Thông tin

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Lu

Lu

 

- Thích Minh Luân (1903-2003), Hòa thượng, thế danh Nguyễn Quang Cơ, xuất gia năm 1923 với Sư tổ Thích Thông Tường - chốn tổ Gia Xuyên - Hải Dương, được pháp danh Minh Luân, pháp hiệu Thiện Hòa. Năm 1929, ngài thọ đại giới tại tổ đình Gia Xuyên (chùa Dừa) do bổn sư làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1931, ngài được bổ nhiệm về trụ trì chùa Đại Tỉnh - huyện Tứ Kỳ. Năm 1944-1945, ngài tham gia cách mạng, làm tổ trưởng tổ Việt Minh xã Hoàng Diệu - huyện Tứ Kỳ. Năm 1946, ngài kế thừa trụ trì chốn tổ Gia Xuyên. Năm 1947, ngài làm Chủ tịch PG Cứu quốc huyện Gia Lộc. Năm 1954, hòa bình lập lại, ngài về chùa Đại Tỉnh tiếp tục tu hành. Năm 1957, ngài được thỉnh về trụ trì chùa Đống Cao- huyện Gia Lộc. Năm 1964-1972, chùa Đống Cao là trụ sở của UB MTTQ tỉnh làm việc, là nơi tránh bom đạn của giặc Mỹ. Năm 1968 ngài là Phó hội trưởng chi hội PG Thống nhất tỉnh Hải Hưng và Ủy viên MTTQ tỉnh. Năm 1970, ngài tham dự lớp Tu học Phật pháp Trung ương tại tổ đình Quảng Bá - Hà Nội. Năm 1981-1987, ngài được suy cử làm Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN. Năm 1987, ngài làm Trưởng BTS PG tỉnh Hải Hưng. Năm 1988, ngài vận động thành lập trường Cơ bản Phật học và ngài làm hiệu trưởng. Năm 1997-2002, ngài làm Trưởng BTS PG tỉnh Hải Dương. Trong các giới đàn của tỉnh hội PG, ngài luôn được thỉnh làm Đàn đầu truyền giới hoặc Giáo thọ, A xà lê Sư. Ngài được tặng thưởng nhiều huân chương - huy chương cao quý của Nhà nước và địa phương. Ngài mãn báo thân ngày 17 tháng 4 năm Quý Mùi (17-05-2003) thọ 100 năm, 75 tuổi đạo, nguyên quán trú quán Tứ Kỳ, Hải Dương - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

- Thanh Trí-Hải Luận (1858-1939), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 41, pháp hiệu Tuệ Giác, thế danh Trương Văn Luận, đệ tử ngài Hải Thiệu Cương Kỷ - chùa Từ Hiếu. Năm 1898 được sắc phong trụ trì chùa Thiên Mụ, đồng thời nhận cung thỉnh trụ trì chùa Quảng Tế. Năm 1913, ngài được phong làm Tăng cang chùa Thiên Mụ, đến năm 1934 ngài trở về chùa Quảng Tế, nguyên quán Quảng Ngãi, trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.

- Thích Như Luận (1940-2012), Hòa thượng, pháp danh Như Luận, pháp tự Giải Nghị, pháp hiệu Trí Thức, đời 41 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài thế danh Đoàn Kỳ Thắng, sinh năm Canh Thìn (1940) tại xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Xuất gia với HT.Chơn Phát tại chùa Long Tuyền. Thọ Tỳ kheo năm 1964 tại Việt Nam Quốc Tự, sau đó về đảm nhiệm Giám thị trường Bồ Đề Hội An. Sau 1975 về trụ trì chùa Vĩnh Gia kiêm Chánh đại diện huyện Điện Bàn. Ngài đảm nhận Phó Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo QNĐN. Ngài là một trong những nhân tố tích cực của Phật giáo Quảng Nam sau thế hệ "Tứ Trụ", là niềm kỳ vọng gởi gắm của chư tôn đức. Tuy nhiên ngài lâm trọng bệnh vào năm 1992 và viên tịch vào ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thìn (2012), hưởng thọ 73 tuổi. Ngài nguyên và trú quán tại Quảng Nam - theo Thích Như Tịnh sưu khảo.

