Thông tin

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Li

Li

 

- Thích Chánh Liêm (1938-2008), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 40, thế danh Nguyễn Văn Trú (Triết), xuất gia năm 1958 với HT Phước Huệ - chùa Hải Đức - Huế, pháp danh Chơn An, pháp tự Chánh Liêm. Sau khi xuất gia, ngài được bổn sư gởi vào PHV Báo Quốc tu học. Năm 1965, ngài thọ đại giới tại giới đàn Vạn Hạnh - chùa Từ Hiếu do HT Giác Nhiên làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1967, ngài làm Đặc ủy Thanh niên kiêm giảng dạy trường Bồ Đề thị xã Quảng Trị. Năm 1969, ngài trụ trì chùa Tỉnh hội Phật học Quảng Trị. Năm 1975, ngài trụ trì chùa Châu Quang - thị xã Đông Hà. Năm 1996, ngài làm Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Trị. Trong cuộc đời hành đạo, ngài đã khai sơn: Hải Đức Sơn Tự - Đông Hà (1988), xây dựng Vạn Phật Tháp 7 tầng - Tây Nam thị xã Đông Hà (2004), chùa Đại An - Đông Hà (1990-2007), ngài xả báo thân ngày 11 tháng 11 năm Mậu Tý (07- 12-2008) thọ 71 năm, 44 hạ lạp, nguyên quán trú quán Quảng Trị - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

- Thích Bích Liên (1876-1950), Hòa thượng, nhà Nho, tác gia, dịch giả, ngài pháp hiệu Thích Trí Hải, Bích Liên vốn là hiệu chùa của ngài, thế danh Nguyễn Trọng Khải, bút hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị). Năm 1919, xuất gia với HT Hoằng Thạc - chùa Thạch Sơn - Quảng Ngãi, được pháp danh Chơn Giám, pháp tự Đạo Quang, pháp hiệu Trí Hải. Năm 1928, HT Khánh Hòa ở miền Nam ra làm Pháp sư trường Hạ chùa Long Khánh - Quy Nhơn, cảm mến tài trí cùa ngài, đã mời ngài vào miền Nam hoạt động cho phong trào chấn hưng PG, ngài góp công lớn cho hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học và tạp chí Từ Bi Âm. Năm 1934, ngài về quê khai sơn chùa Bích Liên, từ đó có hiệu là HT Bích Liên. Năm 1937, ngài làm chủ bút tạp chí Tam Bảo của hội Đà Thành Phật học - Đà Nẵng. Năm 1919, ngài giảng dạy ở PHĐ Long Khánh, tác phẩm: Liên Tông Thập Niệm Yếu Lãm; Tịnh Độ Huyền Cảnh; Tây Song Ký; Tích Lạc Văn , tác phẩm diễn Nôm: Qui Sơn Cảnh Sách; Mông Sơn Thí Thực Khoa Nghi, nguyên quán trú quán Bình Định - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.

- Thích Hồng Liên (1915-1999), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40, thế danh Nguyễn Văn Ánh, xuất gia năm 1927 với tổ Chánh Thành - chùa Vạn An - Sa Đéc, pháp danh Thiện Lạc, pháp hiệu Hồng Liên. Năm 1934, PHĐ Lưỡng Xuyên khai mở, ngài được bổn sư cho theo học tại đây. Năm 1935, ngài thọ đại giới tại giới đàn chùa Long Hòa - Tiểu Cần - Trà Vinh do HT Khánh Hòa làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1938-1945, ngài cùng đoàn Tăng sinh miền Nam được gởi ra học tại PHĐ Báo Quốc - Huế. Năm 1945, toàn quốc kháng chiến, ngài trở về chùa Vạn An tu học và tham gia cách mạng, với nhiệm vụ giao liên vận chuyển công văn từ Trà Vinh qua lại Sa Đéc. Năm 1951, ngài được nghỉ công tác, về chùa Phước Thiện - Bến Tre để dưỡng bệnh. Năm 1952, ngài về trụ trì chùa An Phước - Giồng Trôm - Bến Tre. Từ năm 1955- 1958, ngài mở lớp Gia giáo dạy Ni chúng các chùa trong tỉnh Bến Tre. Năm 1987, ngài làm trưởng đoàn Đại biểu dự Đại hội PG nhiệm kỳ II tại Hà Nội. Năm 1990-1993, ngài là Giám Luật trường Hạ Viên Giác và Viên Minh của PG Bến Tre tổ chức. Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng trong các giới đàn của PG tỉnh hội tổ chức vào năm 1989,1991,1993. Năm 1992, ngài được cung thỉnh làm Chứng minh BTS PG tỉnh Bến Tre. Ngài xả báo thân ngày mồng 5 tháng 6 năm Kỷ Mão (17-07-1999), thọ 84 năm, 64 hạ lạp, nguyên quán Trà Vinh, trú quán Bến Tre - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

