Thông tin

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Chi

Chi

 

- Minh Chi (1921 -2006), Cư sĩ NNC Phật học, Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành: Kinh tế học, pháp danh Tâm Thông, bút danh: Minh Chi, ông tên thật là Đinh Văn Vinh, giáo sư viện Triết học- Hà Nội, Phó Viện trưởng viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, giảng viên học viện PGVN tại TP Hồ Chí Minh, nguyên quán Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trú tại TP Hồ Chí Minh. Các tác phẩm liên quan đến Phật giáo: 1. Đại cương triết học phương Đông Minh Chi, Hà Thúc Minh (1993). Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản. 2. Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, 2003. 3. Nhân Minh học Phật giáo, Viện NCPH Việt Nam, Nxb Tôn giáo, 2005. 4. Thuyết Bốn đế. 5. Các vấn đề Phật học, 6. Tôn giáo và tôn giáo học, (tập thể tác giả). 7. Thiền học đời Trần (tập thể tác giả). 8. Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát triển (tập thể tác giả). 9. Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1988, (tập thể tác giả) - theo NNC Nguyễn Đại Đồng sưu khảo.

- Thích Hoằng Chí (1955 -2017), Thượng tọa, dịch giả, sinh năm 1955, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 42, thế danh Nguyễn Anh Tâm, đệ tử của HT Thích Trí Tịnh, pháp danh Lệ Tâm, pháp tự Hoằng Chí, pháp hiệu Hân Tâm. Thượng tọa theo học Luật với HT Bình Minh - chùa Hòa Bình, học Nho văn với HT Tuệ Đăng - chùa Kim Cương và củ nhân Hán Nôm đại học Sư Phạm - Sài Gòn. Năm 2013, trụ trì chùa Vạn Thành - Lấp Vò - Đồng Tháp, trú xứ và tri khách chùa Vạn Đức - Thủ Đức, tác phẩm: Những chuyện niệm Phật cảm ứng mắt thấy tai nghe; Sơ cơ Tịnh nghiệp Chỉ nam (đồng biên soạn), nguyên quán Lấp Vò - Đồng Tháp, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Lê Phước Chí (? - ?), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời 42, pháp hiệu Phước Chí, ngài là bào đệ của HT Lê Phước Bình, tức HT Thích Hành Trụ. HT vào Nam hành đạo, khai sơn Chùa Thiên Thới - xã Thới An Hội- huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng, trụ trì chùa Thiên Phước - xã Xuân Hòa - huyện kế Sách - Sóc Trăng. Năm 1936, hưởng ứng phong trào CHPG, ngài thành lập hội Phật Giáo Tương Tế, xuất bản tạp chí Bồ Đề Phật học. Ngài nguyên quán Sông Cầu - Phú Yên, trú quán Sóc Trăng - theo Biên niên sử PG Sài Gòn Gia Định.

- Thích Ngộ Chí (1856 -1935) Hòa thượng, pháp hiệu Phổ Trí, tục danh Nguyễn Tám Văn Nghi, sinh quán huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1886, khai sơn Đằng Long tự (Long Sơn Tự), Nha Trang. Năm 1936, theo di nguyện của ngài, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật Học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa - theo Thích Vân Phong sưu khảo.

- Thích Thiền Chí (1910 -1975), pháp danh Nhật Kỉnh, tục danh Nguyễn Văn Nghiêm, sinh quán tại làng Tân Bình Đông, Chợ Mới, An Giang, (Nay thuộc xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Trụ trì đời thứ hai Phước Ân Cổ tự, rạch Cai Bường, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Trụ trì đời thứ ba tổ Đình Khải Phước nguyên, xã Bình Thành, Lấp Vò, Đồng Tháp. Vị Danh tăng nổi tiếng viết chữ đẹp (chữ Hán Nôm), chuyên Thư ký các Đại giới đàn, nổi tiếng xem mạch bốc thuốc Đông y, nổi tiếng bói quẻ Dịch. Đương thời, danh nhân Nguyễn Hiến Lê đến cầu học bói quẻ Dịch (tục gọi là Thủ tọa Cai Bường - Giáo thọ Cai Bường). Suốt đời ngài luôn thiểu dục tri túc, ăn, mặc, ở thật đơn giản nhưng sự uy nghiêm và từ tốn của ngài khiến giới quan chức trong vùng và bá tánh bổn đạo rất kính tin ngưỡng mộ đạo phong của ngài. Phần lớn những đệ tử được giáo dục đào tạo khi đến tuổi trưởng thành đều dấn thân vào đường cứu quốc, và bổn tự là nơi cung cấp quân lương và y tế cho đệ tử chiến sĩ Cách mạng - theo Thích Vân Phong sưu khảo.

