Thông tin

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Đu

Đu

 

- Tăng Đuch (1909-1984), Hòa thượng, Sư cả hệ phái PG Nam Tông Khmer, xuất gia năm 1927 với HT Lý Ănh - chùa Bay - Chhau, được pháp danh Suvanna Pannà. Năm 1932, ngài sang Cao Miên học thiền, năm 1933 về Việt Nam hành đạo. Năm 1934, ngài đến học tại chùa Th-Kâu ở Cầu Ngang - Trà Vinh. Ngài chuyên dịch làu thông Tam tạng kinh điển Pàli ngữ sang Khmer ngữ. Năm 1946, ngài trụ trì và dốc sức trùng hưng chùa Sà Lôon - Mỹ Xuyên - Sóc Trăng. Ngài viên tịch ngày 22 tháng 8 năm Ất Sửu (22-6-1985) thọ 77 năm, 58 tuổi Hạ, nguyên quán trú quán Sóc Trăng - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Thích Bửu Đức (1880-1974), Hòa thượng, thế danh Phạm Văn Vị, Năm 1920 ngài bước đầu theo giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, chuyên tu Tịnh độ, đến năm 1923, lập một am tranh hiệu là Bửu Quang - Núi Dài - Châu Đốc để tu trì và lập hạnh cứu nhân độ thế. Năm 1940, thảo am bị giặc Pháp đốt phá, ngài về thị xã Rạch Giá làm việc từ thiện và bốc thuốc Nam trị bệnh cứu đời. Năm 1954, ngài nhận một đệ tử xuất gia là Thiện Phước, đến năm 1956 ngài Thiện Phước đi về miền Đông hoằng hóa khai sáng môn phái Tịnh Độ Non Bồng. Ngài được cầu thỉnh làm Chứng minh đạo sư cho môn phái Tịnh Độ Non Bồng. Năm 1960, am Bửu Quang lại bị bom đạn đốt cháy, ngài và các đệ tử về núi Trà Sư ẩn dật tại am Đại Quang Minh và thường lui tới miền Đông sách tấn đồ chúng của môn phái Tịnh Độ Non Bồng tu học. Năm 1970, ngài gọi đồ chúng tập họp về Núi Sập - Long Xuyên khai sơn ngôi Tam bảo Thành An Tự và trụ lại đây đến ngày viên tịch, nguyên quán trú quán Long Xuyên - theo trang nhà www.tinhdononbong.com

- Thích Châu Đức (1932-1970), Hòa thượng, pháp danh Nguyên Tín, pháp tự Châu Đức, thế danh Hồ Đăng Phục, đệ tử HT Quảng Huệ - chùa Thiên Minh - Huế, học tăng PHĐ Báo Quốc, dạy học tại trường Bồ Đề Phan Thiết. Năm 1969, ngài được sơn môn mời về làm trụ trì chùa Thiên Minh và giảng dạy trường Bồ Đề thành nội-Huế, nguyên quán trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.

- Thích Đạt Đức, Thượng tọa, sinh năm 1962, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 44, đệ tử HT Nhật Lệ - chùa Hải Quang, pháp danh Nguyên Tuấn, pháp hiệu Đạt Đức, trụ trì chùa Hải Quang, quận Tân Bình, Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Phó ban Văn hóa TW, Phó thư ký kiêm Chánh văn phòng Ban Pháp Chế TW, Ủy viên Ban Hướng dẫn Phật tử TW, Trưởng BTS GHPGVN quận Tân Bình, nguyên quán Quảng Trị, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Thích Hạnh Đức (1948-1967), Sa di, thánh tử đạo, thế danh Trần Văn Minh, xuất gia năm 1959 với HT Huyền Đạt - chùa Viên Giác Thanh Sơn - Sơn Tịnh Quảng Ngãi, pháp danh Hạnh Đức. Năm 1965, thầy được bổn sư gởi lên chùa Tỉnh hội để học nơi trường Bồ Đề tỉnh. Năm 1966, thọ Sa di tại giới đàn chùa Hội Phước - Quảng Ngãi. Năm 1967, thầy phát nguyện tự thiêu ngày 31-10-1967 lúc 20 tuổi trước sân chùa Tỉnh hội PG Quảng Ngãi, để bảo vệ hiến chương PG, nguyên quán trú quán Quảng Ngãi - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Nguyễn Hiền Đức, Cư sĩ, NNC lịch sử PG, tác gia, hội viên hội KHLS Bà Rịa Vũng Tàu, ông chuyên nghiên cứu lịch sử PG, ông có công trình nổi tiếng là khám phá vết tích tháp tổ Nguyên Thiều ở miền Nam, đã đặt ra cuộc tranh luận trong giới lịch sử rằng có thể tổ Nguyên Thiều đã mất tại miền Nam chứ không phải ở Huế, tác phẩm: Lịch sử Phật giáo Đàng Trong; Lịch sử Phật giáo Đàng ngoài; Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam, nguyên quán trú quán Bà Rịa Vũng Tàu.

