NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Đa
Đa
- Trần Văn Đại (1876-1952), Cư sĩ, tác gia,Tuần phủ trí sĩ, Trưởng ban Đại lý Hội PG tỉnh Hải Dương, Phó hội trưởng Hội PGBK (1939-1942), Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo từ 1951-1953. Ông là một trong những Chánh Đại lý Phật giáo địa phương có nhiều Phật sự chấn hưng Phật giáo được ghi nhận: Xây dựng chùa Hội quán Đông Thuần ở thị xã Hải Dương; năm 1938 ông là người đi đầu bỏ tục đốt vàng mã trong ngày lễ Vu Lan 15-7. Trần Văn Đại còn là một trong những cư sĩ hăng hái trong việc tuyên truyền tinh thần Phật giáo nhân gian do Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật khởi xướng. Ông là tác giả sách Phật giáo nhân gian gồm 35 bài thuyết thế gian đã nói trong kinh Phật diễn dưới dạng thơ lục bát 4 câu dễ hiểu, dễ thuộc,nguyên quán trú quán xã Quảng Xuyên, tỉnh Hải Dương - theo NNC Nguyễn Đại Đồng sưu khảo.
- Thích Thanh Đạm (1927-2011), pháp danh Tâm Đức, đệ tử tổ Trà Trung - Thích Phúc Đức, di cư vào Nam trú xứ chùa Kim Cương - Sài Gòn, tham gia Tuyên úy PG, sau 1975 định cư tại Hoa Kỳ, khai sơn và trụ trì chùa Giác Hoàng bang Whasington DC, nguyên quán Nam Định, trú quán Hoa Kỳ.
- Thích Minh Đàng (1874-1939), Hòa thượng, còn gọi là Thích An Lạc, nối dòng kệ Lâm Tế Chánh Tông đời 40, thế danh Lê Ngọc Xuyên, đệ tử HT Chánh Hậu - chùa Sắc tứ Linh Thứu - Mỹ Tho, được pháp danh Tục Thông, pháp hiệu An Lạc. Năm 1900, ngài lại được bổn sư phú pháp là Kiểu Thuận, pháp hiệu Tâm Liễu,. Ngài kế thế trụ trì và có công trùng tu chùa Vĩnh Tràng, Năm 1934, trong phong trào chấn hưng PG miền Nam, hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập, ngài được thỉnh làm Hội trưởng hội Lưỡng Xuyên Phật học, nguyên quán trú quán Mỹ Tho Tiền Giang - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.
- Tâm Thông Đạt Đán (1870-1924), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Gia Phổ, trụ trì chùa sắc tứ Trường Thọ - Gò Vấp, viên tịch ngày 24 tháng 3 năm Giáp Tý - theo Biên niên sử PG Sài Gòn Gia Định.
- Thích Chánh Đạo (1910-2011), Hòa thượng, thế danh Nguyễn Minh Đăng, tự Nguyễn Đến, xuất gia với HT Minh Trí - chùa Bảo Thọ- Duy Xuyên, được pháp hiệu Chánh Đạo. Sau khi xuất gia, ngài vào miền Nam cầu pháp với HT Hồng Năng Chơn Ý - chùa An Phước, được pháp danh Nhựt Đăng, dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 41. Năm 1927, ngài sang Campuchia nghiên cứu kinh điển Nam truyền và thọ Sa di giới tại xứ chùa Tháp. Năm 1929, ngài thọ cụ túc giới tại giới đàn chùa Phước Hòa - Trà Vinh do HT Khánh Hòa làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1934, khi nghe tin Phật học Lưỡng Xuyên mở trường, ngài xin theo học ở trường này. Năm 1940, ngài tiếp tục vân du học đạo khắp các trường gia giáo. Năm 1970, ngài về kế thế trụ trì chùa An Phước. Năm 1993, ngài là Trưởng BTS GHPGVN tỉnh An Giang. Năm 1997, là Thành viên HĐCM TW GHPGVN. Năm 2007, ngài được suy cử Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh An Giang. Ngài còn là Hòa thượng Đàn đầu trong các giới đàn truyền giới của PG tỉnh An Giang. Ngài viên tịch tại chùa An Phước ngày 11 tháng 10 năm Tân Mão (06-11-2011) thọ 101 tuổi, 81 hạ lạp, nguyên quán Duy Xuyên Quảng Nam, trú quán An Giang.
- Thích Chí Đạo (1945-2014), Hòa thượng, pháp danh Quảng Trai, tự Chí Đạo, hiệu Tịch Phương, đời 45 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 11 pháp phái Liễu Quán. Ngài thế danh Phạm Đại, sinh năm Ất Dậu (1945) tại xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Năm 1957 xuất gia với HT Thích Minh Thể, thọ Tỳ kheo năm 1968 tại PHV Nha Trang. Tăng sinh PHV Huệ Nghiêm. Năm 1968, trụ trì chùa Bửu Minh tỉnh Phú Bổn. Từ 1970-1975, Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Phú Bổn. Sau 1975, Ngài về trụ trì chùa Hòa Quang, Tam Kỳ. Từ 1989 đến 2006, ngài là Chánh đại diện PG Thị xã Tam Kỳ. Từ 2007, ngài đảm nhiệm phó Ban trị sự tỉnh Quảng Nam cho đến ngày viên tịch. Ngài được cung thỉnh làm Tôn chứng, Giáo thọ, Yết-ma cho các giới đàn tại tỉnh nhà. Ngài chuyên hành trì mật chú và ứng dụng vào việc chữa bệnh, giúp nhiều người được trở về với cuộc sống thường nhật. Năm 2011, ngài trùng tu chùa Hòa Quang. Ngài viên tịch ngày 16 tháng 10 năm Giáp Ngọ (2014), hưởng thọ 70 tuổi. Ngài sinh và trú quán Quảng Nam - theo tư liệu Thích Như Tịnh sưu khảo.
- Lê Mộng Đào (1919-2006), Cư sĩ, quy y với HT Đôn Hậu-chùa Thiên Mụ, pháp danh Tâm Hùng. Gia đình ông có 4 anh em: anh trai Lê Mộng Tùng, pháp danh Tâm Kiên; Lê Mộng Nguyên, nhạc sĩ; Lê Mộng Đào, nhà giáo; và Lê Mộng Hoàng, đạo diễn. Tất cả là những người thành đạt có địa vị trong xã hội. Học hành thành đạt, ông không chọn con đường công chức nhà nước, mà chọn con đường dấn thân phục vụ Giáo hội tỉnh nhà. Năm 1945, là thành viên sáng lập Niệm Phật đường Phú Lâu - Huế. Năm 1946, ông làm Phó thư ký tỉnh hội PG Thừa Thiên. Năm 1947, là sáng lập viên GĐPT Thừa Thiên. Năm 1952, ông làm hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề Thành Nội thay HT Minh Châu sang Tích Lan du học. Trong pháp nạn 1963, ông cũng bị bắt giam cùng chư tôn đức khi đấu tranh chống đàn áp PG. Năm 1975, ông theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống, con trai ông là Kiến trúc sư Lê Viết Hải thành lập công ty xây dựng Hòa Bình, và ông làm cố vấn HĐQT công ty cổ phần xây dựng Hòa Bình. Ngoài ra, trong phật sự, ông còn là Cố vấn Ban bảo trợ Học viện PGVN tại TP Hồ Chí Minh; Phó ban Hộ trì chùa Hải Quang, chùa Vạn Đức và chùa Bát Nhã tại TP Hồ Chí Minh; Cố vấn quỹ học bỗng Hiếu học ở Huế; Ủy viên BHD GĐPT Trung ương... nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán TP Hồ Chí Minh - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Thích Đạt Đạo (1951-2013), Hòa thượng, thế danh Huỳnh Văn Hà, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 43, xuất gia năm 1964, đệ tử HT Đức Chơn - tu viện Quảng Hương Già Lam, pháp danh Quảng Trí, pháp tự Pháp Không, pháp hiệu Đạt Đạo, ngài được chọn làm thị giả HT Thích Trí Thủ. Năm 1968-1970, là học Tăng PHV Hải Đức Nha Trang. Năm 1970-1972, là học Tăng PHV Báo Quốc Huế. Năm 1973, ngài thọ cụ túc giới tại giới đàn Phước Huệ- PHV Hải Đức do HT Phúc Hộ làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1973- 1975, ngài học đại học Khoa học và đại học Vạn Hạnh - Sài Gòn. Năm 1999, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo dục đại học Tennesse - Hoa Kỳ. Năm 2012, là Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN kiêm Phó ban Hướng dẫn Nam nữ PT TW. Năm 2008, là Phó viện trưởng Học viện PGVN, trụ trì chùa Bát Nhã - Bình Thạnh, tác phẩm: Kinh An Bang Thủ Ý lược giải (2004); Nghệ thuật diễn giảng và xướng ngôn lễ hội PG (2006). Ngài xả báo thân ngày mồng 9 tháng 8 năm Quý Tỵ (13-09-2013) thọ 63 năm, 41 hạ lạp, nguyên quán trú quán TP Hồ Chí Minh.
