cùng đi, phải niêm mật thực hành, nhằm đưa nền Phật giáo nước nhà đến bến bờ hưng thịnh.

Tiểu sử Hòa thượng Khánh Hòa (đăng trên website Phật giáo TràVinh) còn ghi lại: khi biết ngài đang ôm ấp hoài bão đưa Phật giáo Việt Nam vượt qua cơn “bĩ cực”, thì một nhà sư đã hỏi ngài, với đại ý: “Việc cổ động chấn hưng Phật giáo scó mấy người đồng tình, đồng tâm hưởng ứng? Tại sao nhiều chùa giàu có li không đứng ra chung lo việc Phật sự cng Ngài?...”. Những lời cật vấn đầy hoài nghi ấy đã thấu động tận tâm can, nhưng Hòa thượng Khánh Hòa vẫn từ tốn đáp rằng: “Ở đời, vàng bạc bao giờ cũng ít, ngói đá lúc nào cũng nhiều. Chúng ta dù ít, nhưng cố gắng ắt sẽ thành công. Khó gì bằng lìa bỏ tình yêu cha mẹ, vợ con và đời sống cao sang quyền quý, vùi thân trong núi tuyết rừng già, mà Đức Bổn Sư ca chng ta còn bỏ được và làm được, thti sao con ci ca Ngi li không biết noi gương!...”.

Quyết tâm góp phần thống nhất Phật giáo và chỉnh đốn tăng già như càng thêm nung nấu trong tâm trí, nhưng công cuộc chấn hưng thếnào, phải bắt đầu từđâu…, đối với Hòa thượng Khánh Hòa vẫn làcâu hỏi lớn. Công cuộc chấn hưng thìchưa cómột mẫu hình nào cóthểtham cứu, vẫn còn làđiều vô cùng mới mẻvới Phật giáo Việt Nam, nhưng điều đóvẫn không làm Hòa thượng Khánh Hòa thối chíngãlòng, trái lại ngài càng thêm nhẫn nại và sáng suốt hơn bao giờ hết. Rồi bằng nhiều phương cách, ngài đãdòdẫm tiến hành từng bước một.

Ngày 19 tháng 9 năm QuýHợi – 1923, nhân ngày Vía kỷniệm Bồtát Quán ThếÂm xuất gia, đồng thời cũng làngày húy kỵtôn sư trụtrìtại chùa Long Hoa (quận Tiểu Cần – tỉnh TràVinh), Hòa thượng Khánh Hòa đãkêu gọi chư tôn túc các tỉnh miền Tây Nam Bộvềdựvàhọp bàn lập Hội Lục hòa Liên hiệp (Theo triết lýPhật gia, thìLục hòa là sáu phương pháp hữu ích và thiết thực, để xây dựng một tăng đoàn, một đoàn thể hay một gia đình…, bằng một mô hình tổ chức, bằng một nghệ thuật sống, mà trong đó mọi người đều hưởng được sự lợi ích, công bằng, dân chủ một cách tuyệt đối, tạo nên một cuộc sống tươi đẹp, tiến dần đến sự an vui và giải thoát). Kỳvọng của Hòa thượng Khánh Hòa khi thành lập Hội Lục hòa Liên hiệp, chính làcơ sởban đầu nhằm vận động thành lập một Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, đểcùng chung lo chấn hưng nền Phật đạo. Hội Lục hòa Liên hiệp ra đời như sựkiện đầu tiên, đánh dấu công cuộc chấn hưng Phật giáo do Hòa thượng Khánh Hòa khởi xướng đãbắt đầu.

Nhưng, con đường vận động thành lập một Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất không hềsuôn sẻ. Phối hợp với Giáo thọ Thiện Chiếu – một tăng sĩtân học kháxuất sắc thời ấy, Hòa thượng Khánh Hòa cùng lặn lội ra Trung kỳ, cử Giáo thọ Thiện Chiếu ra Bắc Kỳ vận động chấn hưng, nhưng sau 2 năm (1926-1927) vẫn chưa thu hoạch được một kết quảkhảquan nào.