- Thông Ân Hữu Đức (1812-1887), Hòa thượng, tổ sư, ngài họ Trần, xuất gia tại chùa Phước Hưng - làng Phước Môn - Phan Thiết với đại sư Trí Chất, được ban pháp danh là Thông Ân. Sau khi xuất gia, ngài chọn pháp môn Chuẩn Đề Đà La Ni để hành trì. Năm 1839, ngài rời chùa Phước Hưng đến làng Kim Thạnh- Bàu Trâm chọn hang đá để nghiêm trì Mật pháp. Ngài đem công năng Mật pháp chữa bệnh bốc thuốc cho mọi người quanh vùng, được nhân dân kính mộ, dựng ngôi chùa Kim Quang thỉnh ngài trụ trì. Lúc này, tổ Hải Bình Bảo Tạng du hóa đến xứ này, ngài thỉnh tổ lập đàn truyền giới cụ túc cho ngài và được ban đạo hiệu Hữu Đức. Sau khi thọ giới, ngài tìm lên đỉnh núi Tà Cú chọn hang đá ẩn mình tu hành. Với công năng Từ bi, ngài cảm hóa được một Bạch Hổ (cọp trắng). Năm 1880, Đức Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại bị bệnh nặng. Vua hạ chiếu triệu ngài vào cung, ngài từ chối xuống núi, chỉ đưa cho thần chú Chuẩn Đề và cách thức trị bệnh. Thái hậu lành bệnh, vua ban Sắc tứ cho nơi ngài tu hành là "Linh Sơn Trường Thọ" để đặt tên chùa tạ ân ngài và ban y áo, phong đạo phẩm Hòa thượng cho ngài (Sau này là danh lam thắng cảnh của tỉnh Bình Thuận). Ngài xả báo thân ngày mồng 5 tháng 10 năm Đinh Hợi (1887) thọ 76 năm, 53 tăng lạp, tháp được lập bên cạnh chùa, nguyên quán Tuy An- Phú Yên, trú quán Bình Thuận - theo BTS PG Bình Thuận cung cấp.

- Thích Hoằng Đức (1888-1992), Hòa thượng, viện chủ tổ đình Hội Long, Tân An - Long An, có công kiến tạo trùng tu rất nhiều tự viện, Cố vấn Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Long An, nguyên quán trú quán Long An - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.

- Thích Hoằng Đức (1942-2012), Hòa thượng, thế danh Hồ Minh Tuấn, xuất gia năm 1960 với HT Viên Thiện - chùa Phổ Tế- Huế. Năm 1964, ngài vào Nam đến chùa Vạn Đức - Thủ Đức cầu pháp với HT Trí Tịnh, được pháp danh Lệ Tuấn, pháp tự Hoằng Đức, pháp hiệu Hân Độ, sau đó ngài được theo học tại PHV Huệ Nghiêm. Năm 1967, ngài thọ đại giới tại giới đàn chùa Việt Nam Quốc Tự do HT Hải Tràng làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1974, ngài khai kiến chùa Pháp Hoa - Bình Thạnh làm nơi tu học và hành đạo. Năm 1975, ngài giữ chức Đặc ủy Tăng sự PG quận Bình Thạnh. Năm 2003, ngài là Ủy viên Ban Nghi lễ TW GHPGVN. Năm 2007, ngài được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng, ngài xả báo thân ngày Rằm tháng 2 năm Quý Tỵ (2012) thọ 72 năm, 46 hạ lạp, nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán TP Hồ Chí Minh - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa tập 3.