- Thích Thiện Luật (1898 1969), Hòa thượng, danh tăng PG Nam Tông Việt Nam, thế danh Ngô Bảo Hộ, xuất gia năm 1934 tại chùa Prek-Reng - Campuchia. Năm 1937, lúc 39 tuổi, ngài thọ đại giới và nhập chúng tu học tại chùa Sri Sagor, chuyên nghiên cứu Luật tạng. Năm 1940, ngài trở về Việt Nam hành đạo và xây dựng ngôi chùa Bửu Quang - Gò Dưa - Thủ Đức là ngôi chùa PG Nam Tông đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1956, ngài được cử giữ chức Phó Tăng thống Giáo hội PG Nam Tông Việt Nam. Năm 1958, cùng Sư Hộ Giác khai sáng chùa Pháp Quang - Gia Định. Năm 1964, ngài là Phó Tăng thống GHPGVNTN. Năm 1966, ngài là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hiến chương PG. Ngài xả báo thân ngày mồng 9 tháng 7 năm Kỷ Dậu (21-08-1969) thọ 71 năm, 32 tuổi Hạ, nguyên quán Sa Đéc, trú quán Sài Gòn - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Sư Danh Lung, Hòa thượng, hệ phái PG Nam Tông Khmer, pháp danh Ekasuvanna, trụ trì chùa Cantaransi - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó văn phòng II TW GHPGVN, Ủy viên TW MTTQ Việt Nam, Phó ban Văn hóa TW, Chánh văn phòng học viện Nam Tông Khmer - Cần Thơ, tác phẩm: Giáo dục Phật giáo - Nền Giáo dục hoàn thiện nhân loại, nguyên quán Kiên Giang, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Hải Trường Pháp Lữ (1806-1873), Hòa thượng, xuất gia với HT Nhất Định - chùa Báo Quốc - Huế, pháp danh Hải Trường, pháp tự Pháp Lữ. Ngài thích học hỏi và nghe nhiều, đã biên tập quyển sách "Cổ văn từ điển quát lục". Ngài được cử Phó trụ trì chùa Diệu Đế, trụ trì chùa Thanh Duyên. Năm 1866, ngài trụ trì chùa Linh Hựu. Năm 1873, ngày 26 tháng Giêng năm Quý Dậu, ngài thị tịch, thọ 68 năm, tháp lập ở khuôn viên chùa Báo Quốc, nguyên quán Quảng Trị, trú quán Thuận Hóa - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa tập 3.

