NỀN TẢNG Ý THỨC ĐỂ LUYỆN TẬP BỒ ĐỀ TÂM
PHẦN II
NỀN TẢNG Ý THỨC ĐỂ LUYỆN TẬP BỒ ĐỀ TÂM
MINH HIỀN – MINH BẢN
Trước khi đi sâu vào những luyện tập Bồ đề tâm, chúng ta cần phải có những ý niệm căn bản trong tâm thức để thực hành luyện tập này.
1- Giá trị lớn lao đời người của chúng ta
Sự hiểu biết giá trị lớn lao đời người nhằm mục đích khích lệ chúng ta rút ra được lợi ích một cách đầy đủ đời người của chúng ta mà không phí phạm trong những hoạt động thiếu ý nghĩa. Đời người của chúng ta thật là quý giá và đầy ý nghĩa, nhưng duy chỉ nếu chúng ta sử dụng nó để đạt được sự giải thoát vĩnh cửu và hạnh phúc tối thượng của sự giác ngộ. Chúng ta cần tự khuyến khích để hoàn thành ý nghĩa thật sự đời người của chúng ta bằng cách thấu hiểu và suy ngẫm sự giải thích sau đây:
Nhiều người nghĩ rằng sự phát triển vật chất là ý nghĩa thật sự của đời người. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng trong thế giới này, bất cứ những tiến bộ vật chất mà chúng ta thực hiện được cũng không bao giờ giảm bớt sự đau khổ và những vấn đề của con người, ngược lại chúng còn thường gây ra một sự tăng trưởng cho sự đau khổ và cho những vấn đề. Kết quả là sự phát triển vật chất không phải là ý nghĩa thật sự của đời người. Điều quan trọng là phải biết rằng hiện tại chúng ta đang có được, chỉ trong một chút rất ít thời gian, thế giới của loài người bắt đầu từ những tiền kiếp của chúng ta và chúng ta có thể đạt đến được hạnh phúc tối thượng của sự giác ngộ bằng cách thực hành Phật pháp. Chúng ta có cái cơ hội hi hữu và bất thường này. Bằng sự đạt đến giác ngộ, chúng ta sẽ chuẩn nhận những ước mong của chúng ta và sẽ có thể chuẩn nhận cho những ước mong của tất cả những chúng sinh khác. Chúng ta sẽ được giải thoát một cách vĩnh viễn những đau khổ của cuộc đời này và vô số những cuộc đời tương lai của chúng ta và có thể giúp đỡ trực tiếp cho mỗi chúng sinh trong mỗi ngày, không ngoại trừ ai cả. Như thế hoàn thành sự giác ngộ là ý
nghĩa thật sự của đời người.
Giác ngộ là ánh sáng bên trong của sự thông thái, khôn ngoan được giải thoát một cách vĩnh viễn tất cả những xuất hiện giả tạo và trong đó vai trò của nó là mang lại sự an bình tâm thức hằng ngày của mỗi chúng sinh. Thực tại, chúng ta đang đóng vai trò một sự tái sinh con người và có thể đạt đến được sự giác ngộ bằng cách thực hành Phật pháp. Không có gì mất mát to lớn hơn, không gì điên khùng, ngu ngốc lớn hơn là để lãng phí cơ hội quí giá này trong những sinh hoạt vô ý nghĩa. Như thế, sẽ thật rất khó khăn tìm thấy lại trong tương lai một cơ hội thật quí giá như thế. Trong một tạng kinh đức Phật đã đưa ra hình ảnh sự kiện này bằng cách phân tích như sau: Ngài yêu cầu các Phật tử hãy tưởng tượng một đại dương rộng lớn và sâu thẳm, một bộng gỗ tròn nổi bồng bềnh trên mặt nước và phía dưới sâu một con rùa đui mắt đang sống ở đó, nó chỉ trồi lên mặt nước mỗi một nghìn năm. Vậy bao nhiêu lần con rùa này chui đầu được vào chiếc bộng gỗ tròn? Ngài A-nan, đệ tử của Phật, trả lời rằng chuyện đó cực kỳ hiếm hoi.