- Tổ Thông Ân-Hữu Đức (1812-1887), Hòa thượng tổ sư, thiền phái Lâm Tế Liễu Quán, khai sơn chùa Linh Sơn Trường Thọ ở núi Trà Cú, Phan Thiết, nguyên quán Phú Yên, trú quán Bình Thuận - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Thích Lưu Đức (1935-1990), Hòa thượng, dòng Lâm Tế pháp phái Trúc Lâm đời 38, pháp danh Như Tuyết, pháp tự Lưu Đức, thế danh Nguyễn Đình Khuê. Năm 1960, xuất gia với HT Mật Hiển - chùa Trúc Lâm. Năm 1969, Giám tự chùa Thánh Duyên Quốc tự, Chánh đại diện PG Vinh Lộc - Thừa Thiên. Ngài có hoài bão tự túc kinh tế xây dựng Đại Tòng Lâm, nên mở cơ sở sản xuất nước tương Vị Tâm và phát triển thành công. Ngài chuyên trì tụng tâm đắc hai bộ kinh Kim Cang và Pháp Bảo Đàn, nguyên quán trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.

- Thích Minh Đức (1902-1971), Hòa thượng, sơn môn Thiên Thai Thiền Giáo Tông, thế danh Lê Minh Chánh. Thuở trẻ hành nghề Đông y gia truyền. Năm 1934, ngài tìm đến chùa Thiên Thai - Núi Dinh - Bà Rịa thọ giáo với HT Huệ Đăng, được pháp danh Thiện Mẫn, pháp hiệu Minh Đức. Năm 1939, ngài trụ trì chùa Hoa Nghiêm - Cần Giuộc, nơi đây ngài cất một thảo am để nhập thất an cư. Năm 1943, ngài được cung thỉnh trụ trì chùa Giác Hoàng - Bà Điểm. Chính nơi đây ngài hoạt động hỗ trợ cách mạng và nuôi giấu cán bộ, chùa Giác Hoàng trở thành hậu cứ quan trọng của cách mạng. Năm 1947, ngài xuống vùng Chợ Lớn dựng thảo am để vận động quần chúng ủng hộ kháng chiến, ngài chọn Bến Hàm Tử dựng ngôi chùa nhỏ đặt tên Tăng Phường, hiệu Giác Hoàng và chuyên tu pháp "Chuẩn Đề Ngũ Hối Sám Nghi". Năm 1951, ngài làm Đường đầu truyền giới tại trương hương cùa Long An - Quận 5. Năm 1952, ngài xây dựng lại chùa Tăng Phường sau hỏa hoạn và đổi hiệu chùa là Thiên Tôn. Năm 1956, ngài làm Thiền chủ Giáo hội Lục Hòa Tăng. Năm 1969, ngài làm Viện trưởng viện Hoằng Đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, ngài thị tịch ngày 8 tháng 7 năm 1971, thọ 70 tuổi và 28 tuổi đạo. Ngài nguyên quán Tiền Giang, trú quán Chợ Lớn - xem thêm ờ Danh Tăng Việt Nam tập 1.

- Thích Minh Đức (1946-2005), Thượng tọa, nhà thơ, thế danh Lê Văn Thưởng, đệ tử HT Trí Thủ - chùa Báo Quốc, pháp danh Nguyên Minh. Năm 1962 vào giảng dạy trường Bồ Đề Quảng Ngãi. Năm 1970, hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề Mộ Đức, Đặc ủy Hoằng pháp và Phó ban đại diện PG Quảng Ngãi. Năm 1985, Thượng tọa vào tu học tại Quảng Hương Già Lam - Gò Vấp và tập trung vào sáng tác, năm 1996 lập tịnh thất Đạo Nguyên ở An Phú Đông và định cư ở đây, tác phẩm:Lãng du bình thoại; Trầm tư lục; Đá nát vàng phai (thơ); Rời một phương (thơ), nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán TP Hồ Chí Minh - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.