- Thích Duy Lực (1923-2000), Hòa thượng, thiền sư, luận sư biện tài vô ngại, dịch giả, tác gia, hệ phái PG Hoa Tông Việt Nam. Ngài thế danh La Dũ, sinh tại Cần Thơ, Phụ thân gốc Hoa, mẫu thân gốc Việt, học thiền Công án Thoại đầu với Thiền sư Diệu Duyên (khai sơn Thảo Đường tự, Sài Gòn, Quan Âm các, Vũng Tàu), xuất gia năm 1973 với HT Hoằng Tu - chùa Từ Ân. Năm 1974, ngài thọ Tam đàn cụ túc tại giới đàn chùa Cực Lạc ở Maylaysia. Năm 1977, ngài chính thức hoằng dương pháp môn Tổ sư thiền Việt Nam. Năm 1989, ngài sáng lập Từ Ân Thiền Đường tại California-Mỹ Quốc. Năm 1996, ngài về nước xây dựng kinh tế tự túc cho các thiền đường và thuyết giảng thiền học khắp các tỉnh thành. Năm 1998, ngài được mời làm Ủy viên Ban Hoằng pháp TW GHPGVN. Tác phẩm và dịch phẩm của ngài rất nhiều: Đường lối Thực hành Tổ Sư thiền; Kinh Lăng Nghiêm lược giải; Kinh Lăng Già lược giải; Kinh Pháp Bảo Đàn lược giải; Kinh Viên Giác lược giải; Kinh Duy Ma Cật lược giải; Phật pháp với Thiền tông; Đại Huệ ngữ lục; Tham thiền cảnh ngữ; Thiền thất khai thị lục; Góp nhặt lời Phật tổ thánh hiền; Công án của Phật Thích Ca & Tổ Đạt Ma; Bá Trượng Quảng lục và Ngữ lục; Truyền tâm pháp yếu; Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu hành thiền tông; Danh từ thiền học; Chư kinh tập yếu; Tín Tâm Minh tịch nghĩa giải; Vũ trụ quan thế kỷ 21; Yếu chỉ Trung Quán luận; Yếu chỉ Phật pháp; Yếu chỉ Kinh Hoa nghiêm; Yếu chỉ Kinh Pháp hoa; Phật pháp với Khoa học và Tâm linh; Phật Pháp Với Khoa Học; ngài xả báo thân ngày mồng Một tháng Chạp năm Kỷ Mão (07-01-2000) thọ 77 năm, 25 năm hành đạo, nguyên quán Triều Châu - Trung quốc, trú quán TP Hồ Chí Minh - Mỹ quốc - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Đinh Viết Lực, sinh năm 1944, Tiến sĩ Tôn giáo học. Bút danh: Đinh Lực. Tác phẩm liên quan đến Phật giáo: 1. Sách “Từ Đạo Hạnh Trần Nhân Tông (Những trái chiều lịch sử)”, Nxb VHTT và Viện Văn hóa, 2011 (Đinh Viết Lực, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Đức Dũng). 2. Sách “Pháp tu Tịnh Độ và tượng Phật A Di Đà trong các ngôi chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Nxb VHTT và Viện Văn hóa, 2014. Ông có 18 bài viết về tượng Phật, Bồ tát, pháp tu Tịnh độ, mỹ thuật Phật giáo thời Trần... đăng trên các tạp chí Mỹ thuật, Nghiên cứu tôn giáo, Tản Viên Sơn... nguyên quán và trú quán Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.

- Thích Bình Lương (1882-1966), Hòa thượng, thế danh Phan Ngọc Đạt, sinh năm 1882 tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh. Ngài trụ trì chùa Việt Tông Từ Tế Thái Lan, là người đã cưu mang Bác Hồ trong suốt thời gian từ tháng 07 đến tháng 11 năm 1929. HT Bình Lương còn được cộng đồng người Việt ở Thái gọi là Cụ Sư Ba. Tháng 3-1964, HT Bình Lương bị bệnh nặng. Thể theo nguyện vọng của ngài muốn về cố hương để sống những ngày cuối cùng và gặp lại Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ nguyện vọng này, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có sự thoả thuận với Hội Chữ thập đỏ Thái Lan, phía Việt Nam đã tổ chức một chuyến bay đặc biệt đưa ngài từ Bangkok (Thái Lan) qua Viên - Chăn (Lào) và về Hà Nội. Bệnh viện Việt-Xô lúc ấy cũng đã cử 2 Bác sỹ sang tận nơi đón ngài này về nước. Và cũng từ đó, Bác Hồ nhiều lần vào viếng thăm HT Ân sư trong bệnh viện Việt-Xô. Hiện Bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn còn lưu giữ bức thư mà HT Bình Lương gửi cho Bác Hồ lúc ngài đang nằm viện. Trong bức thư này, ngài đã tường thuật lại câu chuyện Bác vào thăm ngài. Một lần, Bác vào thăm HT Ân sư nhưng Ngài đang hôn mê. Bác hỏi: “HT Ân sư còn nhớ tôi không?” Khi đó, vì ngài đang sốt và hôn mê nên đã lắc đầu. Khi tỉnh dậy, ngài được các Bác sỹ kể lại. Ngài lấy làm tiếc và đã viết thư cho Bác Hồ bày tỏ điều đó. Duyên Sa Bà quả mãn, ngài an nhiên viên tịch vào năm 1966 tại thủ đô Hà Nội, được an táng tại chùa Long Ân (Quảng Bá, quận Tây Hồ, TP Hà Nội). Trong chùa Long Ân hiện vẫn còn bảng ghi công của Hòa thượng Thích Bình Lương, trong đó ghi rõ cả quá trình ngài tu tại chùa Từ Tế - ngôi chùa có công che giấu nhiều thế hệ người Việt Nam làm cách mạng. Chư tôn đức Tăng già chùa Quán Sứ đúc pho tượng ngài hiện đang được thờ ở gian nhà tổ - theo Nguyễn Đại Đồng sưu khảo.