- Thích Chí Đạo (1945-2014), Hòa thượng, thế danh Phạm Đại, xuất gia năm 1957 với HT Minh Thể - trụ trì chùa Hòa An - Tam Kỳ - Quảng Nam, pháp danh Quảng Trai, pháp tự Chí Đạo, pháp hiệu Tịch Phương, dòng Lâm Tế thế hệ thứ 10 pháp phái Liễu Quán. Năm 1959, ngài theo bổn sư khai sáng chùa Hòa Quang trên vùng cát trắng khu Nam - thị xã Tam Kỳ. Cùng năm, ngài thọ Sa di giới tại chùa Hòa An. Năm 1962, ngài xin phép bổn sư đến y chỉ học mật pháp với HT Đức Thiệu - chùa Viên Giác - Cầu Đất - Lâm Đồng. Năm 1964-1967, ngài vào học tại PHV Trung đẳng chuyên khoa Huệ Nghiêm - Sài Gòn. Năm 1968, ngài thọ đại giới tại PHV Hải Đức Nha Trang do HT Phúc Hộ làm Đàn đầu truyền giới. Cuối năm 1968, ngài được thỉnh trụ trì chùa Bửu Minh - thị xã Hậu Bổn (Cheo Reo) - tỉnh Phú Bổn (nay thuộc tỉnh Gia Lai). Năm 1970-1975, ngài làm Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Phú Bổn. Sau năm 1975, ngài về Tam Kỳ kế thế trụ trì chùa Hoà Quang và được cử làm Phó đại diện PG huyện Tam Kỳ. Năm 1989-2006, ngài làm Chánh đại diện PG thị xã Tam Kỳ. Năm 1996, ngài làm Đệ tam Tôn chứng giới đàn Phước Huệ - chùa Phổ Đà - Đà Nẵng. Năm 1997, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng chia tách, ngài được thỉnh làm Phó trưởng BTS PG tỉnh Quảng Nam. Ngài làm Yết ma A xà lê trong hai giới đàn Minh Giác và Ân Triêm tổ chức tại chùa Đạo Nguyên - Tam Kỳ do BTS PG tỉnh Quảng Nam tổ chức vào các năm 2000 và 2004. Năm 2006, ngài được thỉnh làm Chứng minh BTS PG thị xã Tam Kỳ. Năm 2007-2012, ngài là Ủy viên HĐTS GHPGVN. Năm 2011, ngài phát nguyện trùng tu ngôi tổ đình Hòa Quang. Ngài xả bỏ huyễn thân vào ngày 16 tháng 10 năm Giáp Ngọ (07-12-2014) thọ 70 năm, 47 hạ lạp, nguyên quán Núi Thành- Quảng Nam, trú quán Tam Kỳ- Quảng Nam - theo trang nhà PG Quảng Nam
- Thích Hạnh Đạo (1932-2011), Hòa thượng, pháp danh Thị Uẩn, pháp tự Hạnh Đạo, pháp hiệu Thuần Phong, đời 42 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 9 pháp phái Chúc Thánh. Ngài thế danh Nguyễn Đình Mân, sinh năm Nhâm Thân (1932) tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Ngài xuất gia với HT Thích Trí Minh tại chùa Pháp Bảo - Hội An, sau đó ra chùa Tam Thai tu học dưới sự hướng dẫn của HT Thích Trí Giác. Năm 1954, ngài thọ Tỳ kheo tại chùa Thuyền Lâm, Sài Gòn do HT Thích Hành Trụ làm Đàn Đầu. Trong phong trào tranh đấu Phật giáo năm 1963 tại Đà Nẵng, ngài là một nhân tố tích cực. Năm 1964, ngài đảm nhận Tổng thư ký GHPGVNTN Thị xã Đà Nẵng và sau đó là Phó Đại diện. Ngài tham gia ngành Tuyên Úy PG tại vùng I chiến thuật và sau đó là Quân khu 4 tại Cần Thơ với quân hàm Trung Tá. Ngài từng đảm nhận trụ trì chùa Báo Ân và chùa Từ Tâm (nay không còn) tại Đà Nẵng. Ngài đi học tập cải tạo từ năm 1975 đến 1985. Sau khi trở về, ngài ngụ tại chùa Hưng Long - quận 10 - TP.Hồ Chí Minh. Năm 1993, ngài sang định cư tại Hoa Kỳ, ngụ tại chùa Việt Nam và làm Giảng sư cho Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ. Năm 1996, ngài khai sơn chùa Phổ Đà tại thành phố Santa Ana. Ngài được cung thỉnh làm Thành viên Hội đồng Giáo phẩm Văn phòng 2 GHPGVNTN tại Hoa Kỳ. Hòa thượng viên tịch vào ngày 28 tháng 6 năm Tân Mão (2011), thọ 80 tuổi. Ngài nguyên quán Quảng Nam, trú quán Mỹ quốc - theo Thích Như Tịnh sưu khảo.
- Thích Nữ Hướng Đạo (1905-1974), Ni trưởng, xuất gia với HT Huệ Pháp-chùa Thiên Hưng, pháp danh Trừng Thành, pháp tự Hướng Đạo, pháp hiệu Kim Sa. Năm 1924, bà Ưng Đình cùng các vị hảo tâm góp tài lực xây dựng chùa sư nữ Diệu Viên, bà được mời làm Tự trưởng. Năm 1926, chùa được vua Bảo Đại sắc phong "Sắc tứ Diệu Viên Ni tự", trở thành ngôi chùa Ni đầu tiên tại Thừa Thiên được vua phong, nguyên quán trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Thích Hoằng Đạo (?-?), chưa rõ thân thế, là một tu sĩ trẻ ở Mỹ Tho, xuất bản quyển sách Phật Pháp, là quyển sách đầu tiên được xuất bản trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Nam, nguyên quán trú quán chưa rõ - theo Biên niên sử PG Sài Gòn Gia Định.
- Thiện Minh Kiểu Đạo, xem Thích Hoằng Khai Sđd.
- Thích Quảng Đạo (1924-2003), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 41, sơn môn PG Cổ truyền Việt Nam, thế danh Đỗ Văn Nữa, xuất gia năm 1935 với HT Huệ Long - chùa Linh Bửu - Đức Hòa. Năm 1957, ngài thọ đại giới tại giới đàn tổ đình Linh Nguyên - Đức Hòa do HT Đạt Thanh làm Đàn đầu truyền giới. Chùa Linh Bửu còn là cơ sở cách mạng. Năm 1968, chùa là nơi hội họp thống nhất kế hoạch tấn công vào Sài Gòn. Vì lẽ đó, chùa đã 3 lần bị địch rãi bón đốt phá. Năm 1976, ngài kế thế trụ trì chùa Linh Bửu. và ngài đã vận động trùng tu lại chùa hoàn tất vào năm 1990. Với công lao đóng góp, ngài được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 2002, ngài được suy cử Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN. Ngài xả báo thân ngày 17 tháng Chạp năm Nhâm Ngọ (19-01-2003) thọ 79 năm, 46 hạ lạp, nguyên quán trú quán Đức Hòa - Long An - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.
- Hồng Hưng Thạnh Đạo (1876-1949), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 40, pháp danh Hồng Hưng, pháp tự Thạnh Đạo, thế danh Phạm Văn Tiên, là đệ tử của HT Như Phòng - Hoằng Nghĩa, trụ trì chùa Giác Hải. Ngài được tổ Minh Khiêm - Hoằng Ân bổ nhiệm trụ trì chùa Giác Lâm, lúc ấy ngài 24 tuổi, đang là tri khố chùa Giác Lâm, vào năm 1906-1909, ngài đã cùng bổn sư ra công trùng tu kiến tạo chùa Giác Lâm lần thứ 2 được kiên cố tráng lệ, đến năm 1922, ngài khai giới đàn tại chùa Giác Lâm và thỉnh sư chú là HT Như Phòng - Hoằng Nghĩa - chùa Giác Viên làm Đàn đầu truyền giới, HT Như Nhãn - Từ Phong - chùa Giác Hải làm Pháp sư. Năm 1933, ngài được cung thỉnh làm Hòa thượng đàn đầu truyền giới tại giới đàn chùa Giác Viên vào ngày 12 tháng 2. HT viên tịch tại chùa Giác Lâm ngày 22 - 4 năm Kỷ Sửu, thọ 73 tuổi, nguyên quán chưa rõ, trú quán Gia Định - theo trang nhà www.phatgiao.vn, Biên niên sử PG Sài Gòn Gia Định.
- Thích Thành Đạo (1906-1977), Hòa thượng trưởng lão, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 40, thế danh Trần Văn Đước, xuất gia với HT Chí Thiền - chùa sắc tứ Linh Thứu - Mỹ Tho, pháp danh Bổn Đức (theo dòng kệ Trí Thắng Bích Dung). Năm 1923, ngài cầu pháp HT Khánh Hòa - chùa Tuyên Linh - Mõ Cày, được pháp danh Hồng Huệ, pháp hiệu Thành Đạo. Năm 1927, ngài được cùng bổn sư ra an cư tại chùa Long Khánh - Qui Nhơn và làm Chánh quản chúng. Năm 1930, ngài được cử về trụ trì chùa Vĩnh Phước và chùa Long Hưng ở Trà Vinh. Năm 1934, ngài được bổn sư cử trụ trì chùa sắc tứ Linh Thứu - Mỹ Tho. Năm 1947, ngài lên Sài Gòn khai sơn chùa Phật Ấn- Cầu Kho, xuất bản tạp chí Phật học và Khánh Hòa tùng thư. Năm 1954, ngài làm Hội trưởng hội Lục Hòa Phật tử - cơ quan đặt tại chùa Phật Ấn. Năm 1968, ngài giữ chức Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp Giáo hội PG Cổ Truyền Việt Nam, ngài viên tịch ngày 16 tháng 11 năm Đinh Tỵ (26-12-1977), thọ 71 tuổi đời, 62 tuổi đạo. Bảo tháp lập trong khuôn viên chùa Giác Lâm. Ngài nguyên quán Bến Tre, trú quán Sài Gòn - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.
