Thông tin

LUẬN BÀN CHUYỆN CON NGƯỜI VÀ NHẬN THỨC QUANH TA (tt)

LUẬN BÀN CHUYỆN CON NGƯỜI

VÀ NHẬN THỨC QUANH TA (tt)

 

TRẦN TAM NGUYÊN

 

 

Sự tự do. Tư tưởng mạnh mẽ và hãnh diện đắc thắng trong không gian và thời gian, con người được tự do hay tin tưởng được tự do. Giống như tư tưởng, sự tự do là sở hữu riêng tư của con người sơ khai được kéo lên hàng chủ tể thế giới. Vô tư, câm lặng, không cử động, nguyên liệu không có sự lựa chọn nào khác, nó là thế đó, nó không bao giờ tự hài lòng lưu lại giống như chính nó. Nó lay động không ngừng, nó chuyển đổi, nó lưu lại chính nó và nó thay đổi. Có thực vật trong động vật, có động vật trong con người. Sự tự do của chúng ta được đóng khung bởi những đòi hỏi, những bắt buộc và những nguyên tắc đúng nhất, chẳng hạn như chúng ta không tự do từ chối được sinh ra hay thoát khỏi được sự chết, làm một người khác với chính mình, đi trở lại quá khứ, mang thời gian đi, đi ra khỏi lịch sử. Nhưng chúng ta tự do hành động hay không làm gì cả, tự do chọn lựa bên phải hay bên trái, nói có hay không, chấp nhận hay từ chối, tiên liệu và chuẩn bị tương lai. Trong thế giới bị kết án này và trong thời gian không thay thế được này, sự tự do của chúng ta gồm có việc chọn lựa giữa thiện và ác hay giữa sự xấu nhất và sự ít xấu mà nhiều khi thật tế nhị. Đó là những gì người nghiện rượu lựa chọn ngừng uống rượu hay người hút thuốc ngừng hút, người lính chấp nhận chết cho một nguyên nhân thề nguyền phải hơn kẻ thù, cũng như điều khiển quốc gia là chọn lựa giữa hai sự không thuận lợi, sống trước tiên cố gắng tránh sự xấu tồi tệ nhất và sự tồi tệ đó không phải luôn luôn là cái chết.

Sự sống. Thật là quen thuộc, huyền bí và khó khăn để định nghĩa sự sống. Nó là ngắn ngủi với những chiều dài, nó hiểm ác và vui sướng, dù biết bao đau đớn buồn thảm nó vẫn đẹp và hòa lẫn với hạnh phúc, nó đa dạng và không tiên liệu trước được. Đối với chúng ta không có gì khác ngoài cuộc đời, chúng ta cho nó tất cả và những gì chúng ta yêu mến là sự sống và nhiều khi cho sự sống trong tình yêu. Làm việc thì khó nhọc, chết chóc thì thật đau đớn, tàn bạo. Đi vào và đi ra khỏi thế giới này là một huyền bí, giữa hai việc này chúng ta gọi là cuộc đời, sự sống lại càng huyền bí hơn và nói cho cùng sự sống chẳng khác gì sự chết trong một tương lai gần hay xa hơn và không tiên liệu được.

Sự chết. Đây là mục tiêu và ngõ ra của tất cả cuộc đời. Chúng ta không biết gì sau khi chết, có lẽ chẳng có gì để mà biết. Điều lạ lùng trong sự chết là cái bức tường ngăn cản không vượt qua được ngăn cách với sự sống, dường như đó là một cố ý. Từ thuở xa xưa, bức tường này được dựng lên lúc đầu để ngăn cản sự hiểu biết nguồn gốc của chúng ta và trong tương lai một vài năm, vài tháng hay có thể vài ngày một bức tường được dựng lên vào lúc cuối cùng để ngăn cản việc hiểu biết số phận sau khi chết của chúng ta. Chúng ta không biết đến từ đâu, không biết đi đến đâu. Tất cả chúng ta đều là những kẻ lạc lõng.

Khoái lạc. Cuộc đời đầy những bất ngờ và gieo mầm sự khoái lạc, một loại mờ ảo, dữ dội thường khó chịu đựng được, nhưng nếu cuộc đời không có khoái lạc thì cũng khó chịu đựng được. Thời gian, tiền bạc, tình dục liên hệ đến khoái lạc, có những ngôi nhà khoái lạc, đồ vật khoái lạc, kỹ thuật khoái lạc. Khoái lạc phải thường kèm theo dục vọng vì nó là nguồn gốc hay hậu quả của khoái lạc

Hạnh phúc gần như không liên quan gì đến khoái lạc vì khoái lạc sôi nổi, náo động và nhanh chóng còn hạnh phúc thì lặng lẽ và có thể lâu dài.