- Thích Quảng Đức (1897-1963), Hòa thượng, Thánh tử đạo, ngài thế danh Lâm Văn Tuất. Năm 1932, hội An Nam Phật học ra đời, ngài được mời làm Chứng minh đạo sư cho chi hội Phật học Ninh Hòa. Ngài đã khai sơn, trùng tu, xây dựng 31 ngôi chùa. Riêng tại Khánh Hòa, Hòa thượng đã xây dựng và trùng tu 14 ngôi chùa trong đó có chùa Đức Hòa được xây dựng năm 1942, ngôi chùa cuối cùng là Quan Thế Âm - Phú Nhuận. Năm 1953, ngài được thỉnh cử làm Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Tăng già Nam Việt, đồng thời trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của hội Phật học Nam Việt. Trong phong trào đấu tranh của PG năm 1963, ngài phát nguyện thiêu thân để cúng dường và bảo vệ đạo pháp, để lại bức thư gọi là "Lời nguyện tâm huyết". Nhục thân ngài được thiêu lại dưới ngọn lửa 4000 độ - xương thịt cháy tiêu hết, duy chỉ có trái tim của ngài vẫn còn nguyên. Trái tim của ngài là biểu tượng đấu tranh của Phật giáo đồ đưa đến thành công. Năm 1965, Giáo hội PGVNTN đã tôn phong ngài lên hàng Bồ tát thánh tử đạo, nguyên quán Khánh Hòa, trú quán Sài Gòn - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.

- Thích Tâm Đức, Thượng tọa, sinh năm 1953, thế danh Nguyễn Xuân Kính, đệ tử trưởng lão HT Thích Minh Châu. Phó viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự TW GHPGVN, nguyên quán Quảng Bình, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Giáo thọ Thiện Đức (1927-2010), Cư sĩ, thế danh Võ Tấn Vượng. Năm 1945, ông xuất gia tại chùa Đặng Lộc - Lệ Thủy - Quảng Binh, là đệ tử HT Định Tuệ, đặt pháp danh Lệ Thật. Năm 1947, bổn sư dẫn ông vào Huế học tại PHĐ Báo Quốc. Ông thọ cụ túc giới năm 1949 tại giới đàn chùa Báo Quốc do HT Tịnh Khiết làm Đàn đầu truyền giới. Sau khi thọ giới, bổn sư ban pháp hiệu là Thiện Đức. Năm 1956, PHV Trung Phần thành lập ở chùa Hải Đức Nha Trang. Ông được cử vào đây giảng dạy kinh luật cho chúng Sa di. Năm 1957, ông thọ Bồ tát giới tại giới đàn PHV Trung Phần. Từ năm 1958-1960, ông được cử làm giảng sư đi giảng dạy các tỉnh Trung phần. Năm 1961, ông được bổ nhiệm làm Chánh đại diện PG tỉnh Pleiku. Năm 1964, ông đi vào sâu các vùng Cao nguyên xây dựng khuôn hội, lập chùa chiền cho đồng bào di cư vào đây lập nghiệp. Trong phong trào đấu tranh của PG năm 1963, ông bị bắt ngồi tù ở trại giam Kon Tum. Năm 1964, ông hoàn tục làm Cư sĩ tại gia, được giao làm giám đốc Phòng phát hành kinh sách và nhà in Hoa Sen tại TP Nha Trang. Đây là cơ sở kinh tài của PHV Ttrung Phần, cùng với Hãng vị trai Lá Bồ Đề, để nuôi Tăng sinh PHV ăn học. Năm 1990, trường Trung cấp Phật học tỉnh Khánh Hòa được thành lập, ông được mời giảng dạy kinh luận cho Tăng ni sinh. Năm 2002, ông tham gia Ban phiên dịch Pháp tạng PG do HT Đổng Minh làm trưởng ban, đã góp phần dịch nhiều Kinh Luật Luận phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước. Ông xả báo thân ngày mồng 7 tháng 9 năm Nhâm Thìn (14-10-2010) thọ 84 tuổi, nguyên quán Quảng Bình, trú quán Nha Trang - Khánh Hòa - theo NNC Lê Tư Chỉ cung cấp.