- Hoàng Ngọc Lương (1920-2008), NNC Phật học, sinh năm 1920, xuất gia từ năm 12 tuổi, từng làm thị giả cho Hòa thượng Tế Cát-Thích Doãn Hài (Dương Văn Hiển). Năm 1940 ông tham gia Việt Minh hoạt động bí mật vùng Thuỷ Nguyên Hải Phòng. Cách mạng thành công, ông là Chủ tịch Ủy ban cách mạng huyện Thuỷ Nguyên rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Về hưu năm 1980, ông hoạt động Phật giáo, vận động nhân dân đúc tượng Tuệ Trung Thượng Sĩ và dựng tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. nguyên quán tỉnh Hà Nam, trú quán Hải Phòng.

- Thích Nữ Thanh Lương (1876-1928), Ni trưởng, dòng dõi tôn thất, con gái của Thượng thư Tôn Thất Phan, là đệ tử xuất gia của HT Cương Kỷ - chùa Tường Vân, pháp danh Thanh Lương, pháp hiệu Hoàng Tịnh. Năm 1924, bà thọ Tỳ kheo ni giới tại giới đàn chùa Từ Hiếu. Ni trưởng đã có công vận động tài chính trong dòng họ để xây dựng nên chùa Thiên Hưng, nguyên quán trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.

- Minh Đức Thanh Lương (1915-1997), Cư sĩ, thế danh Vũ Phan, xuất thân là nhà giáo, và làm "thầy ký lục" trong thời Pháp thuộc. Năm 1945, toàn quốc kháng chiến, ông tham gia Ủy ban Hành chánh kháng chiến tỉnh Bắc Ninh. Năm 1946, ông nhậm chức Thẩm phán tòa án sơ cấp, phụ trách 3 huyện: Quế Dương, Gia Bình, Lang Tài. Năm 1948, ông đưa gia đình lên Hà Nội và học thêm tại Viện đại học Luật khoa - Hà Nội. Năm 1954, ông vào Nam và an cư tại đất Sài Gòn. Năm 1963, tận mắt nhìn thấy cuộc pháp nạn PG, là nhân duyên đưa ông đến với ngôi chùa Xá Lợi, trở thành một thành viên tích cực trong phong trào đấu tranh chống lại cường quyền nhà Ngô. Năm 1964, ông quy y Tam bảo tại chùa Xá Lợi, pháp danh Minh Duyên. Vì trùng lặp pháp danh, và muốn nêu bật tinh thần kinh Hoa Nghiêm mà ông đang tham cứu, nên ông xin đổi pháp danh là Minh Đức, hiệu là Thanh Lương (Quốc sư Thanh Lương - khai sáng tông Hoa Nghiêm). Năm 1966, khi Viện đại học Vạn Hạnh ra đời, ông học khóa đầu tiên, và mau chóng thâm nhập kinh điển Phật học. Ông tham gia Thành viên Ban Quản trị hội Phật học Nam Việt. Ông đã sáng tác rất nhiều áng thơ đạo, đăng trên tạp chí Từ Quang và viết nhiều bài văn nghi luận đầy chất đạo vị, dịch thuật nhiều tư liệu PG hay để giới thiệu trên Từ Quang nhiều kỳ. Ông còn để tâm biên soạn 2 tác phẩm: Bồ tát đạo hay con đường lý tưởng; Tịnh Độ Luận, và biên tập quyển Kỷ yếu hội Phật học Nam Việt rất có giá trị lịch sử về hoạt động của hội. Cuối đời, ông chuyên tu Tịnh độ, ăn chay trường, hằng ngày chuyên sâu niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Cư sĩ mãn báo thân năm Đinh Sửu (1997) thọ 82 năm. Ông tự đề sẵn câu đối cho mình trước khi về cõi Phật: "Gió đưa cánh hạc, ngàn thông biếc; Trăng dãi lòng quyên, chín suối vàng", nguyên quán Bắc Ninh, trú quán TP Hồ Chí Minh - theo Thích Đồng Bổn sưu khảo.