Nhận thấy chưa thể thành lập một hội Phật giáo chung cho cả 3 miền, Hòa thượng Khánh Hòa đãbàn bạc với Hòa thượng Huệ Quang cùng với các vị Thiện Niệm, Từ Nhãn, Chơn Huệ và một số cư sĩ Tây học như Ngô Văn Chương, Phạm Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Cần, Trần Nguyên Chấn… lập ra một Thích học đường và Phật học Thư xã tại chùa Linh Sơn – Sài Gòn vào năm 1928. Sang năm 1929, Hòa thượng Khánh Hòa lại cho ấn hành tạp chí Pháp âm, tập san Phật học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột – thuộc tỉnh Mỹ Tho xưa (nay làtỉnh Tiền Giang).

Tiếp theo đó, vào đầu năm 1931, Hòa thượng Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ đãthành lập Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học. Thiền sư Từ Phong (trụ trì chùa Giác Hải, ởPhú Lâm – Sài Gòn) được mời làm Chánh Hội trưởng. Hòa thượng Khánh Hòa được tín nhiệm giữchức PhóHội trưởng thứnhất, kiêm Chủnhiệm tạp chí Từ bi âm – một tạp chíhoằng dương Phật pháp, ra mắt số đầu tiên vào ngày 1/3/1932.

Từkhi ấn hành tạp chí Pháp âm, rồi đảm nhận vịtríChủnhiệm tạp chíTừbi âm, Hòa thượng Khánh Hòa càng cóđiều kiện cổxúy cho công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam như ngài từng lo nghĩ. Cũng từđây, giới tăng ni cảnước biết đến ngài như một nhàlýluận mẫn tuệvềKinh – Luật – Luận của Phật gia. Từnăm 1932, cùng người cộng sự thân tín là sư Thiện Chiếu, Hòa thượng Khánh Hòa đã đóng vai trò tiên phong, khai mở phong trào chấn hưng và hiện đại hóa Phật giáo, tạo nên sựchuyển động sâu rộng trong nền Phật giáo Việt Nam trong suốt nhiều thập kỷvàảnh hưởng mãi đến sau này.

Trong nhiều bài viết trên tạp chíTừbi âm, Hòa thượng Khánh Hòa đãkiến giải vàchỉra rằng vìsao phải tiến hành công cuộc chấn hưng Phật giáo của nước nhà. Theo ngài, Phật giáo đãđồng hành cùng dân tộc trong khoảng thời gian gần 10 thếkỷ, nên văn hóa của Phật giáo đãtrởthành một thành tốquan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Trong ngần ấy thời gian, cội rễcủa đạo Phật đãăn sâu vào tâm khảm, tâm linh của cảdân tộc. Do vậy, dùPhật giáo đang lâm vào khốn khó, nhưng sựhướng thiện vàlòng tôn kính Phật vẫn âm thầm nẩy mầm, đơm bông trong tâm mỗi người dân Việt. Dùtrước mắt, tôn giáo phương Tây hay các tôn giáo khác cóthểlấn lướt, phô trương, nhưng vềlâu dài vẫn không thểnào làm cho Phật giáo mai một được. Hòa thượng Khánh Hòa cho rằng tiến hành công cuộc chấn hưng trong bối cảnh này chính làxiển minh đạo Phật, đồng thời cũng góp phần xây dựng một nền tảng cho nền văn hóa dân tộc tiến bộ vàvừa không mất gốc. Đóchính làlòng tựtôn dân tộc của một bậc chân tu, nhưng trong tận cùng suy nghĩ, hậu thếcòn cảm nhận được ởngài một ýthức trách nhiệm lớn lao trước tiền đồcủa dân tộc.