Trong bối cảnh này, đại dương sâu rộng mênh mông tượng trưng cho luân hồi sinh tử, cho chu kỳ những cuộc đời ô trọc, dơ bẩn mà chúng ta biết được từ lúc thời gian chưa bắt đầu, đời này sang đời khác một cách liên tục. Chiếc bộng gỗ tròn kia biểu tượng cho Phật pháp và chúng ta là con rùa đui mù. Chúng ta không có thể chất là con rùa nhưng tâm thần thì không có sự khác biệt lớn lao gì mấy. Về thể chất, mắt chúng ta không mù nhưng con mắt thông thái khôn ngoan của chúng ta thì đui mù. Chúng ta đã trải qua vô số đời trước đây ở nơi sâu thẳm rộng bao la của đại dương luân hồi sinh tử, trong dưới ba tầng thấp hơn súc vật, của những tinh thần bị thiêu rụi và của địa ngục, và bây giờ được trồi lên mặt phẳng nhân danh là con người, một lần trong một ngàn năm. Ngay cả sau khi đã đạt được trong một chốc lát, rất ít thời gian ở trên mặt đại dương của luân hồi sinh tử nhân danh là con người, còn thật là hiếm hoi gặp được bộng gỗ tròn Phật pháp. Như thế, đại dương luân hồi sinh tử cực kỳ rộng lớn và chiếc bộng gỗ tròn Phật pháp, không phải ở lại một chỗ duy nhất mà nó di chuyển và trong khi đó đôi mắt thông thái của chúng ta vẫn bị đui mù. Đó là tại sao đức Phật đã nói với chúng ta rằng trong tương lai sẽ cực kỳ hiếm hoi gặp được một lần Phật pháp nữa, ngay cả chúng ta có được một sự tái sinh làm con người. Gặp được Phật pháp còn hiếm hoi hơn chuyện đó nữa. Chúng ta có thể thấy rằng trong thế giới này, phần lớn con người đã không được gặp Phật pháp ngay sau khi đạt được một thời gian ngắn ngủi là trạng thái con người này, đang ngự trên đại dương luân hồi sinh tử. Đó bởi vì đôi mắt thông thái của con người không được mở ra.
Gặp gỡ Phật pháp nghĩa là gì? Đó có nghĩa là đi vào trong Phật giáo bằng cách tìm kiếm một cách nghiêm túc chỗ trú ngụ trong Phật, trong Pháp và trong Tăng và cũng để thấy sự có thể đi vào và tiến triển trên con đường giác ngộ. Không gặp được Phật pháp thì chúng ta không thể làm được điều đó và cũng không thể đến được hạnh phúc thanh khiết và vĩnh cửu của sự giác ngộ, ý nghĩa thật sự của đời người. Cuối cùng chúng ta nghĩ đến: “Hiện giờ, tôi đã đạt đến được thế giới con người trong một thời gian ngắn ngủi và tôi có khả năng đạt đến sự giải thoát vĩnh viễn sự đau khổ và hạnh phúc tối thượng của giác ngộ bằng cách đem thực hành Phật pháp. Đối với tôi không mất mát lớn lao gì cả, cũng không điên khùng lớn lao hơn để phí phạm cơ hội quí giá này trong những hoạt động không có ý nghĩa”.
Với ý nghĩ này, chúng ta lấy quyết định một cách chắc chắn thực hành Phật pháp, ngay từ bây giờ, cho đến khi chúng ta có khả năng và đặc biệt là những chỉ dẫn của đức Phật trên sự từ bỏ, trên đại từ bi và trên cái nhìn sâu thẳm của trạng thái trống không mọi sự vật. Chúng ta thiền định tiếp theo trên sự quyết định này mãi mãi và mãi mãi. Chúng ta thực hành sự tham thiền và thiền định này mỗi ngày trong nhiều lần. Chúng ta tự khích lệ bằng cách đặt tất cả ý nghĩa của nó đối với đời người của chúng ta.
Thật cần thiết phải tự hỏi những gì chúng ta chú trọng nhất, mong muốn nhất, mục tiêu gì trong những cố gắng của chúng ta và những gì chúng ta mơ ước. Đối với một số người thì đó là sở hữu chủ vật chất như một ngôi nhà to lớn với những tiện nghi tân thời, một chiếc xe hơi thể thao hay một công việc lương bổng thật cao. Đối với một số người khác thì đó là sự nổi tiếng, sự sang trọng, quyền thế, những cảm xúc mạnh hay sự phiêu lưu. Còn một số đông thì cố gắng tìm ra ý nghĩa của cuộc đời trong những liên hệ gia đình và trong nhóm bạn bè. Tất cả những thứ này có thể đem lại một cách giả tạo hạnh phúc trong một thời gian nào đó, nhưng chúng cũng có thể là nguyên nhân của một số lo âu và đau khổ. Những thứ đó sẽ không bao giờ cho chúng ta hạnh phúc hoàn toàn và lâu dài mà chúng ta mong mỏi tận đáy lòng. Những thứ đó sẽ làm cho chúng ta thất vọng chua chát vào lúc chúng ta chết nếu chúng ta cho đó là lý do chính đáng trong sự tồn tại của chúng ta, bởi vì chúng ta không thể mang chúng theo. Những sự hoàn thành bình thường đều không có bản chất và không có một kết thúc trong chính ta. Chúng không phải là ý nghĩa thật sự của đời người.
