Thông tin

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Khu

Khu

 

- Thích Minh Khuê (1912-1978), Thượng tọa, xuất gia năm 1957 tại Đại Tòng Lâm, đệ tử HT Thích Thiện Hòa, Chánh đại diện PG tỉnh Phước Tuy, khai sơn 7 ngôi chùa, biên soạn gần 20 tập sách Phật học, nguyên quán trú quán Bà Rịa - Thích Vân Phong biên khảo.

- Hoàng hậu Hiếu Khương (1738-1811) tục danh Nguyễn Thị Hoàn (thân mẫu của vua Gia Long), Bà đề nghị triều đình ban Sắc Tứ Từ Ân Tự, một ngôi Cổ tự của đất Sài Gòn - Gia Định. Bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu, vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân); Bà được tuy tặng là Hiếu Khương Hoàng Hậu. Theo tài liệu của Nguyễn Phước tộc thì Hiếu Khương Hoàng hậu với danh hiệu Ý Tĩnh Khang hoàng hậu Nguyễn Thị Hoàn, người ở làng Minh Linh, phủ Thừa Thiên, con gái Diễn quốc công Nguyễn Phúc Trung, mẹ là Phùng phu nhân - theo Thích Vân Phong biên khảo

- Thích Như Khương (1930 -1982), Hòa thượng, pháp danh Như Khương, pháp tự Giải Hương, pháp hiệu Thanh Quang, đời 41 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Hòa thượng thế danh Phạm Văn Dư, sinh năm Canh Ngọ (1930) tại thôn Hà Nha, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Năm 1957, ngài xuất gia với HT Đồng Phước tại chùa Cổ Lâm, sau đó ra nhập chúng tu học tại chùa Tam Thái dưới sự hướng dẫn của HT Trí Giác. Năm 1964 thọ Tỳ kheo tại chùa Phổ Quang - Sài Gòn. Ngài từng trụ trì các chùa như: chùa Hải Hội - Mân Quang (1966-1968), chùa Tỉnh hội Đà Nẵng (1974-1975), sau năm 1975 ngài về trụ trì chùa Phổ Quang- quận Thanh Khê - Đà Nẵng. Ngài đảm nhiệm Chánh thư ký GHPGVNTN thị xã Đà Nẵng, sau đó là Đặc ủy Tăng sự khu I, GHPGVNTN tỉnh QNĐN. Hòa thượng viên tịch ngày mồng 6 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1982), thọ 63 tuổi. Ngài nguyên quán Quảng Nam, trú quán Đà Nẵng - theo Thích Như Tịnh sưu khảo

- Thích Vĩnh Khương (1914-2004), Hòa thượng, tục danh Ngũ Bá Khương, tên thật Trà Văn Xiêu, sinh ngày 11-03-Giáp Dần (1914), năm Dân Quốc thứ ba, tại làng Thành Xương, huyện Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nối pháp Hiền Thủ Hoa Nghiêm tông đời thứ 33. Năm 1954, ngài được lão HT Thích Từ Quản, trụ trì chùa Ngọc Hoàng cạo tóc xuất gia. Sau khi trở thành trang Thích tử, ngài tinh tấn tu học, công quả, nghiêm trì giới luật. Năm 1958, được sự tín nhiệm của HT bổn sư và cộng đồng Phật tử Hoa tông, ngài được tiến cử trụ trì. Ngài nhận thấy Ngọc Hoàng Cổ Tự là nơi tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn, rất thuận lợi cho việc hoạt động Cách mạng, ngài đã bí mật biến nơi tín ngưỡng Hoa tông này trở thành Cơ sở tối mật cho các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn và hỗ trợ từ tinh thần đến vật chất. Năm 1963, ngài đã mật báo các chiến sĩ Cách mạng trừng trị những tên Quốc Dân đảng Đài Loan. Năm 1967, ngài được sự kính trọng của Phật tử bổn tự, họ đã cúng dường tịnh tài để ngài đứng tên mua nhà ở Phú Thọ Hòa để làm nơi cất dấu vũ khí, chất nổ, chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công mùa xuân năm Mậu Thân (1968), cảm thấy có nguy cơ bị phát hiện, ngài đã linh động giúp các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân, hỗ trợ kinh phí, nhu yếu phẩm cá nhân, phương tiện và nhân lực để di chuyển rút lui an toàn. Năm 1970, Cơ sở hoạt động Cách mạng bị địch phát hiện và đã gây phiền hà đến việc sinh hoạt tín ngưỡng nhân gian tại bổn tự, được Phật tử phát tâm cúng dường kinh phí để ngài mua đất cất chùa tại vùng ngoại ô quận Bình Thạnh, cách ĐaKao 6 km, ngôi chùa mới được hoàn thiện đặt tên chùa Ân Phước và tổ chức lễ lạc thành năm 1973. Năm 1982, HT đến tiếp quản điện Ngọc Hoàng đường Mai Thị Lựu - Dakao - quận Nhất. Năm 1984, Hòa thượng đổi thành chùa thờ Phật hiệu là Phước Hải, từ đó chùa mỗi ngày sung túc hơn, dân chúng đi lễ Phật không chỉ người Hoa mà người Việt rất đông, Hòa thượng nguyên quán Quảng Châu, trú quán TP Hồ Chí Minh.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 35
    • Số lượt truy cập : 6472042