- Tâm Thiện Đức, Cư sĩ, Doanh nhân, Phật tử thuần thành, Tiến sĩ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà, Ủy viên BCH Trung ương hội Xuất bản Việt Nam, Ủy viên BCH TW hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông - GHPGVN, sinh năm 1965, Cư sĩ đã sống, làm việc và có mặt gần 16 năm ở nước ngoài, đã đi qua 41 quốc gia, nên được biết đến như một người ham học và khám phá. Cư sĩ biết đến 4 ngoại ngữ và rất ham đọc, mê truyền bá văn hóa đọc đến 93 triệu dân Việt Nam, thông qua hàng trăm buổi nói chuyện hay giảng về văn hóa đọc và kỹ năng đọc sách siêu tốc nên được mệnh danh là “tiến sỹ văn hóa đọc”. Trong các dòng sách do Cư sĩ và Công ty sách Thái Hà xuất bản, có một dòng sách Phật giáo với những cuốn sách rất có giá trị của các bậc cao tăng thạc đức nổi tiếng. Cư sĩ muốn thật nhiều người con đất Việt được đọc kinh sách, được ứng dụng những lời Phật dạy vào công việc và cuộc sống. xuất hiện trên hầu hết các kênh truyền hình lớn trên cả nước. Đặc biệt là “Chào ngày mới”, “Gõ cửa ngày mới”, “Mỗi tuần 1 chuyện - Đối thoại với Lê Hoàng”, “Đường đến thành công”, “Sự kiện và bình luận”... Ông cũng là tác giả và chủ biên của 10 đầu sách “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”, “Trồng hoa không cho mọc rễ”, “Happy Book - Hạnh phúc mỗi ngày”, “Happy Book - Hạnh phúc mỗi phút giây”, “Tướng lĩnh Việt Nam thế kỷ XX qua lời kể của người thân”, “Tôi tự hào là người Việt Nam” và “Nhà máy sản xuất niềm vui". Cư sĩ viết rất nhiều bài báo cho hầu hết các tờ báo lớn như VnExpress. Vietnamnet, Dân Trí, Doanh nhân Sài Gòn, Tuổi trẻ, Thanh Niên... đặc biệt là cho mảng Phật giáo như “Văn hóa Phật giáo”, “Giác ngộ”, “Phatgiao.org.vn”, “thuvienhoasen.com... Trong mỗi lĩnh vực, mọi người lại biết đến ông trong một góc khác nhau. Ông cũng là diễn giả nổi tiếng đã từng thuyết trình tại các diễn đàn lớn trên thế giới tại Frankfurt, Đức, Bắc Kinh, Trung Quốc, Tokyo, Nhật Bản, Kuala Lumpur, Malaysia... Cư sĩ đã thực hành thiền đều đặn trên 10 năm nay. Cư sĩ hướng dẫn rất nhiều khóa thiền cho các doanh nhân, lãnh đạo và các bạn trẻ - nguyên quán Thái Bình, trú quán Hà Nội - theo Thích Vân Phong biên khảo.

- Thích Thiện Đức, Hòa thượng, nguyên trụ trì chùa Khánh Sơn, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Vào thập niên 1940-1950, ngài đã nuôi chứa các chiến sĩ yêu nước chống thực dân Pháp. Làm cơ sở hoạt động, tiếp chuyển tiếp tế, tuyên truyền tư tưởng yêu nước đến tầng lớp nhân dân và đồng bào Phật tử một cách nhanh chóng. Trong thời gian này, chùa Khánh Sơn xuất gia hợp pháp trên 100 tu sĩ, là những người bất mãn chế độ thực dân phong kiến và một số đồng chí cách mạng yêu nước, lưu ngụ bám trụ làm cơ sở đã cảm hoá chư Tăng và đồng bào Phật tử phát triển thành lực lượng quần chúng vững mạnh. Không rõ nguyên quán - theo Thích Vân Phong biên khảo.