Song hành cùng lòng tựtôn dân tộc làlòng tựtôn chánh pháp của Như Lai. Niềm tin vào chánh pháp cũng làđiểm tựa vững chắc trong ngài, khi cổxúy cho công cuộc chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ. Nhưng trên thực tế, công cuộc vận động chấn hưng Phật giáo không đơn giản chút nào. Thếnên, theo Hòa thượng Khánh Hòa, muốn đưa nền Phật giáo vượt qua suy thoái, thìphải cócuộc chỉnh đốn thật sâu rộng vànghiêm túc, trên cả3 phương diện: giáo lý– giáo luật vàgiáo hội.

+ VềGio l

Nhằm khắc phục tình trạng kinh sách bị sai lạc, thất truyền so với chánh pháp, Hòa thượng Khánh Hòa đãchủtrương sưu tầm, biên dịch các kinh điển chính yếu, đểấn hành trong toàn đạo vàđại chúng. Từđó, ngài đã vận động các cư sĩ vàPhật tử ởTrà Vinh, thỉnh và hiến cúng Tam Tạng kinh điển từTrung Quốc vềchùa Linh Sơn, đểlàm tài liệu gốc cho Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học nghiên cứu, diễn dịch sang chữquốc ngữvàphát hành rộng rãi.

Bằng việc in các kinh điển sang chữquốc ngữcho thấy tư tưởng của Hòa thượng Khánh Hòa làhết sức mẫn cảm, cầu thị, đãvượt qua được những chấp ngã, sựbảo thủthường tình như các nhàNho đương thời. Cùng với các tạp chí bằng quốc ngữ (Viên âm, Đuốc tuệ, Từ bi âm, Pháp âm, Quan Âm, Tam bảo chí, Tiếng chuông sớm, Duy tâm, Tiến Hóa), thìcác kinh sách phổ thông vềPhật học (Phật giáo sơ học, Phật giáo vấn đáp, Phật giáo giáo khoa thư v.v... và những bản kinh bằng chữquốc ngữ như Kim Cang, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm... của Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học xuất bản đã làm cho sự học Phật trở nên thuận lợi với đại chúng, tạo điều kiện cho các giai tầng tiếp cận vàthông hiểu Phật pháp dễdàng hơn.

So với trước đó, chỉ có những người am hiểu Hán học mới có thể đọc được kinh sách Phật giáo. Tuy vậy, không phải ai biết chữ Nho cũng đều đọc được sách Phật, bởi vì ngôn ngữ Phật học rất khác với ngôn ngữ Nho học. Trước đây, Phật tửhay cư sĩmuốn đọc kinh phải lên chùa mượn và số lượng kinh điển của các chùa cũng không nhiều. Bây giờ, các kinh sách bằng chữquốc ngữ có thể mua tại các chùa Phật giáo, các tạp chí Phật học khi đặt mua đều được gửi bằng đường bưu điện đến tận nhà. Ngày xưa, nhiều người đi chùa chỉ để lễ bái tụng kinh, học ăn chay và làm việc phước thiện; thìbây giờ thông qua kinh sách chữquốc ngữ, mọi người đều có thể hiểu thế nào là Phật – Pháp – Tăng, thế nào là Tam Bảo, thế nào là Tam quy – Ngũ giới, Tứ Đế, Thập nhị Nhân duyên… Đây làmột bước tiến lớn vàcũng làthành tựu rất lớn trên buớc đường phổđộ.

+ VềGio hội

Từ năm 1923, Hòa thượng Khánh Hòa cùng một số chư tôn đức các tỉnh miền Tây đã thành lập Hội Lục hòa Liên hiệp, mục đích để vận động chư tăng hòa ái, đoàn kết, liên lạc mật thiết với nhau, giữ phép Lục Hòa của nhà Phật đểcùng chung lo Phật sự.

Bên cạnh đó, ngài còn chủtrương kiến lập các Phật học đường đào tạo tăng tài, nhằm gầy dựngmột đội ngũkếthừa cótri thức vàcókhảnăng đảm nhiệm trọng trách hoằng dương chánh pháp.