- Thích Thiện Đạo (1910-1974), Hòa thượng, thế danh Bùi văn Trung, xuất gia năm 30 tuổi với HT trụ trì chùa Vĩnh Khánh - Thốt Nốt, pháp danh Hồng Trung, pháp tự Thiện Đạo, pháp hiệu Hoằng Tín. Năm 1942, ngài thọ cụ túc giới tại giới đàn chùa Long Phước - Bạc Liêu do HT Nhật Minh làm Giáo thọ A xà lê. Năm 1944, ngài trụ trì chùa Phước Thạnh - Long Xuyên. Năm 1963, ngài về trụ trì chùa Huỳnh Kim - Gò Vấp và mở phòng thuốc Đông y trị bệnh miễn phí cho người nghèo. Năm 1965, ngài cùng chư tôn đức khai mở PHV Huệ Quang - chùa Huỳnh Kim, ngài giữ chức vụ Giám Luật của trường. Năm 1970, ngài về trụ trì chùa Sắc tứ Tam Bảo- Rạch Giá. Ngài có những tác phẩm để lại: Tập văn cúng tế cô hồn (Văn Nôm); Vài mươi bài giảng khuyên người đời học Phật tu nhơn; Hội Liên Trì khuyên người Niệm Phật vãng sanh; Sách cứu khổ bệnh nhơn, và các thơ văn đối liễn rất nhiều. Ngài xả báo thân ngày mồng 8 tháng 2 năm Giáp Dần (11-03-1974) thọ 64 năm, 25 hạ lạp, nguyên quán Long Xuyên, trú quán Rạch Giá - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.
- Thích Thiện Đạo, Hòa thượng, thế danh Nguyễn Thiện Đạo, sinh năm 1943, giảng sư, tác gia, xuất gia năm 1955 với HT Diệu Tâm- tổ đình Phi Lai- Phú Yên. Năm 1968, thọ đại giới tại giới đàn PHV Hải Đức- Nha Trang. Năm 1997, ngài vào Nam phụ giúp bổn sư điều hành chùa Phi Lai - TP Biên Hòa. Năm 2004, được bổn sư truyền trao kế vị trụ trì chùa Phi Lai. Ngài tham gia công tác giáo hội và làm Trưởng BTS GHPGVN TP Biên Hòa đến đầu năm 2017 thì xin nghỉ. Năm 2015, ngài trở về trùng tu tổ đình Phi Lai - Phú Yên và kiêm trụ trì ngôi tổ đình này. Ngài cộng tác viết bài thường xuyên nội san Vô Ưu và một số tạp chí khác, tác phẩm: Đường trở về; Chuyển hóa; nguyên quán Phú Yên, trú quán Đồng Nai, Phú Yên - theo Thích Đồng Bổn sưu khảo.
- Thích Tín Đạo (1946-2014), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 44, thế danh Nguyễn Ngọc Khiết, xuất gia năm 1965 với HT Mật Hiển - chùa Trúc Lâm - Huế, pháp danh Nguyên Quang, pháp tự Tín Đạo, bút hiệu Ngân Thanh. Năm 1967, ngài học khóa Cao đẳng chuyên khoa Phật học Liễu Quán - chùa Linh Quang - Huế. Năm 1968, ngài vào học PHV Hải Đức Nha Trang và thọ đại giới tại PHV cùng năm. Năm 1972, ngài vào tu viện Quảng Hương Già Lam tiếp tục học ở Viện đại học Vạn Hạnh và đại học Văn Khoa Sài Gòn. Năm 1975, ngài về ẩn tu tại chùa Như Pháp - Tiểu Cần - Trà Vinh. Năm 1979, trở về trú xứ Già Lam, tiếp tục học khóa chuyên khoa bồi dưỡng Phật học Cao cấp và giảng day môn Duy Thức cho lớp Ni sinh tại các chùa Già Lam, Từ Thuyền. Năm 1987, ngài dạy Tư tưởng kinh điển Đại thừa tại Ni viện Tuệ Uyển - thuộc PHV Vạn Hạnh. Năm 1990, dạy môn Sử PG tại trường Cơ bản Phật học tỉnh Hậu Giang. Năm 1991, ngài được thỉnh giảng môn lịch sử và Tư tưởng PG thuộc Khoa Sử Địa, đại học Cần Thơ. Năm 1994, giảng dạy môn Sử cho các trường Phật học Thiên Khánh và Thiên Phước tỉnh Long An. Năm 1997, dạy trường Cao đẳng và Trung cấp Phật học tại chùa Vĩnh Nghiêm. Năm 1998, dạy ở Cao đẳng chuyên khoa Phật học Cần Thơ. tác phẩm: Diệu Huệ Đồng Nữ Kinh (dịch, chú thích-1984); Tuệ Trung Thượng Sĩ (1993); Để lại cho ai (tập thơ-1968); Nguồn suối êm đềm (tập truyện ngắn-1970); Mây ngàn (tập thơ-1988); Màu hoa tưởng niệm (nhạc). Ngài xả báo thân ngày mồng 8 tháng 6 năm Giáp Ngọ (04-07-2014), thọ 69 năm, 46 hạ lạp, nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán TP Hồ Chí Minh - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa tập 3.
- Thích Bửu Đạt (1918-1987), Hòa thượng Pháp sư, tục danh Lê Văn Hương, ấu niên xuất gia với trưởng lão HT Như Nguyên Liễu Quang, nối pháp dòng thiền Lâm Tế Chánh tông đời thứ 40, pháp húy Kiểu Minh, pháp hiệu Bửu Đạt. Ngài được HT bổn sư (quan hệ thâm giao với thân sinh Hồ Chủ tịch) trực tiếp gửi Quốc sư Phước Huệ ra học Báo Quốc, Huế, đồng học với các vị Hòa thượng, Thích Thiện Hoa, Thích Thiện Hòa, Thích Chánh Viên, Thích Huệ Phương... Chiến tranh loạn lạc, ngài về trụ trì Linh Sơn Cổ Tự, trụ trì Hòa Long Tự- Cao Lãnh, sau đó cùng chung góp sức với chư vị HT Thiện Hòa, Thiện Hòa trong sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng tài. Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Thư ký PG Cứu quốc tỉnh Kiến Phong. Nguyên Phó Đại diện PGVNTN tỉnh Kiến Phong, Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa 1 (1977-1981). Phó ban Thường trực kiêm Trưởng ban Hoằng pháp PG tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ I. Những thập niên 1976- 1977, Lãnh đạo Chính quyền tỉnh Đồng Tháp chuẩn bị dự án cấu trúc xây dựng lăng Cụ Phó bảng (Cư sĩ Nhật Sắc tự Thiện Thành), Thân sinh Hồ Chủ tịch, Ngài hỗ trợ việc mở rộng diện tích và đưa ý tưởng mô hình Lăng Cửu Long đầu (chín đầu rồng) biểu tượng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên quán, trú quán Cao Lãnh-Đồng Tháp - theo Thích Vân Phong sưu khảo.
- Thích Huyền Đạt (1903-1994), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời 41, thế danh Trương Thế Kiên, xuất gia năm 1917 với tổ Đệ lục Chơn Trung Diệu Quang - chùa Thiên Ấn - Quảng Ngãi, pháp danh Như Lợi, pháp tự Giải Lý, pháp hiệu Huyền Đạt. Năm 1928, ngài vào Nam tu học tại chùa Viên Hoa - Bến Tre và sau đó vân du nhiều nơi học đạo. Năm 1945, ngài trở về quê hương làm tri sự tổ đình Thiên Ấn kiêm Giám tự chùa Viên Giác Thanh Sơn và tham gia phong trào kháng Pháp của PG Cứu quốc Liên khu 5. Năm 1963, ngài làm Cố vấn Ủy ban Liên phái Bảo vệ PG. Năm 1964, ngài làm Đặc ủy Tăng sự GHPGVNTN tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1968, ngài được suy cử viện chủ tổ đình Sắc tứ Thiên Ấn - Quảng Ngãi, ngài xả báo thân ngày mồng Một tháng Chạp năm Quý Dậu (12-01-1994) thọ 91 năm, 70 hạ lạp, nguyên quán trú quán Quảng Ngãi - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.
- Thiệt Thành Liễu Đạt (1763-1823), Thiền sư, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 35, ngài họ Nguyễn, xuất gia năm 1773 với tổ Minh Vật Nhất Tri - trụ trì chùa Kim Cang - Dinh Trấn Biên, được pháp danh Thiệt Thành, pháp hiệu Liễu Đạt. Năm 1789, ngài là Thủ tọa hai chùa Từ Ân và Khải Tường. Năm 1817, vua Gia Long sắc chỉ ngài ra kinh đô làm Tăng cang chùa Thiên Mụ, thay cho Hòa thượng Tổ Ấn - Mật Hoằng qua trụ trì chùa Quốc Ân. Năm 1821, ngài được vua Minh Mạng ban tặng danh hiệu là Liên Hoa Hòa thượng. Năm 1823, ngài dâng sơ xin về Nam kế thế trụ trì chùa Sắc tứ Từ Ân - Phú Lâm. Theo truyền thuyết, ngài tự thiêu năm 1823 tại chùa Đại Giác - Cù Lao Phố, vì không muốn sợi dây tình ái trói buộc với một vị Hoàng cô là chị gái vua Gia Long, pháp danh là Tế Minh-Thiên Nhật, là đệ tử của ngài. Ngài thọ 60 năm, 50 tuổi đạo, nguyên quán Gia Định, trú quán Biên Hòa - theo Biên niên sử PG Sài Gòn Gia Định.
