Thông tin

LỜI MỞ ĐẦU

CỦA TỔNG THƯ KÝ HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

 

DƯƠNG TRUNG QUỐC

 

Thưa các cụ, các ông, các bà, các anh chị em.

Thưa các vị đại biểu.

Hôm nay, tạp chí Xưa và nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và tạp chí Tia sáng của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường kết hợp tổ chức cuộc Sinh hoạt Lịch sử Tưởng niệm 100 năm sinh một nhà văn hoá lớn của nước ta, đó là cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha.

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha là con người sống trọn vẹn nửa đầu của thế kỷ thứ XX, một thế kỷ đầy biến động, đầy thử thách nhưng cũng đầy thành công trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng nền văn hiến của dân tộc Việt Nam.

Kỷ niệm 100 năm sinh của Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, chúng ta có mặt ở đây để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và sự tôn vinh đối với những người có phẩm cách và có những đóng góp cho nền văn hoá dân tộc.

Ban Tổ chức chúng tôi rất vui mừng nhận thấy sự có mặt rất đông đảo nhiều thế hệ đã gắn bó với Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, những người ruột thịt trong gia đình cũng như các học trò của cụ.

Rất nhiều vị quan khách có mặt ở đây mà chúng tôi có thể không nhắc được hết tên. Vì vậy, cho phép tôi xin được giới thiệu một số vị có thể coi như là đại diện chung của chúng ta.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Hoà thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam,

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu giáo sư, nhà giáo nhân dân, anh hùng lao động Vũ Khiêu,

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu giáo sư, nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội KHLSVN,

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nhà sử học và nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi,

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đại tá Trần Việt Quang, người đã theo cụ Thiều Chửu trong cả cuộc đời mình và trở thành người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam,

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu sư bà Thích Đàm Ánh, trụ trì chùa Phụng Thánh, Khâm Thiên, Hà Nội, đệ tử gần gũi của Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha và đã có nhiều đóng góp cho buổi Sinh hoạt Lịch sử hôm nay.

Chúng tôi nhận thấy sự có mặt của đông đảo các Tăng Ni và Phật tử; sự có mặt của đông đảo giới nghiên cứu các ngành khoa học xã hội nhân văn, trong đó có nhiều đồng nghiệp đáng kính của chúng tôi. Chúng tôi cũng nhận thấy sự có mặt của nhiều thân thích, hậu duệ của Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha và những người ngưỡng mộ nhà văn hoá mà hôm nay chúng ta tưởng niệm.

Chúng tôi có nhận được một lẵng hoa gửi đến Lễ tưởng niệm hôm nay của dòng họ Nguyễn Đông Tác.

...... (đọc tiểu sử của Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, như đã in trong phần đầu tài liệu này).

..... Ngày hôm nay, chúng ta tổ chức tưởng niệm Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha một tháng trước ngày giỗ của cụ (13.7.1954). Hôm nay cũng là Ngày Nhà Báo Việt Nam, chúng ta nhân đây cũng tưởng niệm Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, một nhà báo, nguyên trưởng ban biên tập báo Đuốc Tuệ của Hội Phật giáo Việt Nam, xuất bản những năm 30 - 40 thế kỷ XX.

Để chuẩn bị cho cuộc Sinh hoạt Lịch sử này, Ban Tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các nhà nghiên cứu và của các vị Tăng Ni, Phật tử. Các vị đã đóng góp những hiểu biết của mình, thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha. Cho đến hôm nay, chúng tôi đã nhận được hơn hai chục bài tham luận của các tác giả. Đó là các bài sau đây (đọc tên các bài có đăng trong Tài liệu này).

Một số các bài nói trên chúng tôi đã đăng trên Tạp chí Xưa và Nay, và tạp chí Tia Sáng, là 2 trong số các ấn phẩm được gửi biếu các vị đại biểu dự cuộc Sinh hoạt lịch sử này, để ghi nhận tấm lòng của thế hệ chúng ta đối với Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha nhân kỷ niệm 100 năm sinh của cụ.

Chắc chắn thời gian buổi Sinh hoạt lịch sử sáng nay sẽ không thể cho phép chúng ta nghe hết tất cả các bài viết kể trên. Chúng tôi thành thật xin lỗi các tác giả và các đại biểu về việc có một số bài tham luận chưa thể được đọc trong buổi Sinh hoạt lịch sử hôm nay.

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 79
    • Số lượt truy cập : 6951920