- Thích Minh Lượng (1927-2000), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 44, xuất gia với HT Minh Tịnh (Osall Lama) chùa Tây Tạng - Bình Dương, pháp danh Thiện Niệm. Năm 1945, toàn quốc kháng chiến, ngài trở về núi Gò Mọi lập am cốc để tu hành. Năm 1948, ngài theo sư huynh Thiện Giải về rừng chiến khu D dựng am tiếp tục tu hành. Năm 1955, ngài về y chỉ HT Thiện Hòa - chùa Ấn Quang - Sài Gòn, được ban pháp danh là Nguyên Niệm, pháp hiệu Minh Lượng và trú xứ tại chùa Huê Lâm - Bình Thạnh. Năm 1956, ngài đến chùa Xá Lợi góp phần xây dựng hoàn mãn cho đến khánh thành (1957). Cùng năm, ngài đăng đàn thọ đại giới tại giới đàn chùa Pháp Liên - Bình Thạnh, sau đó về núi Thị Vãi, trú tại chùa Bửu Lâm tịnh tu. Năm 1960, ngài về ẩn tu cùng HT Huệ Hải ở chùa Từ Quang - Thủ Đức. Năm 1970, ngài về trụ trì Kim Long Cổ Tự (hậu thân tổ đình Kim Cang) - huyện Vĩnh Cửu - Biên Hòa. Năm 1988, đại thiện duyên, ngài phát hiện tìm ra ngôi bảo tháp của tổ sư Nguyên Thiều đã bị lãng quên sau hơn nửa thế kỷ, ngài tiến hành trùng tu là làm lễ lạc thành ngày 19-10-1989. Ngài xả báo thân ngày mồng Một tháng 5 năm Canh Thìn (2000) thọ 74 năm, 44 hạ lạp, nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán Vĩnh Cửu - Đồng Nai - theo tư liệu báo Giác Ngộ số 123, năm 2002.

- Cư sĩ Văn Lượng, Đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Việt Nam, Kỷ lục gia thế giới, sinh 1957, Ngày 21-09-2013, Đại học Kỷ lục Thế giới lần đầu tiên trao tặng Bằng Tiến sĩ Danh dự cho 6 nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nghệ sĩ Việt Nam, trong đó có Nghệ sĩ ưu tú - đạo diễn Nguyễn Văn Lượng. Dự án phim "Phật Hoàng Trần Nhân Tông", Sáng lập Việt Nam Tinh Hoa - Công ty sản xuất phim. Bộ phim này dự kiến 52 tập, đã hoàn thành giai đoạn đầu về kịch bản. Dự án Trường Quay phim cổ trang Việt Nam rộng 14,6 ha đặt dưới chân núi Yên Tử, xã Thượng Yên Công, được lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí triệt để ủng hộ. Ý tưởng chính của trường quay là tái tạo không gian văn hóa của người Việt xưa với những cảnh quan mô phỏng đời sống sinh hoạt và văn hóa bản địa, khu hoàng thành, nhà ở quan lại, khu phố thị, làng xã... Theo ý tưởng của những người làm phim, sau khi hoàn thành bộ phim Phật hoàng Trần Nhân Tông, khu vực trường quay phim cổ trang Yên Tử được dành để phục vụ làm nhiều bộ phim cổ trang khác, đồng thời sẽ trở thành một Công viên Văn hóa - Lịch sử, một khu du lịch chuyên đề dành cho du khách trong nước và ngoài nước tìm hiểu văn hóa Việt Nam - theo Thích Vân Phong biên khảo.