- Thích Như Đạt (1929-2015), Hòa thượng, thế danh Lê Xuân Mai, xuất gia với HT Trí Minh - chùa Bảo Lâm - Bình Định, pháp danh Như Đạt, sau y chỉ với HT Tịnh Diệu - kế thế trụ trì chùa Bảo Lâm. Năm 1955, ngài ra Huế học PHV Báo Quốc. Năm 1956, ngài thọ đại giới tại giới đàn Hải Đức do HT Giác Nhiên làm Đàn đầu truyền giới, sau đó tiếp tục ra Huế học và dạy học ở trường Bồ Đề Hàm Long. Năm 1958, ngài được cử trụ trì chùa Long Quang- Hương Trà - Thừa Thiên. Ngài đã thành lập trường Trung học Bồ Đề ngày trong vườn chùa để tiện việc học hành của con em Phật tử. Từ năm 1965, chiến tranh ác liệt, chùa Long Quang trở thành trung tâm tỵ nạn cho đồng bào có hoàn cảnh nghèo khổ. Sau 1975, ngài chuyên tu và làm tròn bổn phận Sứ giả Như Lai. Ngài xả báo thân ngày mồng 8 tháng Giêng năm Ất Mùi (26-06-2015) thọ 87 năm, 60 hạ lạp, tháp lập tại chùa Long Quang- Hương Trà, nguyên quán Bình Định, trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa tập 3.
- Thích Quảng Đạt (1874-1965), Hòa thượng, pháp hiệu Kiểu Tông, trụ trì chùa Phước Hội, tức chùa Bà Lê, huyện Chợ Mới - An Giang (Long Xuyên). Ngài là một nhà sư yêu nước, tham gia hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp, đào tạo nhiều thế hệ danh tăng ưu tú, nguyên quán Ô Môn Cần Thơ, trú quán Chợ Mới - An Giang - theo Thích Vân Phong biên khảo.
- Thích Tấn Đạt, Hòa thượng, Tiến sĩ, Giảng sư, tục danh Trần Văn Anh, sinh năm 1955 (Khai sinh năm 1959), tốt nghiệp Hệ cử nhân Phật học Khóa 1 (1984-1988), Ủy viên TT HĐTS GHPGVN, Phó Chánh văn phòng 2 TW GHPGVN, Phó Trưởng ban TT Ban Hoằng pháp TW, Phó Trưởng ban TT Ban Tổ chức 2 lớp Đào tạo Cao Trung cấp Giảng Sư, trụ trì chùa Hòa Khánh - Bình Thạnh. Tác phẩm: Lịch sử Cuộc đời Đức Phật Thích Ca - Thi hóa (Nghi tụng), nguyên quán Bình Định, trú quán TP Hồ Chí Minh - theo Thích Vân Phong biên khảo.
- Thích Thanh Đạt, Thượng tọa, Tiến sĩ, sinh năm 1952, Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng ni Ni TW, viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội, trụ trì chùa Đoài - Duy Tiên - Hà Nam, nguyên quán Thanh Hà - Hải Dương, trú quán Hà Nội - theo Nguyễn Đại Đồng biên khảo.
- Thích Tiến Đạt, Thượng tọa, Tiến sĩ, dịch giả, sinh năm 1964, pháp hiệu Đức Nguyên, trưởng sơn môn Tào Động Xiển pháp phái Võ Lăng Việt Nam, trụ trì chùa Đại Từ Ân-huyện Đan Phượng- Hà Nội. Ủy viên Thường trực TW GHPGVN, Phó ban Thường trực Ban Pháp chế GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội kiêm trưởng Bộ môn Luật học, tác phẩm: Các điều cơ bản cho người xuất gia; Luật Sa di luận giải; Luật Tỷ khiêu; Dịch và biên soạn Tịnh Độ ngũ kinh... Các bài giảng về Theo dấu chân Phật; Tìm lại chính mình, nguyên quán Thanh Oai - Hà Đông, trú quán Đan Phượng - Hà Nội.
- Dương Văn Đạt (1950-1963), Cư sĩ, thánh tử đạo, pháp danh Tâm Thành, hy sinh trong đêm 8-5-1963 tại đài phát thanh Huế khi đứng nghe lại buổi phát thanh tường thuật lễ Phật đản khi sáng do Giáo hội tổ chức, thì bị xe thiết giáp của chế độ Ngô Đình Diệm xả súng và cán chết. Giáo hội PG Trung phần đã tấn phong Thánh tử đạo vào năm 1965, nguyên quán trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Thích Vĩnh Đạt (1911-1987), Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, Hòa thượng danh tăng, nổi tiếng văn hóa nghệ thuật Nhạc lễ PG, sáng tác điệu tán cửu đẩu (đẩu 9), biểu trưng PG Đồng bằng Sông Cửu Long kiện toàn trong mọi lĩnh vực, Ủy viên Mặt trận Việt Minh, Chủ tịch Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bến Tre, Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Sa Đéc, Trưởng ban Trị sự PG tỉnh Đồng Tháp, trụ trì các Tự viện trong tỉnh Bến Tre như: tổ đình Long Khánh (Chùa Ông Đồ), xã An Bình Tây, huyện Ba Tri. Chùa Mỹ Thành - xã Mỹ Nhơn - huyện Ba Tri. Chùa Bửu Linh (do tổ Lê Khánh Hòa sáng lập năm 1908 - Cơ sở nuôi chứa chiến sĩ Cách mạng thời kháng Pháp), xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm (tất cả những ngôi Tự viện này Ngài đều giao lại cho Pháp tôn Thích Hiển Pháp trụ trì). Tiếp đến Cách Mạng Tháng Tám thành công rồi Nam bộ kháng chiến, ngài cùng toàn dân chống giặc cứu nước. Trong thời gian này ngài tham gia công tác cho Mặt trận Việt Minh và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bến Tre. Ngài đã được Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già Nam Việt (HT Thích Thiện Hòa) ưu ái, tín nhiệm, và bổ nhiệm trụ trì nhiều danh lam cổ tự như chùa Long Phước tại thị xã Vĩnh Long, chùa Vạn Đức nơi đặt Phật học đường Sóc Trăng, Sắc tứ Tam Bảo Cổ Tự - Hà Tiên, (nơi đây ngài khóa an cư kiết hạ và lớp giáo lý dạy Phật pháp căn bản cho Phật tử vào thập niên 50, thế kỷ 20), Năm 1962 ,trụ trì Phước Hưng Cổ Tự cho đến cuối đời, Ngài viên tịch vào Rằm tháng 9 năm Đinh Mão (1987), trụ thế 76 năm có 56 hạ lạp. Ngài nguyên quán Ba Tri- Bến Tre, trú quán Sa Đéc - Đồng Tháp - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.
- Thích Bửu Đăng (1904-1948), Hòa thượng Yết ma, thế danh Trần Ngọc Lang, xuất gia với HT Chánh Hòa - chùa Vạn Đức - Gò Vấp, pháp danh Hồng Lang, pháp tự Bửu Đăng, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 40. Năm 1924, ngài thọ đại giới tại chùa Giác Viên - Chợ Lớn. Ngài làm thủ tọa thay thế bổn sư ở chùa Vạn Đức. Năm 1932, ngài khai sơn và trụ trì chùa Hải Hội - Gia Định. Năm 1941, ngài dời chùa Hải Hội lên Gò Vấp và lấy hiệu mới là Linh Sơn Hải Hội. Chính nơi đây ngài tham gia phong trào kháng pháp, nên được gọi là "Thủ tọa Lân". Năm 1946, ngài làm Hội trưởng hội PG Cứu quốc tỉnh Gia Định. Năm 1948, trên đường từ trụ sở hội PG Cứu quốc về chùa Linh Sơn Hải Hội, ngài bị thực dân Pháp bắt và xử bắn tại cầu Tham Lương, ngài ra đi khi tuổi đời 44, tuổi đạo 24, bảo tháp được xây trong khuôn viên chùa Linh Sơn Hải Hội, nguyên quán trú quán Gia Định - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.
- Thích Giác Đăng (1944 - 2011), Hòa thượng, hệ phái PG Khất sĩ Việt Nam, thế danh Võ Luân, xuất gia năm 1965 tại tịnh xá Ngọc Phúc - Pleiku - Gia Lai với trưởng lão Giác An, được pháp danh Giác Đăng. Năm 1970, ngài thọ Tỳ kheo giới tại giới đàn tịnh xá Ngọc Bảo - Tháp Chàm - Phan Rang do trưởng lão Giác An làm Đàn đầu truyền giới. Sau đó, ngài theo hạnh du Tăng khất sĩ hành đạo khắp miền Trung, miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1975, ngài về hành đạo tại tịnh xá Ngọc Đức - đảo Lý Sơn. Năm 1978, ngài rời đảo Lý Sơn vào hành đạo vùng Thất Sơn - An Giang. Sau hơn 10 năm hành đạo ở miền Nam, ngài trở về tịnh xá Ngọc Tòng - Nha Trang. Năm 1997, ngài trụ trì tịnh xá Ngọc Pháp và được mời làm Phó BTS PG tỉnh Khánh Hòa. Năm 2005, ngài được hệ phái Khất sĩ suy cử làm Phó trưởng Giáo đoàn III. Ngài xả báo thân tại tịnh xá Ngọc Pháp vào ngày mồng 2 tháng Giêng năm Tân Mão (04-03-2011) thọ 68 năm, 41 hạ lạp, nguyên quán Quảng Ngãi, trú quán Khánh Hòa - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.
- Thích Giác Đăng, Thượng tọa, giảng sư, hệ phái PG Khất sĩ Việt Nam, thiền sư, nguyên quán Cần Thơ, trú quán Úc Châu.