- Lê Tư Chỉ, Cư sĩ, giáo sư, sinh năm 1944, NNC Phật học, nguyên là tu sĩ pháp hiệu Thích Phước Định, trước 1975 làm hiệu trưởng trường Bồ Đề Hàm Long - Huế. Sau 1975, ông về tại gia làm giáo sư giảng dạy Triết học các trường đại học. Năm 1997, ông là thành viên Trung tâm Nghiên cứu PGVN, tác phẩm: Tư Chỉ Lục; Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX (đồng biên soạn), nguyên quán Bình Định, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Tổ Phúc Chỉnh (1866 -1947), Hòa thượng sư tổ, ngài thế danh Nguyễn Thanh Thịnh, quê ở làng Đồng Quỹ, xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, năm 15 tuổi xuất gia với sư tổ Thích Thanh Hanh - chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang. Năm 1886, ngài thọ Đại giới xong, Tổ Thanh Hanh bổ ngài về tỉnh Ninh Bình hoằng pháp độ sinh. Năm 1905, ngài khai sáng chùa Phúc Chỉnh nên mọi người gọi ngài là Tổ Phúc Chỉnh. Theo tài liệu của người Pháp ghi chép về ngài như sau: "... ngài từng chủ trì chùa làng Phúc Am, huyện Gia Khánh một khóa học nâng cao về Phật giáo mỗi năm quy tụ 70 nhà sư. Chùa Phúc Chỉnh trở nên nổi tiếng, vị trụ trì rất được các đệ tử tín phục và họ đã quảng bá kiến thức Phật học sâu rộng của ngài". Năm 1922, ngài thừa mệnh bổn sư khắc ván bộ kinh Phật Bản Hạnh, 1 bộ 10 tập gồm 60 quyển và ấn tống cho các chùa. Năm 1930, Bộ Lễ xét trình và phong cho ngài Phúc Chỉnh chức Tăng cang. Năm 1934, hội PG Bắc kỳ được thành lập, Cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm Chánh hội trưởng, ngài là một trong bốn vị sư Tăng cố vấn chính thức trong Ban Chứng minh đạo sư do HT Thích Thanh Hanh làm Trưởng ban. Sư nghiệp của Tổ Phúc Chỉnh rất cao dầy: Trùng tu các chùa Hưng Long - xã Phúc Chỉnh; Nội Long Bát Long - xã Phúc Am; chùa Liêm Khê - xã Yên Phong; chùa Liên Hoa - xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nguyên quán Nam Định, trú quán Ninh Bình - theo NNC Nguyễn Đại Đồng sưu khảo.

 

- Thích Thanh Chỉnh (1919 -2009), Hòa thượng, thế danh Nguyễn Phúc Chỉnh, xuất gia năm 1932 với Sư tổ Thích Thanh Soạn - chùa Hoa Lâm - Thường Tín - Hà Nội, pháp danh Thanh Chỉnh. Năm 1940, ngài thọ đại giới tại giới đàn chùa Hoa Lâm do Sư tổ chùa Thiền Quy làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1946, ngài được cử trụ trì chùa Khánh Phúc - Thanh Trì và tham học nơi chốn tổ Linh Quang - Bà Đá. Năm 1947, ngài giữ chức Phó chủ tịch kiêm Chánh thư ký Hội PG Cứu quốc huyện Thanh Trì. Năm 1950, ngài về trụ trì chùa Vạn Phúc - Thanh Trì. Năm 1954, ngài kế nghiệp trụ trì tổ đình Hoa Lâm đời thứ 8. Năm 1958, ngài làm Chánh đại diện PG huyện Thanh Trì. Năm 1969, ngài được dự học trường Phật học chuyên khoa do Hội PGTNVN mở tại chùa Quảng Bá. Từ năm 1971-1992, ngài là Chánh thư ký BTS Thành hội PG TP Hà Nội. Năm 1981, ngài là Ủy viên HĐTS GHPGVN và Ủy viên Ban Hoằng pháp TW. Năm 1987, ngài kiêm Phó Ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN. Năm 1997, ngài giữ chức Phó trưởng BTS kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng ni của Thành hội. Cùng năm, ngài được suy cử Thanh viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN. Năm 2002, ngài được bầu làm Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Thành hội PG và hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Cuối năm 2002, ngài giữ chức Phó thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN. Tháng 12-2008, ngài được suy tôn vào Ban Chứng minh BTS Thành hội PG Hà Nội mới (Hà Nội - Hà Tây hợp nhất). Ngài xả báo thân ngày 13 tháng 2 năm Kỳ Sửu (09- 03-2009) thọ 91 năm, 70 hạ lạp, nguyên quán trú quán Thanh Trì - Hà Nội - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

 

Chi

 