Nhờ vào đời người mà chúng ta có thể thực hành Phật pháp và đạt đến được sự an bình tối thượng và sự thường trực của tinh thần được gọi là niết bàn hay cũng là giác ngộ. Những hoàn thành này là ý nghĩa thật sự của đời người vì đó là những trạng thái của hạnh phúc cuối cùng và chúng không lường gạt. Tuy nhiên, sự mong muốn lợi dụng những thú vui của thế giới này quá mạnh mẽ đến nỗi chúng ta không còn thấy lợi ích gì hơn nữa, không một chút gì dành cho sự thực hành Phật pháp. Ở một quan điểm tâm linh, sự thiếu lợi ích dành cho thực hành Phật pháp là một loại lười biếng được gọi là lười biếng, thoái chuyển. Cánh cửa giải thoát sẽ đóng kín cho đến khi nào chúng ta còn giữ sự lười biếng đó và chúng ta cũng sẽ tiếp tục chịu những bất hạnh và những đau khổ trong cuộc đời này và trong vô số đời tương lai. Sự thiền định trên sự chết là một phương pháp cho phép chúng ta khuất phục sự lười biếng này, nó là vật cản trở chính yếu trong việc thực hành Phật pháp.
Chúng ta cần phải tham thiền và thiền định trên sự chết hơn nữa và hơn nữa cho đến khi có một nhận định sâu thẳm. Một cách rõ ràng chúng ta biết tất cả mọi người đều sẽ chết, nhưng sự nhận thức về sự chết của chúng ta nằm ở mức độ giả tạo. Sự hiểu biết sáng suốt về sự chết không đụng đến tâm của chúng ta và hậu quả là mỗi ngày chúng ta nghĩ “Tôi sẽ không chết vào hôm nay”. Ngay cả ngày chúng ta chết, chúng ta vẫn luôn luôn đang nghĩ những gì chúng ta sẽ làm trong ngày mai hay trong tuần tới. Tinh thần luôn nghĩ mỗi ngày “Tôi sẽ không chết vào hôm nay” là lừa đảo, là phỉnh phờ vì nó dẫn chúng ta trong một đường hướng sai lầm và làm trút bỏ hết ý nghĩa đời người của chúng ta. Ngược lại, trong khi thiền định trên sự chết, chúng ta sẽ thay thế từ từ cái ý nghĩ phỉnh gạt “Tôi sẽ không chết vào hôm nay” bởi ý nghĩ không lừa dối “Rất có thể rằng tôi sẽ chết vào hôm nay”. Tinh thần mỗi ngày nghĩ đến một cách tức thời “Rất có thể rằng tôi chết vào hôm nay” là sự nhận thức về sự chết. Nhận thức này loại bỏ một cách trực tiếp sự lười biếng, hệ phược và mở ra cánh cửa của con đường tâm linh, khích lệ chúng ta chuẩn bị sự sống tốt đẹp cho vô số cuộc đời tương lai, tạo ra những cố gắng nhằm cho chúng ta cam kết vào trong con đường giải thoát và giác ngộ. Bằng cách này, chúng ta sẽ cho nhiều ý nghĩa đối với đời người của chúng ta. Cho đến lúc này, chúng ta đã phí phạm vô số đời không có ý nghĩa trước đây của chúng ta. Trong những cuộc đời quá khứ, chúng ta đã gánh chịu những đau khổ và những đảo lộn tinh thần.
Sự chết của chúng ta nghĩa là gì?
Vào lúc chết, linh hồn phân ly một cách vĩnh viễn với thể xác. Thân xác chúng ta ở lại chỗ của cuộc đời này, nhưng linh hồn của chúng ta đi vào những nơi khác của những cuộc đời tương lai của chúng ta, tất cả giống như một con chim rời một tổ này để bay đến một tổ khác.