+ VềGio luật

Hòa thượng Khánh Hòa luôn chủtrương chỉnh đốn tăng giàvàvãn hồi quy giới, xem đónhư một giải pháp nhằm hạn chếvàđẩy lùi sựsuy thoái vềđạo đức trong giới tăng ni lúc bấy giờ. Vìvậy, trong thời gian này Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học đãphát động phong trào “Chỉnh lýtăng già” rộng khắp, nhằm thanh lọc vàloại bỏdần những thành phần phạm giới, bất xứng ra khỏi nền đạo.

Với Hòa thượng Khánh Hòa, cólẽđây làmột trong những vấn đềcốt tửnhất trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Vìsuy cho cùng, đạo đức luôn được xem làbản chất, làchuẩn chất không thếthiếu của mỗi người tu – vàPhật giáo Việt Nam suy tàn hay hưng thịnh đều phụthuộc ởyếu tốcăn bản này.

Không vãn hồi quy giới, không chỉnh đốn tăng già, thìsựdiệt vong của Phật giáo Việt Nam sẽlàđiều không sao tránh khỏi – như chính ngài đãtừng tựthán: “Ôi! Phật pháp suy vi, tăng đồ hủ bại đến thế là cùng. Nếu không sửa đổi, rồi đây họ sẽ bị trào lưu đào thải!”.

Chỉriêng việc chỉnh đốn Giáo hội vàGiáo luật, Hòa thượng Khánh Hòa đãtìm ra những “phương thuốc đặc trị” với 2 căn bệnh: “dốt vàhư” của Phật giáo Việt Nam – như sau này Giáo sư Trần Văn Giàu đãtừng nhắc lại!

Sau hơn 2 năm hoạt động, Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học đang cóchiều hướng tiến triển, thì chướng duyên xảy đến. Biết không thểởlại chùa Linh Sơn hành đạo, ngài cùng Tổ Huệ Quang đãlui về TràVinh đểtiếp tục độtăng.

Không nản lòng hay bỏcuộc trước nghịch cảnh, khi vềTràVinh, ngài vàthiền sư HuệQuang họp cùng chư thiền đức đãxúc tiến lập Liên đoàn Phật học xã, nhằm đào tạo tăng tài cho nền Phật giáo ởNam Kỳ. Đây chính lànhững nỗlực sau cùng của Hòa thượng Khánh Hòa trong chặng cuối của đời tu, trên con đường Phật sự.

Liên đoàn Phật học xã như một Phật học đường lưu động, mỗi địa điểm dừng chân 3 tháng, một hình thức đối phó với hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn lúc bấy giờ, vì hầu hết các chùa đều không đủ khả năng nuôi dưỡng giáo sư và học tăng quá ba tháng. Ban giảng huấn của Liên đoàn Phật học xã gồm những tôn đức uyên thâm Phật học, ngoài việc giảng dạy, các giảng viên còn nghiên cứu Tục Tạng Kinh vàĐại Tạng Kinh đểtiếp tục diễn dịch vàxuất bản các tạng kinh sang chữquốc ngữ.

Liên đoàn Phật học xã, sau khi thành hình đã tiến hành mởcác khóa học lưu động ởnhiều nơi, từ chùa Long Hòa (quận Tiểu Cần, Vĩnh Bình), Chùa Thiên Phước (Trà Ôn, Vĩnh Long) đến Chùa Viên Giác (Bến Tre). Tuy nhiên, hình thức giáo dục lưu động cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thời buổi mà phương tiện đi lại của xã hội còn nghèo nàn và lạc hậu, chủ yếu chỉ có xe ngựa là phương tiện chính. Sau khóa thứ ba tại chùa Viên Giác (Bến Tre), Phật học đường lưu động bị tan rã, vì không có chùa nào cùng một lúc đủ sức cưu mang nhiều tăng sĩ trong vòng 3 tháng. Cuối cùng, các vị Khánh Hòa, Huệ Quang, Khánh Anh và Pháp Hải, hợp tác với một số cư sĩ tại Trà Vinh, thành lập Lưỡng Xuyên Phật học Hội vàLưỡng Xuyên Phật học đường, văn phòng của Hội đặt tại chùa Long Phước (TràVinh) để làm nơi hành đạo vàbảo trợ Phật học đường.