- Minh Chi (1921 -2006), Cư sĩ NNC Phật học, Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành: Kinh tế học, pháp danh Tâm Thông, bút danh: Minh Chi, ông tên thật là Đinh Văn Vinh, giáo sư viện Triết học- Hà Nội, Phó Viện trưởng viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, giảng viên học viện PGVN tại TP Hồ Chí Minh, nguyên quán Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trú tại TP Hồ Chí Minh. Các tác phẩm liên quan đến Phật giáo: 1. Đại cương triết học phương Đông Minh Chi, Hà Thúc Minh (1993). Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản. 2. Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, 2003. 3. Nhân Minh học Phật giáo, Viện NCPH Việt Nam, Nxb Tôn giáo, 2005. 4. Thuyết Bốn đế. 5. Các vấn đề Phật học, 6. Tôn giáo và tôn giáo học, (tập thể tác giả). 7. Thiền học đời Trần (tập thể tác giả). 8. Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát triển (tập thể tác giả). 9. Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1988, (tập thể tác giả) - theo NNC Nguyễn Đại Đồng sưu khảo. 70

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

- Thích Hoằng Chí (1955 -2017), Thượng tọa, dịch giả, sinh năm 1955, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 42, thế danh Nguyễn Anh Tâm, đệ tử của HT Thích Trí Tịnh, pháp danh Lệ Tâm, pháp tự Hoằng Chí, pháp hiệu Hân Tâm. Thượng tọa theo học Luật với HT Bình Minh - chùa Hòa Bình, học Nho văn với HT Tuệ Đăng - chùa Kim Cương và củ nhân Hán Nôm đại học Sư Phạm - Sài Gòn. Năm 2013, trụ trì chùa Vạn Thành - Lấp Vò - Đồng Tháp, trú xứ và tri khách chùa Vạn Đức - Thủ Đức, tác phẩm: Những chuyện niệm Phật cảm ứng mắt thấy tai nghe; Sơ cơ Tịnh nghiệp Chỉ nam (đồng biên soạn), nguyên quán Lấp Vò - Đồng Tháp, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Lê Phước Chí (? - ?), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời 42, pháp hiệu Phước Chí, ngài là bào đệ của HT Lê Phước Bình, tức HT Thích Hành Trụ. HT vào Nam hành đạo, khai sơn Chùa Thiên Thới - xã Thới An Hội- huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng, trụ trì chùa Thiên Phước - xã Xuân Hòa - huyện kế Sách - Sóc Trăng. Năm 1936, hưởng ứng phong trào CHPG, ngài thành lập hội Phật Giáo Tương Tế, xuất bản tạp chí Bồ Đề Phật học. Ngài nguyên quán Sông Cầu - Phú Yên, trú quán Sóc Trăng - theo Biên niên sử PG Sài Gòn Gia Định.

- Thích Ngộ Chí (1856 -1935) Hòa thượng, pháp hiệu Phổ Trí, tục danh Nguyễn Tám Văn Nghi, sinh quán huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1886, khai sơn Đằng Long tự (Long Sơn Tự), Nha Trang. Năm 1936, theo di nguyện của ngài, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật Học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa - theo Thích Vân Phong sưu khảo.

- Thích Thiền Chí (1910 -1975), pháp danh Nhật Kỉnh, tục danh Nguyễn Văn Nghiêm, sinh quán tại làng Tân Bình Đông, Chợ Mới, An Giang, (Nay thuộc xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Trụ trì đời thứ hai Phước Ân Cổ tự, rạch Cai Bường, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Trụ trì đời thứ ba 71

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

tổ Đình Khải Phước nguyên, xã Bình Thành, Lấp Vò, Đồng Tháp. Vị Danh tăng nổi tiếng viết chữ đẹp (chữ Hán Nôm), chuyên Thư ký các Đại giới đàn, nổi tiếng xem mạch bốc thuốc Đông y, nổi tiếng bói quẻ Dịch. Đương thời, danh nhân Nguyễn Hiến Lê đến cầu học bói quẻ Dịch (tục gọi là Thủ tọa Cai Bường - Giáo thọ Cai Bường). Suốt đời ngài luôn thiểu dục tri túc, ăn, mặc, ở thật đơn giản nhưng sự uy nghiêm và từ tốn của ngài khiến giới quan chức trong vùng và bá tánh bổn đạo rất kính tin ngưỡng mộ đạo phong của ngài. Phần lớn những đệ tử được giáo dục đào tạo khi đến tuổi trưởng thành đều dấn thân vào đường cứu quốc, và bổn tự là nơi cung cấp quân lương và y tế cho đệ tử chiến sĩ Cách mạng - theo Thích Vân Phong sưu khảo.