- Trần Hồng Liên, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Cư sĩ, pháp danh Diệu Thành, NNC sử học PG, sinh năm 1953, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Dân tộc - Viện KHXH vùng Nam bộ, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu PGVN - Viện NCPHVN, tác phẩm: Những ngôi chùa ở TP Hồ Chí Minh (viết chung - 1993); Những ngôi chùa ở Nam bộ (viết chung - 1994); Chùa Giác Lâm, di tích lịch sử - văn hóa (1999); Văn hóa người Hoa ở Nam bộ (2005); Văn hóa người Hoa ở Nam bộ - Tín ngưỡng tôn giáo (2005); Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam bộ Việt Nam từ thế kỷ XVII đến 1975 (2000); Phật giáo Nam bộ (1996); Vấn đề Dân tộc và Tôn giáo ở Sóc Trăng (2002); Cộng đồng Ngư dân Việt ở Nam bộ (2004); Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ (2004); Nam bộ - dân tộc và tôn giáo (chủ biên - 2005); Phật giáo ở thành phố Hồ Chí Minh (2000); Văn hóa người Hoa ở TP Hồ Chí Minh (chủ biên - 2007), Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam (2010); Phật giáo ở Bình Dương, hiện trạng và lịch sử (chủ biên - 2016), nguyên quán Lai Vung - Đồng Tháp, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Thích Nữ Huỳnh Liên (1923-1987), Ni trưởng, nhân vật nổi tiếng trong phong trào đấu tranh PG năm 1963 - 1966, nhân sĩ cách mạng, Ủy viên TW MTTQ Việt Nam. Năm 1958, Ni trưởng khai sơn và trụ trì Tịnh xá Ngọc Phương - Gò Vấp, làm trụ sở của Ni giới Khất sĩ Việt Nam, Ni trưởng để lại cho đời 2000 bài thơ nội dung Phật chất, nguyên quán Tiền Giang, trú quán TP Hồ Chí Minh - xem thêm "những ngôi chùa nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh".

- Thích Nhật Liên (1923-2010), Hòa thượng, thế danh Diệp Quang Tiền. xuất gia năm 1935 đệ tử HT Giác Nguyên - chùa Tây Thiên, pháp danh Tâm Khai, pháp tự Thiện Giác, pháp hiệu Trí Ân Nhật Liên, Năm 1940, học tăng PHĐ Tây Thiên. Năm 1944, giảng dạy Thích học đường Lưỡng Xuyên - Trà Vinh. Năm 1946, trú xứ chùa Long An - Triệu Phong - Quảng Trị và thành lập Phật học đường Quảng Trị đặt tại chùa Long An. Năm 1951, đại hội thành lập Giáo hội Tăng Già Việt Nam tổ chức tại chùa Hưng Long - Chợ Lớn, ngài được cử làm Tổng thư ký và làm cố vấn Hội Phật học Nam Việt kiêm chủ biên tạp chí Từ Quang. Năm 1954 ngài sang hành đạo ở nước Cao Miên và Lào. Năm 1969, ngài trở về nước và trụ trì chùa Văn Thánh - Thị Nghè. Năm 1975, về Long Khánh trụ trì chùa Long Thọ - cơ sở Tỉnh giáo hội, ngài có biệt tài sáng tác câu đối, thơ văn, ngài xả báo thân ngày 24 tháng 11 năm Kỷ Sửu (08-01-2010) thọ 87 năm, 59 hạ lạp, nguyên quán Quảng Trị, trú quán Đồng Nai - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