- Đạt Lý Huệ Lưu (1857-1898), Hòa thượng Yết ma, tổ sư chùa Huê Nghiêm - Thủ Đức, ngài nổi danh với việc khắc ván sao lục, chứng nghĩa các bộ kinh luật. Cuộc đời ngài là một giai thoại thương tâm:

Ngài Đạt Lý-Huệ Lưu đồng chơn xuất gia, giới hạnh tinh nghiêm, kệ kinh thông suốt, đặc biệt có tài thơ phú tuy mộc mạc bình dân nhưng được giới trí thức đương thời yêu mến, tiếp giao. Giai đoạn Yết ma Huệ Lưu trụ trì, số tín đồ rất đông nên ngài vận động trùng tu tái thiết lại ngôi chùa. Nhưng oan nghiệt triền miên, có một tiểu thơ con gái của một Tri huyện tại địa phương thầm yêu ngài. Cô ta dụ ngài hoàn tục đề cưới cô ta làm vợ. Gặp cảnh éo le, ngài phải gửi mẹ tạm trú tại chùa, vân du qua tận vùng Thất sơn. Tương truyền ngài giả dạng người tu hành chở một ghe khoai vừa đi vừa bán dạo, vừa khuyên bá tánh tu học. Sau hai năm, cứ tưởng thời gian làm cô gái nọ nguôi ngoai, Thầy Huệ Lưu trở lại chùa cũ thăm mẹ già và bổn đạo. Không ngờ lửa tình bộc phát càng dữ dội hơn. Cuối cùng, thầy Huệ Lưu phải tìm con đường về cảnh Phật để cứu cô gái nọ ra khỏi mê đồ, khổ ải. Một đêm vào cuối tháng Giêng năm Mậu Tuất (1898), thầy đã tự rưới dầu vào đống củi, ung dung châm lửa, cúng dường xác thân cho Phật. Tác phẩm lưu lại cho hậu thế thể loại văn biền ngẫu “Sấm giảng Người đời” bút hiệu Sư vãi Bán khoai; bài sám Nhất tâm - trích ở "Những ngôi chùa nổi tiếng ở TP HCM", Trương Ngọc Tường, tr.151-15.

- Thích Trí Lưu (1894-2004), Hòa thượng, nguyên Thượng thư triều đình nhà Nguyễn, thế danh Lê Xuân Liêu, xuất gia năm 1958 với HT Đôn Hậu - chùa Linh Mụ, pháp danh Tâm Tường, pháp tự Trí Lưu. Năm 1961, ngài thọ đại giới và làm Tri sự quốc tự Linh Mụ. Năm 1968, HT bổn sư thoát ly ra vùng kháng chiến, ngài trở thành Giám tự chùa Linh Mụ. Sau đó, ngài về Quảng Trị lập chùa Giác Hải ở quê nhà Hải Lăng. Năm 1975, bổn sư trở về trụ trì lại quốc tự Linh Mụ, ngài xin phép lui về chuyên tu niệm Phật và hành thiền tại chùa quê nhà, mỗi ngày công khóa một vạn biến. Cuộc đời ngài sản sinh một nhân vật kiệt xuất cho PGVN: đó là Giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu), một nhà Sử học, Nhà nghiên cứu Phật học, là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Học viện PGVN và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Ngài xả báo thân ngày 19 tháng Giêng năm Quý Hợi ((1983) thọ 89 năm, 22 hạ lạp, tháp lập ở chùa Tây Thiên - Huế, nguyên quán trú quán Hải Lăng - Quảng Trị - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa tập 3.

 

- Thích Vĩnh Lưu (1914- 2010), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 42, thế danh Trần Bá Ích, xuất gia năm 1932 với HT Trừng Chí Xuân Tường - chùa Dương Long - Phú Yên, cầu pháp với HT Thanh Minh Thiên Hòa - chùa Kim Cang, được pháp danh Trừng Phước, pháp hiệu Vĩnh Lưu. Năm 1942, ngài thọ Tam đàn cụ túc tại giới đàn chùa Thiên Đức - Bình Định do HT Huệ Chiếu làm Đàn đầu truyền giới. Sau khi đắc giới, ngài ra Huế học tại PHĐ Báo Quốc và tham học các chốn tổ đình miền Trung miền Nam, rồi trở về kế thế trụ trì tổ đình Kim Cang - Phú Yên. Năm 1968, ngài cùng chư tôn đức PG Phú Yên thành lập PHV Trung đẳng Bảo Tịnh, ngài giữ chức Giám Luật và giảng dạy kinh luật cho đến năm 1975. Ngài xả báo thân ngày 24 tháng 11 năm Canh Dần (29-12-2010) thọ 97 năm, 73 hạ lạp, nguyên quán trú quán Phú Yên - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3