- Lê Tư Chỉ, Cư sĩ, giáo sư, sinh năm 1944, NNC Phật học, nguyên là tu sĩ pháp hiệu Thích Phước Định, trước 1975 làm hiệu trưởng trường Bồ Đề Hàm Long - Huế. Sau 1975, ông về tại gia làm giáo sư giảng dạy Triết học các trường đại học. Năm 1997, ông là thành viên Trung tâm Nghiên cứu PGVN, tác phẩm: Tư Chỉ Lục; Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX (đồng biên soạn), nguyên quán Bình Định, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Tổ Phúc Chỉnh (1866 -1947), Hòa thượng sư tổ, ngài thế danh Nguyễn Thanh Thịnh, quê ở làng Đồng Quỹ, xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, năm 15 tuổi xuất gia với sư tổ Thích Thanh Hanh - chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang. Năm 1886, ngài thọ Đại giới xong, Tổ Thanh Hanh bổ ngài về tỉnh Ninh Bình hoằng pháp độ sinh. Năm 1905, ngài khai sáng chùa Phúc Chỉnh nên mọi người gọi ngài là Tổ Phúc Chỉnh. Theo tài liệu của người Pháp ghi chép về ngài như sau: "... ngài từng chủ trì chùa làng Phúc Am, huyện Gia Khánh một khóa học nâng cao về Phật giáo mỗi năm quy tụ 70 nhà sư. Chùa Phúc Chỉnh trở nên nổi tiếng, vị trụ trì rất được các đệ tử tín phục và họ đã quảng bá kiến thức Phật học sâu rộng của ngài". Năm 1922, ngài thừa mệnh bổn sư khắc 72

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

ván bộ kinh Phật Bản Hạnh, 1 bộ 10 tập gồm 60 quyển và ấn tống cho các chùa. Năm 1930, Bộ Lễ xét trình và phong cho ngài Phúc Chỉnh chức Tăng cang. Năm 1934, hội PG Bắc kỳ được thành lập, Cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm Chánh hội trưởng, ngài là một trong bốn vị sư Tăng cố vấn chính thức trong Ban Chứng minh đạo sư do HT Thích Thanh Hanh làm Trưởng ban. Sư nghiệp của Tổ Phúc Chỉnh rất cao dầy: Trùng tu các chùa Hưng Long - xã Phúc Chỉnh; Nội Long Bát Long - xã Phúc Am; chùa Liêm Khê - xã Yên Phong; chùa Liên Hoa - xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nguyên quán Nam Định, trú quán Ninh Bình - theo NNC Nguyễn Đại Đồng sưu khảo.

- Thích Thanh Chỉnh (1919 -2009), Hòa thượng, thế danh Nguyễn Phúc Chỉnh, xuất gia năm 1932 với Sư tổ Thích Thanh Soạn - chùa Hoa Lâm - Thường Tín - Hà Nội, pháp danh Thanh Chỉnh. Năm 1940, ngài thọ đại giới tại giới đàn chùa Hoa Lâm do Sư tổ chùa Thiền Quy làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1946, ngài được cử trụ trì chùa Khánh Phúc - Thanh Trì và tham học nơi chốn tổ Linh Quang - Bà Đá. Năm 1947, ngài giữ chức Phó chủ tịch kiêm Chánh thư ký Hội PG Cứu quốc huyện Thanh Trì. Năm 1950, ngài về trụ trì chùa Vạn Phúc - Thanh Trì. Năm 1954, ngài kế nghiệp trụ trì tổ đình Hoa Lâm đời thứ 8. Năm 1958, ngài làm Chánh đại diện PG huyện Thanh Trì. Năm 1969, ngài được dự học trường Phật học chuyên khoa do Hội PGTNVN mở tại chùa Quảng Bá. Từ năm 1971-1992, ngài là Chánh thư ký BTS Thành hội PG TP Hà Nội. Năm 1981, ngài là Ủy viên HĐTS GHPGVN và Ủy viên Ban Hoằng pháp TW. Năm 1987, ngài kiêm Phó Ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN. Năm 1997, ngài giữ chức Phó trưởng BTS kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng ni của Thành hội. Cùng năm, ngài được suy cử Thanh viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN. Năm 2002, ngài được bầu làm Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Thành hội PG và hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Cuối năm 2002, ngài giữ chức Phó thư ký Hội đồng 73

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Chứng minh GHPGVN. Tháng 12-2008, ngài được suy tôn vào Ban Chứng minh BTS Thành hội PG Hà Nội mới (Hà Nội - Hà Tây hợp nhất). Ngài xả báo thân ngày 13 tháng 2 năm Kỳ Sửu (09- 03-2009) thọ 91 năm, 70 hạ lạp, nguyên quán trú quán Thanh Trì - Hà Nội - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 33
    • Số lượt truy cập : 6573199