- Thích Nữ Hải Đăng (? -?), Ni trưởng, thế danh Đào Thị Để (Nguyễn Thị Phụng), là thứ phi vua Tự Đức. Sau khi rời cung, xuất gia với HT Tánh Hoạt - Huệ Cảnh - chùa Tường Vân, được pháp danh là Hải Đăng. Năm Tự Đức thứ 8, bà được thọ Tỳ kheo ni và bổn sư cử bà về trùng tu chùa Sư Lỗ Thượng - thuộc sơn môn Tường Vân. Trong quá trình tu tập và hoạt động phật sự, Ni trưởng rất nghiêm túc phạm hạnh và hoàn thành phật sự trọn vẹn nên được chúng Tăng nể trọng và Phật tử kính phục, nguyên quán Điện Bàn - Quảng Nam, trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền dức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Thanh Kế-Huệ Đăng (1873-1953), Hòa thượng, tổ sư sáng lập pháp phái Tế Thượng Thiên Thai Thiền Giáo Tông, chi phái của Lâm Tế Liễu Quán. Ngài thế danh Lê Quang Hòa, tham gia phong trào Cần Vương bị Pháp đàn áp, lánh nạn vào vùng Bà Rịa. Năm 1900, ngài đến chùa Long Hòa cổ tự, xin xuất gia với tổ Hải Hội - Chánh Niệm, được pháp hiệu Thiện Thức. Năm sau, ngài được bổn sư gởi tham học với tổ Trí Hải ở chùa Thiên Thai Sơn Thạch Tự - Sông Cầu - Phú Yên. Tu học được 3 năm, ngài trở về thọ đại giới và được bổn sư ban pháp danh Thanh Kế, pháp hiệu Huệ Đăng và giao trụ trì chùa Kiên Linh, rồi chùa Phước Linh - Bà Rịa. Năm 1905, ngài trở về chùa Long Hòa cư tang bổn sư và khai phá thạch động ở Núi Dinh làm nơi tĩnh tu thiền định và tụng kinh Pháp Hoa, danh đức vang xa, đồ chúng đến tu học càng nhiều. Năm 1910, ngài xây dựng chùa Thiên Thai kế bên Thạch động để tiếp tăng độ chúng. Năm 1913, ngài làm Đường đầu Hòa thượng trong giới đàn chùa Phước Linh - Bà Rịa. Năm 1935, ngài thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu hội, xuất bản tạp chí Bát Nhã Âm. Năm 1941, ngài về quê hương lập ngôi chùa Thiên Tôn - Tây Sơn và khi cuối đời trở về đây viên tịch. Công hạnh và sự nghiệp của ngài thể hiện qua trước tác nhiều thơ văn, các kinh điển được ngài diễn Nôm theo thể Song thất lục bát được lưu truyền rộng rãi như tác phẩm: Kinh Vu Lan Bồn nghĩa; Kinh Báo hiếu Phụ Mẫu nghĩa; Kinh Di Đà nghĩa; Bát Nhã Tâm Kinh nghĩa; Tịnh Độ Chánh Tông; Bài sám Thảo Lư, nguyên quán Bình Định, trú quán Bà Rịa - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.
- Thích Huệ Đăng (1943-2009), Hòa thượng, pháp húy Không Phật, pháp hiệu Trí Minh, Pháp sư, Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương hệ phái PG Cổ Truyền Việt Nam, trụ trì chùa Phước Duyên, Diên Khánh, Khánh Hòa, nguyên quán trú quán Khánh Hòa.
- Thích Huệ Đăng, Thượng tọa, sinh năm 1940, thế danh Nguyễn Văn Sáu, Trước năm 1975, ông là tu sĩ tại gia, pháp danh Thanh Quang. Năm 1976, ông xuất gia với HT Huệ Thành - chùa Long Thiền - Đồng Nai, được pháp hiệu Huệ Đăng. Năm 1984, ông thọ giới Tỳ kheo rồi lên núi La Bá - Đơn Dương tu tập 3 năm liền. Năm 1987, ông lập một tịnh thất nhỏ ở Đà Lạt để tu tập và làm kinh tế tự túc để sinh hoạt. Ông bắt đầu tìm tòi việc trồng hoa địa lan và bán hoa lan lấy tiền làm Phật sự. Năm 1994, ông tham dự khóa đào tạo giảng sư Thiện Hoa do Ban Hoằng pháp TW GHPGVN tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2001, ông học khóa Cao cấp giảng sư của TW GHPVN tổ chức. Sau khi tốt nghiệp, ông làm giảng viên Cao đẳng chuyên khoa Phật học của Ban Hoằng pháp TW GHPGVN. Hiện ông hình thành 2 cơ sở trồng hoa lan xuất khẩu và nghiên cứu thành công cấy mô cây Sâm Ngọc Linh. Ông được mời đi trao đổi, chuyển giao công nghệ trồng Sâm Ngọc Linh qui mô công nghiệp trên khắp các vùng núi miền Trung cao nguyên và miền Bắc Việt Nam. Ông hiện là Phó chủ tịch hội Hoa Lan Đà Lạt, hội viên hội Doanh nghiệp Lâm Đồng. Năm 2007, ông được bình chọn là 100 doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam. Là một giảng sư Phật học, ông còn để tâm dịch thuật và ấn hành các tác phẩm của mình: Luận Giảng Kinh Hoa Nghiêm; Luận Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm; Luận Giảng Kinh Lăng Già; Luận Giảng Kinh Duy Ma Cật; Luận Giảng Kinh Đại Bửu Tích; Thiền Ứng Dụng Vào Cuộc Sống; Luận Giảng Pháp Bửu Đàn Kinh; Luận Giảng Bát Nhã Tâm Kinh; Luận Giảng Kim Cang Thừa; Luận Giảng Kim Cang Bát Nhã; Luận Giảng Kinh Đại Nhật; Luận Giảng Đại Thừa Tư Tưởng Luận; Luận Giảng Đại Trí Độ Luận (5 tập); Luận Giảng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh; Luận Giảng Kinh Viên Giác; Luận Giảng Đại Thừa Khởi Tín; Hành Trình Về Tâm Thức; Luận Giảng Kinh Lăng Già (bổ sung tái bản); Luận Giảng Kinh Đại Bát Niết Bàn; Luận giảng Đại Trí Độ Luận; Tổng Luận Mật Tông. Ông nguyên quán Sài Gòn, trú quán Đà Lạt - Lâm Đồng - theo trang nhà www.vn.wikipedia.org
- Thích Nữ Tâm Đăng (1915-2005), Ni trưởng, xuất gia với HT Huyền Ý-chùa Liên Tôn-Bình Định, pháp danh Tâm Đăng, pháp tự Hạnh Viên, thế danh Bùi Thị Hải. Năm 1940, Ni trưởng vào học Phật pháp tại chùa Hội Sơn - Thủ Đức. Năm 1942, Ni trưởng thọ giáo với HT Tôn Thắng, được pháp hiệu Chơn Như. Năm 1948, Ni trưởng nhận trụ trì chùa Linh Sơn - Nha Trang. Năm 1951, Ni trưởng tiếp nhận và trùng kiến chùa Minh Hương-Diên Khánh và đổi tên chùa thành Minh Phước. Năm 1962, Ni trưởng kiến lập tịnh thất Linh Sơn tại khu Cầu Đá và làm Chánh thư ký Ban kiến thiết sáng lập Ni viện Diệu Quang. Năm 1963, trong cuộc đấu tranh cho pháp nạn, Ni trưởng phát nguyện tự thiêu, nhưng không được giáo hội đồng ý, Ni trưởng đã chặt ngón tay út để cúng dường Tam bảo và cầu nguyện cho đạo pháp trường tồn. Năm 1964, Ni trưởng phát nguyện chích tay lấy máu chép hai bộ Bát Nhã Tâm kinh và Phẩm Phổ Môn. Cũng vào năm này, Ni trưởng kiến lập chùa Tịnh Đức để làm nơi cư trú cho chúng Ni đang theo học tại các trường Trung học Bồ Đề. Năm 1966, Ni trưởng làm Ủy viên Ni bộ Bắc Tông kiêm Trưởng ban Ni bộ tỉnh Khánh Hòa. Năm 1968, Ni trưởng xây trường Trung Tiểu học Bồ Đề Linh Sơn và mở Ký nhi viện tại chùa Linh Sơn. Năm 1972, trước chiến tranh khốc liệt tại Cổ thành Quảng Trị, Ni trưởng lại phát nguyện chặt đứt ngón tay út trái để cầu nguyện cho hòa bình, nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán Nha Trang Khánh Hòa - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Nguyễn Phúc Tráng Đăng (1910-1987), Cư sĩ, pháp danh Tâm Huệ. Năm 1930 ông hoạt động trong báo chí Cố đô và thành lập Nhà xuất bản Thuận Hóa. Cư sĩ nhiệt tình cộng tác với nguyệt san Viên Âm, Giác Ngộ trong nhiều vai trò: khi thì Quản lý kiêm phát hành, khi thì Thủ quỹ, phóng viên... Năm 1932-1945, ông được mời giữ Tập Tước Tá Quốc Lang, được chức Tam Phẩm Tế Tửu (tức hiệu trưởng hay giám đốc trường Quốc Tử Giám). Năm 1945-1954, nhận thấy chính quyền Ngô Đình Diệm bất bình đẳng tôn giáo, ông cùng các trí thức khác gia nhập phong trào Hòa bình thế giới, nên cả nhóm bị bắt giam và sau đó cấm cả gia đình không được ở Huế và trục xuất vào Sài Gòn. Từ năm 1952-1963, ông và gia đình luôn hộ trì các chùa về kinh tế hay bị khó dễ chính trị là có ông ra tay giúp đỡ. Năm 1963, đại hội thành lập GHPGVNTN tại Sài Gòn, ông được bầu vào Phó tổng thư ký Viện Hóa Đạo đặc trách ngoại vụ. Năm 1985, con trai trưởng là HT Chơn Kim đã đưa ông bà lên ở tại chùa Tường Vân - Đơn Dương đến cuối đời, nguyên quán Thanh Hóa, trú quán Lâm Đồng - theo Chư tôn Thiền dức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Thích Tuệ Đăng (1927-1997), Hòa thượng, dịch giả, tác gia, sơn môn PG miền Vĩnh Nghiêm, xuất gia năm 1936 với HT Quảng Thân - chùa Phúc Sanh - Hải Dương, pháp danh Thanh Thuần, pháp hiệu Tuệ Đăng. Năm 1946, ngài thọ cụ túc tại giới đàn chùa Đông Am - Hải Dương, sau đó ngài được cử chức Giám đốc lớp Bình dân học vụ của hội PG Cứu quốc huyện Vĩnh Bảo. Năm 1950, ngài giữ chức Thư ký hội PG tỉnh Ninh Bình. Năm 1952, ngài cầu pháp HT Đức Nhuận - chùa Đồng Đắc - Ninh Bình. Năm 1953- 1954, ngài giữ chức Tổng thư ký hội PG Tăng già Bắc Việt - chùa Quán Sứ- Hà Nội. Năm 1954, ngài di cư vào Nam làm Giám viện chùa Giác Hoa - Gia Định và Bỉnh bút báo Đuốc Tuệ - chùa Giác Minh. Năm 1956, ngài trụ trì chùa Văn Thánh - Thị Nghè và dạy Hoa ngữ trường Đức Trí - Chợ Lớn. Thời gian này ngài học và tốt nghiệp cử nhân Hoa ngữ - đại học Sư Phạm Sài Gòn. Năm 1964, ngài làm Giám đốc PHV Vĩnh Nghiêm và tiếp nhận trụ trì chùa Kim Cương - quận 3. Năm 1979-1986, ngài giảng dạy Phật học và Nho học các PHV trong TP Hồ Chí Minh. Năm 1994, ngài ra Bắc làm Giáo thọ sư giảng dạy trường Cao cấp Phật học - chùa Quán Sứ - Hà Nội. Tác phẩm: Kinh Vô Lượng Thọ (dịch); Phật học Khóa bản (biên soạn); Phật giáo với Khoa học (dịch); Tại gia Phật học pháp yếu; Nhận định và so sánh PG với Cơ Đốc giáo (dịch); Phật giáo với Văn chương Việt Nam, ngài xả báo thân ngày 25 tháng 11 năm Bính Tý (03-01-1997) thọ 70 năm, 50 hạ lạp, nguyên quán Ninh Bình, trú quán TP Hồ Chí Minh - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.