Có thể rằng chúng ta khó chịu khi nghe nói đến sự chết, nhưng sự kiện tham thiền về sự chết và thiền định trên đó là điều rất quan trọng cho hiệu quả thưc hành Phật pháp của chúng ta.
• Làm thế nào thiền định trên sự chết?
Trước tiên, chúng ta phải thực thi sự tham thiền như sau: «Chắn chắn rằng tôi sẽ chết. Không có phương tiện nào ngăn cản được thân xác của tôi không bị chấm dứt bởi sự già yếu được. Cuộc đời tôi trôi theo từng ngày, từng phút chốc, tôi không có một ý tưởng nào về việc khi nào tôi sẽ chết. Lúc nào chết hoàn toàn không chắc chắn. Nhiều người trẻ chết trước cha mẹ, có những đứa trẻ chết vào lúc mới sinh, không có gì chắc chắn ở thế giới này. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân chết sớm. Có nhiều người cẩn thận, đứng đắn và khỏe mạnh chết trong những tai nạn. Không có gì bảo đảm rằng tôi sẽ không chết vào hôm nay».
Sau khi đã tham thiền những điểm này nhiều lần, chúng ta lập lại trong đầu nhiều lần rằng «rất có thể tôi sẽ chết vào hôm nay, rất có thể tôi sẽ chết vào hôm nay» rồi chúng ta tập trung trên tình cảm do chuyện đó kích thích đưa đến. Chúng ta chuyển hóa tinh thần vào tình cảm này «Rất có thể tôi sẽ chết vào hôm nay» và lưu lại sự tập trung trên tình cảm này trong một điểm duy nhất càng lâu có thể được. Chúng ta thực hành sự thiền định này nhiều lần cho đến lúc mỗi ngày chúng ta nghĩ ngay đến «Rất có thể tôi sẽ chết vào hôm nay». Chúng ta kết thúc bằng kết luận rằng «Tôi dính chặt với những sự vật cuộc đời này không có một ý nghĩa nào cả, bởi vì tôi sắp phải rời bỏ thế giới này. Bắt đầu từ bây giờ, tôi sẽ hy sinh cuộc đời để thực hành Phật pháp với sự nghiêm túc và thanh khiết». Rồi chúng ta giữ lấy quyết định này suốt ngày đêm.
• Những nguy hiểm của một sự tái sinh thấp kém
Giải thích này nhằm mục đích khuyến khích chúng ta sắp đặt một sự bảo vệ chống lại những nguy hiểm của một sự tái sinh thấp kém. Nếu chúng ta không làm điều đó ngay bây giờ, trong khi chúng ta vui sống một đời người với những tự do và những xoay chuyển thì sẽ quá chậm khi mà chúng ta sẽ bị một trong ba lần tái sinh ở tầng lớp thấp kém hơn.
• Làm thế nào thiền định trên những nguy hiểm của một sự tái sinh thấp kém?
Trước tiên, chúng ta phải thực thi sự tham thiền như sau: «Một ngọn đèn dầu bị tắt khi không còn dầu nữa, bởi vì ngọn đèn được cháy lên bắt đầu từ dầu. Nhưng khi thể xác chúng ta chết, ý thức hay tinh thần hay linh hồn của chúng ta không chết, bởi vì linh hồn của chúng ta không được tạo ra bắt đầu từ thể xác. Khi chúng ta chết, linh hồn phải rời bỏ thể xác hiện tại, chỉ là một nơi trú ngụ tạm thời và tìm thấy một thân xác khác, giống như một con chim rời bỏ tổ này để bay đến một tổ khác. Tinh thần của chúng ta không có được sự tự do lưu lại cũng không có sự chọn lựa nơi đến. Chúng ta được thúc đẩy đi về nơi tái sinh kế tiếp bởi những ngọn gió nghiệp định của chúng ta. Nếu nghiệp định chín muồi khi chúng ta chết là xấu, là tiêu cực thì chắc rằng chúng ta sẽ tái sinh trong một tầng lớp thấp kém. Những tiềm năng tiêu cực của những hành động trú ngụ trong tâm linh bổn thể nguyên gốc hay tâm linh hằng biến thiên hay tâm linh không thời gian của chúng ta, ít nhất đã được thanh lọc bởi sự thực hành một sự cầu nguyện đứng đắn và bất cứ một tiềm năng nào đó có thể chín mùi vào lúc chúng ta chết. Ý thức về điều đó chúng ta tự hỏi «nếu tôi chết ngày hôm nay thì ngày mai tôi sẽ ở đâu? Rất có thể tôi sẽ ở trong tầng lớp những súc vật, ở giữa những tinh thần đói khát hay ở địa ngục. Nếu hôm nay có vài người đối xử với tôi như quân ngu ngốc thì tôi rất khó chịu đựng được. Nhưng tôi sẽ làm gì nếu tôi thật sự trở thành một con lừa, một con heo hay một con cá làm đồ ăn cho con người?».