Năm 1934, Lưỡng Xuyên Phật học đường khai giảng khóa thứnhất. Cũng chính tại Phật học đường này, sau nhiều khóa học đã đào tạo được khánhiều tăng tài, sau này nhiều vịhọc viên đãtrởthành những tríthức tinh hoa của Phật giáo Việt Nam, như: Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, Thích Hành Trụ, Thích Chí Quang, Thích Hiển Thụy, Thích Hiển Không, Thích Quảng Liên, Thích Chánh Quang... Tuy vậy, đến năm 1942, trường cũng đóng cửa vì thiếu tài chính và một số học tăng được gởi ra học tại Phật học đường ở Huế. Một số khác đi các tỉnh để mở những lớp tiểu học cho tăng ni, như: Giác Tâm ở Sa Đéc, Chí Thiện tại Phú Nhuận và Bửu Ngọc tại Kế Sách. Đến đầu năm 1946, khi thực dân Pháp quay lại tái chiếm Nam Kỳ, chùa Long Phước bịgiặc thiêu rụi, từđóLưỡng Xuyên Phật học đường mới chấm dứt hoạt động.

Với những kiến thức Phật pháp cao thâm sau quátrình tu học vànghiên cứu các tạng kinh điển, ngoài việc giảng dạy ởLưỡng Xuyên Phật học đường, Hòa thượng Khánh Hòa còn tham gia truyền pháp ởcác khóa hoằng pháp khắp Nam Kỳ. Chùa Tuyên Linh (Bến Tre) cũng là một đạo tràng có uy tín, do ngài chủ trì truyền thụPhật pháp cho chư tăng vàPhật tửtrong vùng đến đây học đạo.

Cóthểnói, sựra đời của Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học vào đầu năm 1931, do Hòa thượng Khánh Hòa khởi xướng cómột tác động vàảnh hưởng thật sâu sắc đến nền Phật giáo Việt Nam. Từđó, lýtưởng chấn hưng Phật giáo đãnhanh chóng lan truyền đến các vùng miền trên cảnước.

Tại Trung kỳ, năm 1932, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường tại chùa Trúc Lâm và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật học. Hội đãquy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội trưởng. Hội ra tạp chí Phật học Viên âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám... đã thành lập Trường An Nam Phật học, trong đó có mở cấp Đại học vềPhật giáo. Đặc biệt, Hội An Nam Phật học đã phát động phong trào “Chỉnh lý tăng già” đểgạn lọc những thành phần tha hóa ra khỏi giới tăng ni. Chính nhờ những nỗlực này, nên Phật giáo Trung kỳ đã dần khởi sắc vàgiữmột vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

ỞBắc Kỳ, vào tháng 11 năm 1934, các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội, như: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… đãthành lập Bắc Kỳ Phật giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền gia Pháp chủ. Hội cũng đãcho ra đời tạp chí Đuốc tuệ vào tháng 12 năm 1935. Mừng thay, tạp chíĐuốc tuệ đãcósức ảnh hưởng mạnh mẽ khắp miền Bắc.

Đánh giávềcông cuộc chấn hưng Phật giáo vào đầu thếkỷXX, trong sách “Phật gio Việt Nam sửluận”, tác giảNguyễn Lang đãviết: “…Hội Nam kỳ Nghiên Cứu Phật Học như một ngn đuốc sng soi đường, mởra một thời kmới cho nền Phật gio Việt Nam… Đặc tính của 3 Hội Phật học tại 3 miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Giai đon 1925– 1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học ở 3 miền đã làm đúng chức năng và vai trò lịch sửcủa mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát vhbi, cc Hội chấn hưng đđưa nền Phật học và Phật Giáo Việt Nam sang trang sửmới, pht triển cao hơn với tiền đồtươi sng hẳn…”2.