- Thích Thiện Đức (1939-1995), Hòa thượng, Ủy viên kiêm Thủ quỹ BTS Thành hội PG TP Hồ Chí Minh, Chánh đại diện PG Quận 3, chủ nhiệm Tổ SX sơn mài PG Hương Vân quận 3, trụ trì chùa Pháp Vân - quận 3, nguyên quán Châu Đốc, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Thích Thuận Đức (1918-2000), Hòa thượng, thế danh Nguyễn Thanh Đễ, xuất gia năm 1931 với tổ Quảng Lãm - chùa Bằng Lăng - Nam Định, pháp danh Thuận Đức. Năm 1938, ngài thụ đại giới tại chốn tổ Lãng Lăng (Kim Sa tự) - Xuân Trường - Nam Định. Năm 1950, ngài làm Bí thư hội PG Cứu quốc tỉnh Nam Định. Năm 1958, ngài được bầu vào BTS Trung ương hội PGTNVN kiêm Chánh thư ký PG tỉnh Nam Định. Năm 1985, ngài trụ trì chùa Cổ Lễ - Nam Định và được bầu vào Ban Thường trực HĐTS GHPGVN. Năm 1991, ngài kiêm trụ trì chùa Đại Bi - Nam Định. Năm 1997, ngài được cung thỉnh vào Hội đồng Chứng minh TW kiêm Phó chủ tịch HĐTS và Trưởng ban Nghi lễ TW GHPGVN. Năm 2000, ngài giữ chức Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nam Định, ngài xả báo thân ngày 19 tháng 10 năm Canh Thìn (14-11-2000) thọ 82 năm, 59 hạ lạp, nguyên quán trú quán Nam Định - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Thích Trí Đức (1909-1999), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40, thế danh Nguyễn Văn Hai, xuất gia năm 1920 với tổ Như Bằng - chùa Huê Nghiêm - Thủ Đức, pháp danh Hồng Phước. Năm 1934, ngài thọ đại giới tại giới đàn chùa Bảo An - Biên Hòa. Năm 1945, ngài là Chủ tịch PG Cứu quốc huyện Long Thành. Năm 1946, ngài trụ trì chùa Bửu Thiền - Núi Thị Vải. Năm 1953, ngài trụ trì chùa Long Nhiễu - Thủ Đức. Năm 1957, ngài kế thế trụ trì chùa Huê Nghiêm - Thủ Đức. Năm 1987, ngài được suy tôn Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, ngài là bổn sư của HT Thích Trí Quảng, ngài xả báo thân vào ngày 21 tháng Giêng năm Kỷ Mão (08-03-1999) thọ 91 năm, 65 hạ lạp, nguyên quán trú quán Gia Định - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Thích Trí Đức (1915-1999), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40, thế danh Nguyễn Thuần Nam, xuất gia năm 1925 với HT Tâm Viên Ngộ Chỉ - chùa Vĩnh Hòa - Bạc Liêu, pháp danh Hồng Phương, pháp hiệu Huệ Phước, tiếp nối dòng thiền Lâm Tế Chánh tông đời thứ 40. Năm 1935, ngài thọ đại giới tại giới đàn chùa Giác Lâm do HT Hoằng Nghĩa làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1938, ngài được bổn sư truyền pháp ấn và ban pháp húy Chơn Bảo, hiệu Trí Đức, tục diệm truyền đăng, nối pháp dòng thiền Lâm tế Gia Phổ đời thứ 40. Năm 1939, ngài trùng tu và trụ trì chùa Long Phước - Lấp Vò - Đồng Tháp. Năm 1945-1954, ngài làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt và PG Cứu quốc huyện Lấp Vò. Năm 1961, ngài kế thế trụ trì chùa Vĩnh Hòa - Bạc Liêu. Năm 1962, ngài làm Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già quận Vĩnh Lợi - Sóc Trăng. Năm 1968, ngài sáng lập trường Bồ Đề-Sóc Trăng. Năm 1971, ngài làm Đường đầu Hòa thượng trong giới đàn chùa Quan Âm - Cà Mau. Năm 1973, ngài là Thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống GHPGVNTN. Năm 1990, là Chánh đại diện thị xã Bạc Liêu. Năm 1997, ngài được suy tôn Thành viên HĐCM GHPGVN, ngài xả báo thân ngày 26 tháng 5 năm Kỷ Mão (09-06- 1999) thọ 84 năm, 64 hạ lạp, nguyên quán trú quán Bạc Liêu - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Thích Vạn Đức, Thượng tọa, sinh năm 1959, thế danh Nguyễn Văn Hùng, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 44, xuất gia năm 1970 với HT Quảng Xã - chùa Huệ Chiếu - Kon Tum. Năm 1980 thọ đại giới và theo học tại PHV Thiện Hòa chùa Ấn Quang và lớp nghiên cứu chùa Già Lam. Năm 1989, trụ trì chùa Bửu Tháp, - Phước Tân- Biên Hòa. Năm 1994-2000, là Đại diện PG xã Phước Tân, huyện Long Thành, Đồng Nai. Năm 2012, làm Ủy viên BTS PG TP Biên Hòa kiêm Trưởng ban Hoằng pháp TP Biên Hòa, Trưởng ban Pháp chế PG TP Biên Hòa, nguyên quán Núi Thành Quảng Nam, trú quán Biên Hòa Đồng Nai.