- Thích Bửu Đạt (1918-1987), Hòa thượng Pháp sư, tục danh Lê Văn Hương, ấu niên xuất gia với trưởng lão HT Như Nguyên Liễu Quang, nối pháp dòng thiền Lâm Tế Chánh tông đời thứ 40, pháp húy Kiểu Minh, pháp hiệu Bửu Đạt. Ngài được HT bổn sư (quan hệ thâm giao với thân sinh Hồ Chủ tịch) trực tiếp gửi Quốc sư Phước Huệ ra học Báo Quốc, Huế, đồng học với các vị Hòa thượng, Thích Thiện Hoa, Thích Thiện Hòa, Thích Chánh Viên, Thích Huệ Phương... Chiến tranh loạn lạc, ngài về trụ trì Linh Sơn Cổ Tự, trụ trì Hòa Long Tự- Cao Lãnh, sau đó cùng chung góp sức với chư vị HT Thiện Hòa, Thiện Hòa trong sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng tài. Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Thư ký PG Cứu quốc tỉnh Kiến Phong. Nguyên Phó Đại diện PGVNTN tỉnh Kiến Phong, Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa 1 (1977-1981). Phó ban Thường trực kiêm Trưởng ban Hoằng pháp PG tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ I. Những thập niên 1976- 1977, Lãnh đạo Chính quyền tỉnh Đồng Tháp chuẩn bị dự án cấu trúc xây dựng lăng Cụ Phó bảng (Cư sĩ Nhật Sắc tự Thiện Thành), Thân sinh Hồ Chủ tịch, Ngài hỗ trợ việc mở rộng diện tích và đưa ý tưởng mô hình Lăng Cửu Long đầu (chín đầu rồng) biểu tượng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên quán, trú quán Cao Lãnh-Đồng Tháp - theo Thích Vân Phong sưu khảo.
- Thích Huyền Đạt (1903-1994), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời 41, thế danh Trương Thế Kiên, xuất gia năm 1917 với tổ Đệ lục Chơn Trung Diệu Quang - chùa Thiên Ấn - Quảng Ngãi, pháp danh Như Lợi, pháp tự Giải Lý, pháp hiệu Huyền Đạt. Năm 1928, ngài vào Nam tu học tại chùa Viên Hoa - Bến Tre và sau đó vân du nhiều nơi học đạo. Năm 1945, ngài trở về quê hương làm tri sự tổ đình Thiên Ấn kiêm Giám tự chùa Viên Giác Thanh Sơn và tham gia phong trào kháng Pháp của PG Cứu quốc Liên khu 5. Năm 1963, ngài làm Cố vấn Ủy ban Liên phái Bảo vệ PG. Năm 1964, ngài làm Đặc ủy Tăng sự GHPGVNTN tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1968, ngài được suy cử viện chủ tổ đình Sắc tứ Thiên Ấn - Quảng Ngãi, ngài xả báo thân ngày mồng Một tháng Chạp năm Quý Dậu (12-01-1994) thọ 91 năm, 70 hạ lạp, nguyên quán trú quán Quảng Ngãi - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.
- Thiệt Thành Liễu Đạt (1763-1823), Thiền sư, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 35, ngài họ Nguyễn, xuất gia năm 1773 với tổ Minh Vật Nhất Tri - trụ trì chùa Kim Cang - Dinh Trấn Biên, được pháp danh Thiệt Thành, pháp hiệu Liễu Đạt. Năm 1789, ngài là Thủ tọa hai chùa Từ Ân và Khải Tường. Năm 1817, vua Gia Long sắc chỉ ngài ra kinh đô làm Tăng cang chùa Thiên Mụ, thay cho Hòa thượng Tổ Ấn - Mật Hoằng qua trụ trì chùa Quốc Ân. Năm 1821, ngài được vua Minh Mạng ban tặng danh hiệu là Liên Hoa Hòa thượng. Năm 1823, ngài dâng sơ xin về Nam kế thế trụ trì chùa Sắc tứ Từ Ân - Phú Lâm. Theo truyền thuyết, ngài tự thiêu năm 1823 tại chùa Đại Giác - Cù Lao Phố, vì không muốn sợi dây tình ái trói buộc với một vị Hoàng cô là chị gái vua Gia Long, pháp danh là Tế Minh-Thiên Nhật, là đệ tử của ngài. Ngài thọ 60 năm, 50 tuổi đạo, nguyên quán Gia Định, trú quán Biên Hòa - theo Biên niên sử PG Sài Gòn Gia Định.
- Thích Như Đạt (1929-2015), Hòa thượng, thế danh Lê Xuân Mai, xuất gia với HT Trí Minh - chùa Bảo Lâm - Bình Định, pháp danh Như Đạt, sau y chỉ với HT Tịnh Diệu - kế thế trụ trì chùa Bảo Lâm. Năm 1955, ngài ra Huế học PHV Báo Quốc. Năm 1956, ngài thọ đại giới tại giới đàn Hải Đức do HT Giác Nhiên làm Đàn đầu truyền giới, sau đó tiếp tục ra Huế học và dạy học ở trường Bồ Đề Hàm Long. Năm 1958, ngài được cử trụ trì chùa Long Quang- Hương Trà - Thừa Thiên. Ngài đã thành lập trường Trung học Bồ Đề ngày trong vườn chùa để tiện việc học hành của con em Phật tử. Từ năm 1965, chiến tranh ác liệt, chùa Long Quang trở thành trung tâm tỵ nạn cho đồng bào có hoàn cảnh nghèo khổ. Sau 1975, ngài chuyên tu và làm tròn bổn phận Sứ giả Như Lai. Ngài xả báo thân ngày mồng 8 tháng Giêng năm Ất Mùi (26-06-2015) thọ 87 năm, 60 hạ lạp, tháp lập tại chùa Long Quang- Hương Trà, nguyên quán Bình Định, trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa tập 3.
- Thích Quảng Đạt (1874-1965), Hòa thượng, pháp hiệu Kiểu Tông, trụ trì chùa Phước Hội, tức chùa Bà Lê, huyện Chợ Mới - An Giang (Long Xuyên). Ngài là một nhà sư yêu nước, tham gia hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp, đào tạo nhiều thế hệ danh tăng ưu tú, nguyên quán Ô Môn Cần Thơ, trú quán Chợ Mới - An Giang - theo Thích Vân Phong biên khảo.
- Thích Tấn Đạt, Hòa thượng, Tiến sĩ, Giảng sư, tục danh Trần Văn Anh, sinh năm 1955 (Khai sinh năm 1959), tốt nghiệp Hệ cử nhân Phật học Khóa 1 (1984-1988), Ủy viên TT HĐTS GHPGVN, Phó Chánh văn phòng 2 TW GHPGVN, Phó Trưởng ban TT Ban Hoằng pháp TW, Phó Trưởng ban TT Ban Tổ chức 2 lớp Đào tạo Cao Trung cấp Giảng Sư, trụ trì chùa Hòa Khánh - Bình Thạnh. Tác phẩm: Lịch sử Cuộc đời Đức Phật Thích Ca - Thi hóa (Nghi tụng), nguyên quán Bình Định, trú quán TP Hồ Chí Minh - theo Thích Vân Phong biên khảo.
- Thích Thanh Đạt, Thượng tọa, Tiến sĩ, sinh năm 1952, Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng ni Ni TW, viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội, trụ trì chùa Đoài - Duy Tiên - Hà Nam, nguyên quán Thanh Hà - Hải Dương, trú quán Hà Nội - theo Nguyễn Đại Đồng biên khảo.