2. Tìm kiếm nơi trú ngụ
Trong bối cảnh này, tìm kiếm nơi trú ngụ có nghĩa là tìm kiếm nơi trú ngụ trong Phật, Pháp, Tăng. Sự thực hành này có mục đích bảo vệ chúng ta một cách vĩnh viễn tránh sự tái sinh thấp kém. Hiện tại, chúng ta là những con người, như thế đã thoát được một sự tái sinh mệnh danh là thú vật, tinh thần đói khát hay ở địa ngục, nhưng tình trạng này chỉ tạm bợ. Chúng ta giống như là một tù nhân được phép ở lại nhà trong một tuần lễ, nhưng tiếp theo phải quay trở lại chỗ ngục tù. Chúng ta cần phải giải thoát một cách vĩnh viễn những đau khổ của cuộc đời này và vô số những cuộc đời tương lai. Để hoàn thành điều đó, trước tiên chúng ta cần phải đi vào và tiến tới trên con đường Phật tử giác ngộ, để đi đến cho hết kỳ hẹn. Điều đó phụ thuộc vào chuyến đi trong Phật giáo.
Tìm kiếm nơi trú ngụ là thực hành cho phép chúng ta vào trong Phật giáo. Để cho sự thực hành được có phẩm chất, chúng ta nhìn thấy hình ảnh đức Phật trước mặt và niệm hay hứa hẹn bằng tâm linh tìm nơi trú ngụ trong Phật, Pháp và Tăng trong suốt cuộc đời của chúng ta. Sự hứa hẹn này là sự ước muốn có nơi trú ngụ. Đó là cửa ngõ đi vào trong Phật giáo. Cho đến khi nào còn giữ lời hứa đó thì chúng ta ở bên trong Phật giáo, nhưng nếu chúng ta cắt đứt lời hứa đó thì chúng ta ở bên ngoài Phật giáo. Đi vào và lưu lại bên trong Phật giáo là chúng ta có thể đi vào và tiến tới trên con đường Phật tử giải thoát và giác ngộ và đưa đến kết thúc hạn kỳ.
Điều quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ lời hứa tìm kiếm nơi trú ngụ trong Phật, Pháp và Tăng trong suốt cuộc đời của chúng ta. Tìm nơi trú ngụ trong Phật, Pháp, Tăng có nghĩa là làm những cố gắng để nhận ân huệ của Phật, để đặt Phật pháp vào thực hành và để nhận sự giúp đỡ của Tăng. Đó là ba cam kết chính yếu của ước muốn nơi trú ngụ. Trong khi giữ gìn và thực hành nghiêm túc ba cam kết chính yếu của nơi trú ngụ này, thì chúng ta có thể đạt đến được mục tiêu cuối cùng.
• Làm thế nào thiền định trên sự tìm kiếm nơi trú ngụ?
Trước tiên, chúng ta tham thiền những điều như sau: «Tôi muốn tự bảo vệ và giải thoát một cách vĩnh viễn những đau khổ của cuộc đời này và vô số những cuộc đời tương lai của tôi. Tôi muốn hoàn thành điều đó duy chỉ nhận những ân huệ của Phật, đặt Pháp vào thực hành và nhận sự giúp đỡ của Tăng, những người bạn tâm linh tối thượng».
Tin tức khác
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 20 – THÁNG 4 NĂM 2017 (PL. 2560)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 19 – THÁNG 1 NĂM 2017 (PL. 2560)
- ĐÓN XEM TỪ QUANG TẬP 19
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 18 – THÁNG 10 NĂM 2016 (PL. 2560)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 17 – THÁNG 7 NĂM 2016 (PL. 2560)
- TỪ QUANG TẬP 16 – THÁNG 4 NĂM 2016 (PL. 2560)
Bình luận bài viết