Năm 1945, do sức khoẻ có phần suy giảm, Hòa thượng Khánh Hòa tạm lui về chùa Vĩnh Bửu (Mỏ Cày – Bến Tre) để chuyên tu vàtịnh dưỡng. Nhưng tại nơi này, ngài vẫn chưa đành lòng ngơi nghỉ, nên đãtiếp tục mởtrường chuyên tu cho Ni giới. Trong sốnhững Ni sư tốt nghiệp tại trường này có Diệu Ninh (tức Ni sư Vĩnh Bửu), sau là trởthành người Quản lý trụ sở Ni bộ - chùa Từ Nghiêm – Chợ Lớn.

Đầu năm 1947, khi sức khỏe của Hòa thượng Khánh Hòa suy yếu dần, các môn đệđãđưa ngài vềchùa Tuyên Linh an dưỡng. Trước khi lâm chung, chính tay ngài đãviếtnhững dòng di chúc, như một thông điệp đầy lắng đọng:

Phật giáo đang hồi suy vi, nước nhà đang lâm vào cảnh loạn ly, mà tôi không làm được việc gì, nên sau khi tịch rồi, chỉ tẩn liệm tôi với bộ y hậu vải thường, không nên dùng gấm lụa, đừng làm long vị sơn son thếp vàng, vì cần phải tiết kiệm để bố thí cho người nghèo. Còn ngôi chùa tôi khai sáng thì phải giao cho thầy Tỳ kheo đủ tài đức, giới hạnh tinh nghiêm, trụ trì kế nghiệp. Bao nhiêu tài sản của chùa, phải đem ra nuôi chúng tăng tu học, không được dành làm của riêng. Đệtử nào không y theo lời di chúc, thì không phải là môn đồ của Phật giáo”.

Hòa thượng Khánh Hòa viên tịch vào ngày 19 tháng 6 năm Đinh Hợi (1947), tại chùa Tuyên Linh. Năm ấy, ngài vừa tròn 70 tuổi đời và40 tuổi đạo. Tưởng nhớHòa thượng Khánh Hòa, các cao tăng trong Lưỡng Xuyên Phật học Hội đãthành kính tặng ngài câu liễn đối:

Khánh minh Phật sắc, bảy mươi xuân dép cỏ, lòng son sờn tuế nguyệt.

Hòa quang tiếp độ, bốn mươi Hạ bồ đoàn, hạnh giải chấn thanh phong.

Thật khómànói hết những công đức lớn lao của Hòa thượng Khánh Hòa với đạo pháp, với đời. Nhưng qua hành trạng của ngài, chúng ta cóthểcảm nhận vàkhẳng định rằng Hòa thượng Khánh Hòa chính làlinh hồn của công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời kỳhiện đại. Ngài đãsuốt đời phấn đấu, không nềgian lao, chẳng từkhónhọc, luôn tận tụy, hy sinh vì Tam Bảo, vìđạo pháp, vì sựhưng thịnh của nền Phật giáo Việt Nam. Tư tưởng chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Khánh Hòa đã– đang và sẽ mãi mãi là kim chỉnam cho nền Phật giáo Việt Nam trên mọi cung đường tu học, phát triển, đểđi cùng dân tộc.

 


* Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá tỉnh Bến Tre.

1. Thanh Quang, Hiện trạng Phật giáo ở xứ ta, Đuốc tuệ cơ quan hoằng pháp của Hội Phật giáo Bắc Kỳ, số 178-179 ra 15/4 và 1/5 năm 1942.

Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Nxb Chính trịQuốc gia, 1996.

2. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, Nxb Văn học, 1994.

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 10
    • Số lượt truy cập : 6115113