- Thích Vân Đức (1952-2012), Thượng tọa, thế danh Nguyễn Bân, xuất gia năm 1968 với HT Tịnh Từ - chùa Từ Hiếu - Huế, pháp danh Tâm Phước, pháp tự Vân Đức. Năm 1977, Thầy thọ đại giới tại giới đàn chùa Báo Quốc do HT Trí Thủ làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1992, Thượng tọa trụ trì chùa Từ Phong Lan Nhã - Huế. Năm 2002, Thầy trùng kiến chùa và xây thêm các hạng mục khiến chùa cảnh khang trang. Thượng tọa làm Dẫn thỉnh và Tôn chứng sư trong các giới đàn ở Từ Hiếu, Quốc Ân vào năm 1994, 2005, 2008. Bệnh duyên tái phát, Thượng tọa xả báo thân năm 2012, thọ 60 năm, 35 tuổi đạo, tháp lập ở khuôn viên chùa Từ Phong Lan Nhã - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa tập 3.

- Thích Viên Đức (1932-1980), Thượng tọa, dịch giả, dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời 43, thế danh Phạm Văn Nghi, xuất gia năm 1950 với HT Phước Trí - chùa Phước Sơn - Đồng Tròn - Phú Yên, pháp danh Đồng Viên, pháp tự Thông Lợi, pháp hiệu Viên Đức. Năm 1954, ngài học PHV Hải Đức - Nha Trang. Năm 1957, ngài thọ đại giới tại giới đàn PHV Hải Đức do HT Giác Nhiên - chùa Thiền Tôn làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1960-1962 ngài làm Chánh hội trưởng PG Đăk Lăk và trụ trì chùa Sắc tứ Khải Đoan. Năm 1963, ngài xây Đại bảo tháp thờ kinh Pháp Hoa và tịnh thất tu trì Mật Tông ở Tu Bông - Khánh Hòa, cùng năm ngài làm Chánh hội trưởng PG tỉnh Quảng Đức. Năm 1964, ngài khai sơn chùa Dược Sư- Ban Mê Thuột và được GHPGVNTN cử làm Chánh đại diện PG tỉnh Biên Hòa. Năm 1967, ngài về nhập thất hành trì Mật Tông tại chùa Dược Sư - Ban Mê Thuột. Cùng năm, ngài được HT Vạn Ân, bậc chuyên tu bí mật hạnh chùa Hương Tích - Phú Yên trao kinh truyền ấn Mật giáo. Đến ngày Rằm tháng 5 năm Đinh Mùi (1967), ngài lại được HT Từ Thạnh chùa Thiền Sơn - Phú Yên trao ấn khế để hoằng dương Chơn Ngôn tông. Năm 1974, ngài về trụ trì chùa Thiền Tịnh - Thủ Đức, và thành lập các đạo tràng Mật giáo tại đây. Suốt cuộc đời tu trì, ngài đã dịch thuật, biên soạn trên 100 đầu sách kinh luận Mật giáo để lưu hành, điển hình như: Hiển Mật viên thông thành Phật tâm yếu; Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni hội thích; Kinh Đại thừa Trang nghiêm Bảo vương; Thất Cu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh... ngài xả báo thân trên đường hành hương về thánh địa Chơn Ngôn Tông ngày 12 tháng 7 năm Canh Thân (1980) hưởng 49 năm, 23 hạ lạp, tháp lập tại chùa Thiền Tịnh, nguyên quán Phú Yên, trú quán TP Hồ Chí Minh - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

- Thích Phước Đường (1932-2017), Hòa thượng, viện chủ thiền viện Trúc lâm - Paris, Là bào đệ của HT Thích Thiện Châu- Đệ nhất trụ trì thiền viện Trúc Lâm - Paris. Ngài là Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng minh Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp, ngài viên tịch ngày 20 tháng 6 năm Đinh Dậu (12-07- 2017) tại Pháp, thọ 85 tuổi, 49 hạ lạp, nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán Paris - Pháp quốc.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 22
    • Số lượt truy cập : 6057758