- Thích Quảng Liên (1926-2009), Hòa thượng, Tiến sĩ, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 43, thế danh Nguyễn Văn Chính, xuất gia năm 1942 với HT Vĩnh Thọ - chùa Vĩnh Long - Phú Yên, pháp danh Quảng Liên, pháp tự Bi Hoa, pháp hiệu Trí Hải. Sau khi xuất gia, ngài vào tham học tại PHĐ Lưỡng Xuyên - Trà Vinh. Năm 1947, ngài ra Huế học tại PHV Báo Quốc. Năm 1949, ngài thọ đại giới tại giới đàn PHĐ Liên Hải do HT Liễu Thoàn làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1950, ngài cùng chư tôn đức thành lập PHĐ Nam Việt- chùa Ấn Quang và làm Trưởng ban Hoằng pháp của Hội Phật học Nam Việt. Năm 1951, ngài du học ở Tích Lan, năm 1956 ngài tiếp tục sang Hoa Kỳ du học và tốt nghiệp tiến sĩ năm 1960. Trong giai đoạn 1960-1975, ngài về nước làm việc và giữ chức Cố vấn Ủy ban Văn hóa Châu Á, giáo sư đại học Văn khoa Sài Gòn. Năm 1963, ngài tham gia Ủy ban Liên phái Bảo vệ PG, giữ vai trò Ủy viên Dân sự và bị bắt cùng chư tôn đức trong cuộc bố ráp ngày 20-08-1963. Năm 1964, GHPGVNTN ra đời, ngài giữ chức Tổng vụ trưởng Tổng vụ Pháp sự (Văn hóa - Giáo dục - Xã hội), ngài sáng lập và xây dựng hệ thống trường Bồ Đề trên khắp miền Nam, ngài giữ chức hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề Sài Gòn. Năm 1967, ngài khai sơn và trụ trì tu viện Quảng Đức- Thủ Đức, tác phẩm: Kinh Dược Sư; Kinh Viên Giác; Kinh Nhật Tụng (Nghĩa); Kinh Vu Lan - Báo Hiếu; Tu bát quan trai giới; Đại Thừa Khởi Tín Luận;Phật Giáo hiện đại;Tư tưởng Phật giáo; Bổn phận người Phật tử; Hai bài thuyết pháp Phật giáo Anh Việt; Phật Giáo và triết học Tây Phương; Sử cương triết học Ấn Độ; Duy thức học; Trung Quán Luận... Ngài xả báo thân ngày mồng 5 tháng 5 năm Kỷ Sửu (28-05-2009) thọ 84 năm, 60 hạ lạp, nguyên quán Phú Yên, trú quán Thủ Đức- TP Hồ Chí Minh - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

- Hòa thượng Tố Liên (1903-1977), Hòa thượng, thế danh Nguyễn Thanh Lai, xuất gia với tổ Thanh Tích - chùa Hương Tích. Năm 1935, ngài được hội Bắc kỳ Phật giáo mời ra chùa Quán Sứ để chung lo Phật sự. Ngài nổi tiếng qua các bài viết ký tên Tỷ khiêu Thích Thanh Lai, ngày 26-5-1950, đại hội PG thế giới lần thứ nhất tại Colombo - Tích Lan gồm 26 nước, HT Tố Liên làm trưởng đoàn PG Việt Nam tham dự, ngài là người đem lá cờ ngũ sắc PGTG đầu tiên về Việt Nam. Năm 1952, Giáo hội Tăng già Toàn quốc được thành lập, ngài được cử làm Tổng thư ký và sau đó đi dự đại hội PG thế giới tại Nhật Bản. Là chủ nhiệm và chủ bút nguyệt san Phương Tiện, viết bài thường kỳ trên báo Đuốc Tuệ. Về giáo dục, ngài có công thành lập trường tiểu học Khuông Việt - chùa Quán Sứ, trường Trung học Vạn Hạnh - Hàm Long - Hà Nội và tuyển chọn Tăng sĩ đi du học nước ngoài. Đối với PGVN, ngài là hội viên sáng lập và lập chi bộ hội PGTG tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, ngài là Phó hội trưởng hội PG Tăng già Bắc Việt. Sự nghiệp trước tác: Tấm Gương Quy Y; Sự Lý lễ tụng; Ký sự phái đoàn PGVN đi Ấn Độ và Tích Lan, ngài viên tịch chiều ngày 13 tháng 2 năm Đinh Tỵ (01-04-1977) tại chùa Quán Sứ, thọ 75 năm, hoằng pháp 45 năm. Bảo tháp xây ở chùa Huỳnh Cung - Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Tây, ngài nguyên quán Hà Đông, trú quán Hà Nội - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.

- Chánh Niệm Tiên Liễu (1762-1822), Hòa thượng tổ sư, danh tăng miền Nam, có công lao trùng kiến chùa Hưng Long - Chợ Lớn, chưa rõ nguyên quán trú quán - theo Biên niên sử PG Sài Gòn Gia Định.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 77
    • Số lượt truy cập : 6946755