- Thích Tiến Đạt, Thượng tọa, Tiến sĩ, dịch giả, sinh năm 1964, pháp hiệu Đức Nguyên, trưởng sơn môn Tào Động Xiển pháp phái Võ Lăng Việt Nam, trụ trì chùa Đại Từ Ân-huyện Đan Phượng- Hà Nội. Ủy viên Thường trực TW GHPGVN, Phó ban Thường trực Ban Pháp chế GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội kiêm trưởng Bộ môn Luật học, tác phẩm: Các điều cơ bản cho người xuất gia; Luật Sa di luận giải; Luật Tỷ khiêu; Dịch và biên soạn Tịnh Độ ngũ kinh... Các bài giảng về Theo dấu chân Phật; Tìm lại chính mình, nguyên quán Thanh Oai - Hà Đông, trú quán Đan Phượng - Hà Nội.
- Dương Văn Đạt (1950-1963), Cư sĩ, thánh tử đạo, pháp danh Tâm Thành, hy sinh trong đêm 8-5-1963 tại đài phát thanh Huế khi đứng nghe lại buổi phát thanh tường thuật lễ Phật đản khi sáng do Giáo hội tổ chức, thì bị xe thiết giáp của chế độ Ngô Đình Diệm xả súng và cán chết. Giáo hội PG Trung phần đã tấn phong Thánh tử đạo vào năm 1965, nguyên quán trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Thích Vĩnh Đạt (1911-1987), Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, Hòa thượng danh tăng, nổi tiếng văn hóa nghệ thuật Nhạc lễ PG, sáng tác điệu tán cửu đẩu (đẩu 9), biểu trưng PG Đồng bằng Sông Cửu Long kiện toàn trong mọi lĩnh vực, Ủy viên Mặt trận Việt Minh, Chủ tịch Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bến Tre, Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Sa Đéc, Trưởng ban Trị sự PG tỉnh Đồng Tháp, trụ trì các Tự viện trong tỉnh Bến Tre như: tổ đình Long Khánh (Chùa Ông Đồ), xã An Bình Tây, huyện Ba Tri. Chùa Mỹ Thành - xã Mỹ Nhơn - huyện Ba Tri. Chùa Bửu Linh (do tổ Lê Khánh Hòa sáng lập năm 1908 - Cơ sở nuôi chứa chiến sĩ Cách mạng thời kháng Pháp), xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm (tất cả những ngôi Tự viện này Ngài đều giao lại cho Pháp tôn Thích Hiển Pháp trụ trì). Tiếp đến Cách Mạng Tháng Tám thành công rồi Nam bộ kháng chiến, ngài cùng toàn dân chống giặc cứu nước. Trong thời gian này ngài tham gia công tác cho Mặt trận Việt Minh và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bến Tre. Ngài đã được Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già Nam Việt (HT Thích Thiện Hòa) ưu ái, tín nhiệm, và bổ nhiệm trụ trì nhiều danh lam cổ tự như chùa Long Phước tại thị xã Vĩnh Long, chùa Vạn Đức nơi đặt Phật học đường Sóc Trăng, Sắc tứ Tam Bảo Cổ Tự - Hà Tiên, (nơi đây ngài khóa an cư kiết hạ và lớp giáo lý dạy Phật pháp căn bản cho Phật tử vào thập niên 50, thế kỷ 20), Năm 1962 ,trụ trì Phước Hưng Cổ Tự cho đến cuối đời, Ngài viên tịch vào Rằm tháng 9 năm Đinh Mão (1987), trụ thế 76 năm có 56 hạ lạp. Ngài nguyên quán Ba Tri- Bến Tre, trú quán Sa Đéc - Đồng Tháp - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.
- Thích Bửu Đăng (1904-1948), Hòa thượng Yết ma, thế danh Trần Ngọc Lang, xuất gia với HT Chánh Hòa - chùa Vạn Đức - Gò Vấp, pháp danh Hồng Lang, pháp tự Bửu Đăng, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 40. Năm 1924, ngài thọ đại giới tại chùa Giác Viên - Chợ Lớn. Ngài làm thủ tọa thay thế bổn sư ở chùa Vạn Đức. Năm 1932, ngài khai sơn và trụ trì chùa Hải Hội - Gia Định. Năm 1941, ngài dời chùa Hải Hội lên Gò Vấp và lấy hiệu mới là Linh Sơn Hải Hội. Chính nơi đây ngài tham gia phong trào kháng pháp, nên được gọi là "Thủ tọa Lân". Năm 1946, ngài làm Hội trưởng hội PG Cứu quốc tỉnh Gia Định. Năm 1948, trên đường từ trụ sở hội PG Cứu quốc về chùa Linh Sơn Hải Hội, ngài bị thực dân Pháp bắt và xử bắn tại cầu Tham Lương, ngài ra đi khi tuổi đời 44, tuổi đạo 24, bảo tháp được xây trong khuôn viên chùa Linh Sơn Hải Hội, nguyên quán trú quán Gia Định - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.
- Thích Giác Đăng (1944 - 2011), Hòa thượng, hệ phái PG Khất sĩ Việt Nam, thế danh Võ Luân, xuất gia năm 1965 tại tịnh xá Ngọc Phúc - Pleiku - Gia Lai với trưởng lão Giác An, được pháp danh Giác Đăng. Năm 1970, ngài thọ Tỳ kheo giới tại giới đàn tịnh xá Ngọc Bảo - Tháp Chàm - Phan Rang do trưởng lão Giác An làm Đàn đầu truyền giới. Sau đó, ngài theo hạnh du Tăng khất sĩ hành đạo khắp miền Trung, miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1975, ngài về hành đạo tại tịnh xá Ngọc Đức - đảo Lý Sơn. Năm 1978, ngài rời đảo Lý Sơn vào hành đạo vùng Thất Sơn - An Giang. Sau hơn 10 năm hành đạo ở miền Nam, ngài trở về tịnh xá Ngọc Tòng - Nha Trang. Năm 1997, ngài trụ trì tịnh xá Ngọc Pháp và được mời làm Phó BTS PG tỉnh Khánh Hòa. Năm 2005, ngài được hệ phái Khất sĩ suy cử làm Phó trưởng Giáo đoàn III. Ngài xả báo thân tại tịnh xá Ngọc Pháp vào ngày mồng 2 tháng Giêng năm Tân Mão (04-03-2011) thọ 68 năm, 41 hạ lạp, nguyên quán Quảng Ngãi, trú quán Khánh Hòa - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.
- Thích Giác Đăng, Thượng tọa, giảng sư, hệ phái PG Khất sĩ Việt Nam, thiền sư, nguyên quán Cần Thơ, trú quán Úc Châu.
- Thích Nữ Hải Đăng (? -?), Ni trưởng, thế danh Đào Thị Để (Nguyễn Thị Phụng), là thứ phi vua Tự Đức. Sau khi rời cung, xuất gia với HT Tánh Hoạt - Huệ Cảnh - chùa Tường Vân, được pháp danh là Hải Đăng. Năm Tự Đức thứ 8, bà được thọ Tỳ kheo ni và bổn sư cử bà về trùng tu chùa Sư Lỗ Thượng - thuộc sơn môn Tường Vân. Trong quá trình tu tập và hoạt động phật sự, Ni trưởng rất nghiêm túc phạm hạnh và hoàn thành phật sự trọn vẹn nên được chúng Tăng nể trọng và Phật tử kính phục, nguyên quán Điện Bàn - Quảng Nam, trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền dức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Thanh Kế-Huệ Đăng (1873-1953), Hòa thượng, tổ sư sáng lập pháp phái Tế Thượng Thiên Thai Thiền Giáo Tông, chi phái của Lâm Tế Liễu Quán. Ngài thế danh Lê Quang Hòa, tham gia phong trào Cần Vương bị Pháp đàn áp, lánh nạn vào vùng Bà Rịa. Năm 1900, ngài đến chùa Long Hòa cổ tự, xin xuất gia với tổ Hải Hội - Chánh Niệm, được pháp hiệu Thiện Thức. Năm sau, ngài được bổn sư gởi tham học với tổ Trí Hải ở chùa Thiên Thai Sơn Thạch Tự - Sông Cầu - Phú Yên. Tu học được 3 năm, ngài trở về thọ đại giới và được bổn sư ban pháp danh Thanh Kế, pháp hiệu Huệ Đăng và giao trụ trì chùa Kiên Linh, rồi chùa Phước Linh - Bà Rịa. Năm 1905, ngài trở về chùa Long Hòa cư tang bổn sư và khai phá thạch động ở Núi Dinh làm nơi tĩnh tu thiền định và tụng kinh Pháp Hoa, danh đức vang xa, đồ chúng đến tu học càng nhiều. Năm 1910, ngài xây dựng chùa Thiên Thai kế bên Thạch động để tiếp tăng độ chúng. Năm 1913, ngài làm Đường đầu Hòa thượng trong giới đàn chùa Phước Linh - Bà Rịa. Năm 1935, ngài thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu hội, xuất bản tạp chí Bát Nhã Âm. Năm 1941, ngài về quê hương lập ngôi chùa Thiên Tôn - Tây Sơn và khi cuối đời trở về đây viên tịch. Công hạnh và sự nghiệp của ngài thể hiện qua trước tác nhiều thơ văn, các kinh điển được ngài diễn Nôm theo thể Song thất lục bát được lưu truyền rộng rãi như tác phẩm: Kinh Vu Lan Bồn nghĩa; Kinh Báo hiếu Phụ Mẫu nghĩa; Kinh Di Đà nghĩa; Bát Nhã Tâm Kinh nghĩa; Tịnh Độ Chánh Tông; Bài sám Thảo Lư, nguyên quán Bình Định, trú quán Bà Rịa - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.