Hạnh phúc là một bí ẩn. Con người đã đi tìm hạnh phúc từ khá lâu, hạnh phúc này đôi khi bị con người nghi ngờ về sự tồn tại, hiện hữu của nó! Lúc đó, con người quay trở lại cái nếp sống bình thường của ngày tháng, không hoàn toàn buồn bã mà cũng không hoàn toàn vui sướng. Cho đến một khi trực giác nhắc lại cho con người thấy sự tồn tại, hiện hữu tất nhiên của hạnh phúc trong đời sống như một vấn đề phải giải quyết, một bí mật thúc bách phải được làm sáng tỏ. Thật ra, chúng ta luôn luôn đi tìm hạnh phúc. Các triết gia đã làm từ hơn hai ngàn năm, tiêu đề đầu tiên của triết học là chủ nghĩa hạnh phúc. Mục tiêu của những người theo chủ nghĩa này là giúp đỡ cho nhân loại tiến đến gần một đời sống hạnh phúc hơn. Những nghệ sĩ cũng nói về hạnh phúc và về cái bóng không tách rời của nó là sự bất hạnh. Những thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ đã sáng tác ra những công trình có thể nhổ gốc hay làm cho nhẹ nhàng bớt những nước mắt, tạo tin tưởng và sự sung sướng. Những họa sĩ, với phương cách tế nhị, đã cho thấy có khả năng làm rung động chúng ta, làm thay đổi cách sống thường lệ và cái nhìn thông thường về sự thật và học hỏi những giây phút hạnh phúc, những cảm xúc bất hạnh. Để giải quyết cái bí mật của hạnh phúc, tranh họa có thể đối với chúng ta, như một người hướng dẫn, nói với chúng ta bằng những hình ảnh và những siêu hình vượt trên những chữ và sự phán đoán. Trong lịch sử rất ít người ngừng tin tưởng có một thiên đàng trên trái đất hay ở trên trời mà họa sĩ Vermeer đã cảm thấy trong con đường mờ tối đến thiên đàng này không đâu khác cả là chính bên trong ông ta…

Một buổi sớm mai, hạnh phúc được sinh nở mạnh mẽ và mỏng manh như cuộc đời. Các triết gia thời cổ đã hiểu được rằng có hiện hữu một mối dây liên hệ giữa hạnh phúc và thiên nhiên, nên con người luôn tưởng tượng thiên đàng là một khu vườn chứ không phải là một lâu đài.

Vẻ đẹp là một bí mật ở giữa ánh sáng. Vẻ đẹp là một bí mật nhảy múa và ca hát trong thời gian và mãi mãi vượt lên trên thời gian ngàn xưa. Vẻ đẹp không thể hiểu được, người ta đã cố gắng giải nghĩa nó nhưng thường là vô hiệu. Người ta dùng văn hóa, những con số, những máy móc, sự cân đối và không cân đối, những ảnh hưởng, những phản chiếu, những kỷ niệm, những bất ngờ, những sự ngẫu nhiên và sự cần thiết, để giải thích nhưng tất cả đều vô hiệu. Tại sao một ngôi đền, một bản nhạc, một con người, một cuốn sách lại đẹp? Cây hoa hồng, không hỏi tại sao nó nở hoa mà bởi vì nó nở hoa.

Vẻ đẹp ở bên trong chúng ta, ở trong mắt của những ai nhìn nó, ở trong tai của những ai nghe nó như là đối tượng tôn thờ. Giữa nó và chúng ta có những liên hệ mờ ảo và những tường trình bí mật. Vẻ đẹp thường không đợi chờ, không gây công phẫn hay tai tiếng, nó đến từ chỗ hư vô, đánh vào con tim chúng ta thật thô bạo, luôn mới mẽ và lặp đi lặp lại, nó liên hệ đến tình yêu, và hứa hẹn hạnh phúc. Ngoài ra, nó còn là một nỗi nhớ tiếc. Nó thay đổi theo những văn hóa, cải tiến theo những thời kỳ, biến trạng tùy theo mỗi cá nhân và không bao giờ ngừng lại để làm một hình thức mới. Nó biến mất và tái sinh.

Vẻ đẹp là một bí mật mà mọi người đều biết. Nó ở rất xa để được tìm kiếm và tôn thờ mà không dành chỗ trước. Một phần nghệ thuật tân thời chế giễu vẻ đẹp vì cho là tự khoe, nên vì lý do này hay lý do khác đã bỏ quên và nghi ngờ vẻ đẹp. Những người điên, những người ngây ngô, những người đang yêu, những thi sĩ chậm tiến, những nhà toán học... đều vun xới và sùng bái vẻ đẹp. Nó là niềm hy vọng và cho sự thèm muốn sống. Các thánh thần, lòng tử tế luôn luôn đẹp. Chân lý có thể hơi buồn nhưng luôn luôn đẹp.

(Còn tiếp)

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 33
    • Số lượt truy cập : 6919964