- Thích Huệ Đăng (1943-2009), Hòa thượng, pháp húy Không Phật, pháp hiệu Trí Minh, Pháp sư, Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương hệ phái PG Cổ Truyền Việt Nam, trụ trì chùa Phước Duyên, Diên Khánh, Khánh Hòa, nguyên quán trú quán Khánh Hòa.
- Thích Huệ Đăng, Thượng tọa, sinh năm 1940, thế danh Nguyễn Văn Sáu, Trước năm 1975, ông là tu sĩ tại gia, pháp danh Thanh Quang. Năm 1976, ông xuất gia với HT Huệ Thành - chùa Long Thiền - Đồng Nai, được pháp hiệu Huệ Đăng. Năm 1984, ông thọ giới Tỳ kheo rồi lên núi La Bá - Đơn Dương tu tập 3 năm liền. Năm 1987, ông lập một tịnh thất nhỏ ở Đà Lạt để tu tập và làm kinh tế tự túc để sinh hoạt. Ông bắt đầu tìm tòi việc trồng hoa địa lan và bán hoa lan lấy tiền làm Phật sự. Năm 1994, ông tham dự khóa đào tạo giảng sư Thiện Hoa do Ban Hoằng pháp TW GHPGVN tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2001, ông học khóa Cao cấp giảng sư của TW GHPVN tổ chức. Sau khi tốt nghiệp, ông làm giảng viên Cao đẳng chuyên khoa Phật học của Ban Hoằng pháp TW GHPGVN. Hiện ông hình thành 2 cơ sở trồng hoa lan xuất khẩu và nghiên cứu thành công cấy mô cây Sâm Ngọc Linh. Ông được mời đi trao đổi, chuyển giao công nghệ trồng Sâm Ngọc Linh qui mô công nghiệp trên khắp các vùng núi miền Trung cao nguyên và miền Bắc Việt Nam. Ông hiện là Phó chủ tịch hội Hoa Lan Đà Lạt, hội viên hội Doanh nghiệp Lâm Đồng. Năm 2007, ông được bình chọn là 100 doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam. Là một giảng sư Phật học, ông còn để tâm dịch thuật và ấn hành các tác phẩm của mình: Luận Giảng Kinh Hoa Nghiêm; Luận Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm; Luận Giảng Kinh Lăng Già; Luận Giảng Kinh Duy Ma Cật; Luận Giảng Kinh Đại Bửu Tích; Thiền Ứng Dụng Vào Cuộc Sống; Luận Giảng Pháp Bửu Đàn Kinh; Luận Giảng Bát Nhã Tâm Kinh; Luận Giảng Kim Cang Thừa; Luận Giảng Kim Cang Bát Nhã; Luận Giảng Kinh Đại Nhật; Luận Giảng Đại Thừa Tư Tưởng Luận; Luận Giảng Đại Trí Độ Luận (5 tập); Luận Giảng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh; Luận Giảng Kinh Viên Giác; Luận Giảng Đại Thừa Khởi Tín; Hành Trình Về Tâm Thức; Luận Giảng Kinh Lăng Già (bổ sung tái bản); Luận Giảng Kinh Đại Bát Niết Bàn; Luận giảng Đại Trí Độ Luận; Tổng Luận Mật Tông. Ông nguyên quán Sài Gòn, trú quán Đà Lạt - Lâm Đồng - theo trang nhà www.vn.wikipedia.org
- Thích Nữ Tâm Đăng (1915-2005), Ni trưởng, xuất gia với HT Huyền Ý-chùa Liên Tôn-Bình Định, pháp danh Tâm Đăng, pháp tự Hạnh Viên, thế danh Bùi Thị Hải. Năm 1940, Ni trưởng vào học Phật pháp tại chùa Hội Sơn - Thủ Đức. Năm 1942, Ni trưởng thọ giáo với HT Tôn Thắng, được pháp hiệu Chơn Như. Năm 1948, Ni trưởng nhận trụ trì chùa Linh Sơn - Nha Trang. Năm 1951, Ni trưởng tiếp nhận và trùng kiến chùa Minh Hương-Diên Khánh và đổi tên chùa thành Minh Phước. Năm 1962, Ni trưởng kiến lập tịnh thất Linh Sơn tại khu Cầu Đá và làm Chánh thư ký Ban kiến thiết sáng lập Ni viện Diệu Quang. Năm 1963, trong cuộc đấu tranh cho pháp nạn, Ni trưởng phát nguyện tự thiêu, nhưng không được giáo hội đồng ý, Ni trưởng đã chặt ngón tay út để cúng dường Tam bảo và cầu nguyện cho đạo pháp trường tồn. Năm 1964, Ni trưởng phát nguyện chích tay lấy máu chép hai bộ Bát Nhã Tâm kinh và Phẩm Phổ Môn. Cũng vào năm này, Ni trưởng kiến lập chùa Tịnh Đức để làm nơi cư trú cho chúng Ni đang theo học tại các trường Trung học Bồ Đề. Năm 1966, Ni trưởng làm Ủy viên Ni bộ Bắc Tông kiêm Trưởng ban Ni bộ tỉnh Khánh Hòa. Năm 1968, Ni trưởng xây trường Trung Tiểu học Bồ Đề Linh Sơn và mở Ký nhi viện tại chùa Linh Sơn. Năm 1972, trước chiến tranh khốc liệt tại Cổ thành Quảng Trị, Ni trưởng lại phát nguyện chặt đứt ngón tay út trái để cầu nguyện cho hòa bình, nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán Nha Trang Khánh Hòa - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Nguyễn Phúc Tráng Đăng (1910-1987), Cư sĩ, pháp danh Tâm Huệ. Năm 1930 ông hoạt động trong báo chí Cố đô và thành lập Nhà xuất bản Thuận Hóa. Cư sĩ nhiệt tình cộng tác với nguyệt san Viên Âm, Giác Ngộ trong nhiều vai trò: khi thì Quản lý kiêm phát hành, khi thì Thủ quỹ, phóng viên... Năm 1932-1945, ông được mời giữ Tập Tước Tá Quốc Lang, được chức Tam Phẩm Tế Tửu (tức hiệu trưởng hay giám đốc trường Quốc Tử Giám). Năm 1945-1954, nhận thấy chính quyền Ngô Đình Diệm bất bình đẳng tôn giáo, ông cùng các trí thức khác gia nhập phong trào Hòa bình thế giới, nên cả nhóm bị bắt giam và sau đó cấm cả gia đình không được ở Huế và trục xuất vào Sài Gòn. Từ năm 1952-1963, ông và gia đình luôn hộ trì các chùa về kinh tế hay bị khó dễ chính trị là có ông ra tay giúp đỡ. Năm 1963, đại hội thành lập GHPGVNTN tại Sài Gòn, ông được bầu vào Phó tổng thư ký Viện Hóa Đạo đặc trách ngoại vụ. Năm 1985, con trai trưởng là HT Chơn Kim đã đưa ông bà lên ở tại chùa Tường Vân - Đơn Dương đến cuối đời, nguyên quán Thanh Hóa, trú quán Lâm Đồng - theo Chư tôn Thiền dức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.
- Thích Tuệ Đăng (1927-1997), Hòa thượng, dịch giả, tác gia, sơn môn PG miền Vĩnh Nghiêm, xuất gia năm 1936 với HT Quảng Thân - chùa Phúc Sanh - Hải Dương, pháp danh Thanh Thuần, pháp hiệu Tuệ Đăng. Năm 1946, ngài thọ cụ túc tại giới đàn chùa Đông Am - Hải Dương, sau đó ngài được cử chức Giám đốc lớp Bình dân học vụ của hội PG Cứu quốc huyện Vĩnh Bảo. Năm 1950, ngài giữ chức Thư ký hội PG tỉnh Ninh Bình. Năm 1952, ngài cầu pháp HT Đức Nhuận - chùa Đồng Đắc - Ninh Bình. Năm 1953- 1954, ngài giữ chức Tổng thư ký hội PG Tăng già Bắc Việt - chùa Quán Sứ- Hà Nội. Năm 1954, ngài di cư vào Nam làm Giám viện chùa Giác Hoa - Gia Định và Bỉnh bút báo Đuốc Tuệ - chùa Giác Minh. Năm 1956, ngài trụ trì chùa Văn Thánh - Thị Nghè và dạy Hoa ngữ trường Đức Trí - Chợ Lớn. Thời gian này ngài học và tốt nghiệp cử nhân Hoa ngữ - đại học Sư Phạm Sài Gòn. Năm 1964, ngài làm Giám đốc PHV Vĩnh Nghiêm và tiếp nhận trụ trì chùa Kim Cương - quận 3. Năm 1979-1986, ngài giảng dạy Phật học và Nho học các PHV trong TP Hồ Chí Minh. Năm 1994, ngài ra Bắc làm Giáo thọ sư giảng dạy trường Cao cấp Phật học - chùa Quán Sứ - Hà Nội. Tác phẩm: Kinh Vô Lượng Thọ (dịch); Phật học Khóa bản (biên soạn); Phật giáo với Khoa học (dịch); Tại gia Phật học pháp yếu; Nhận định và so sánh PG với Cơ Đốc giáo (dịch); Phật giáo với Văn chương Việt Nam, ngài xả báo thân ngày 25 tháng 11 năm Bính Tý (03-01-1997) thọ 70 năm, 50 hạ lạp, nguyên quán Ninh Bình, trú quán TP Hồ Chí Minh - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.
Tin tức khác
- NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 30 – THÁNG 10 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 29 – THÁNG 7 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 28 – THÁNG 4 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 27 – THÁNG 1 NĂM 2019 (PL. 2562)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 26 – THÁNG 10 NĂM 2018 (PL. 2562)
Bình luận bài viết