Lu

 

- Thích Minh Luân (1903-2003), Hòa thượng, thế danh Nguyễn Quang Cơ, xuất gia năm 1923 với Sư tổ Thích Thông Tường - chốn tổ Gia Xuyên - Hải Dương, được pháp danh Minh Luân, pháp hiệu Thiện Hòa. Năm 1929, ngài thọ đại giới tại tổ đình Gia Xuyên (chùa Dừa) do bổn sư làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1931, ngài được bổ nhiệm về trụ trì chùa Đại Tỉnh - huyện Tứ Kỳ. Năm 1944-1945, ngài tham gia cách mạng, làm tổ trưởng tổ Việt Minh xã Hoàng Diệu - huyện Tứ Kỳ. Năm 1946, ngài kế thừa trụ trì chốn tổ Gia Xuyên. Năm 1947, ngài làm Chủ tịch PG Cứu quốc huyện Gia Lộc. Năm 1954, hòa bình lập lại, ngài về chùa Đại Tỉnh tiếp tục tu hành. Năm 1957, ngài được thỉnh về trụ trì chùa Đống Cao- huyện Gia Lộc. Năm 1964-1972, chùa Đống Cao là trụ sở của UB MTTQ tỉnh làm việc, là nơi tránh bom đạn của giặc Mỹ. Năm 1968 ngài là Phó hội trưởng chi hội PG Thống nhất tỉnh Hải Hưng và Ủy viên MTTQ tỉnh. Năm 1970, ngài tham dự lớp Tu học Phật pháp Trung ương tại tổ đình Quảng Bá - Hà Nội. Năm 1981-1987, ngài được suy cử làm Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN. Năm 1987, ngài làm Trưởng BTS PG tỉnh Hải Hưng. Năm 1988, ngài vận động thành lập trường Cơ bản Phật 320

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

học và ngài làm hiệu trưởng. Năm 1997-2002, ngài làm Trưởng BTS PG tỉnh Hải Dương. Trong các giới đàn của tỉnh hội PG, ngài luôn được thỉnh làm Đàn đầu truyền giới hoặc Giáo thọ, A xà lê Sư. Ngài được tặng thưởng nhiều huân chương - huy chương cao quý của Nhà nước và địa phương. Ngài mãn báo thân ngày 17 tháng 4 năm Quý Mùi (17-05-2003) thọ 100 năm, 75 tuổi đạo, nguyên quán trú quán Tứ Kỳ, Hải Dương - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

- Thanh Trí-Hải Luận (1858-1939), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 41, pháp hiệu Tuệ Giác, thế danh Trương Văn Luận, đệ tử ngài Hải Thiệu Cương Kỷ - chùa Từ Hiếu. Năm 1898 được sắc phong trụ trì chùa Thiên Mụ, đồng thời nhận cung thỉnh trụ trì chùa Quảng Tế. Năm 1913, ngài được phong làm Tăng cang chùa Thiên Mụ, đến năm 1934 ngài trở về chùa Quảng Tế, nguyên quán Quảng Ngãi, trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.

- Thích Như Luận (1940-2012), Hòa thượng, pháp danh Như Luận, pháp tự Giải Nghị, pháp hiệu Trí Thức, đời 41 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài thế danh Đoàn Kỳ Thắng, sinh năm Canh Thìn (1940) tại xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Xuất gia với HT.Chơn Phát tại chùa Long Tuyền. Thọ Tỳ kheo năm 1964 tại Việt Nam Quốc Tự, sau đó về đảm nhiệm Giám thị trường Bồ Đề Hội An. Sau 1975 về trụ trì chùa Vĩnh Gia kiêm Chánh đại diện huyện Điện Bàn. Ngài đảm nhận Phó Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo QNĐN. Ngài là một trong những nhân tố tích cực của Phật giáo Quảng Nam sau thế hệ "Tứ Trụ", là niềm kỳ vọng gởi gắm của chư tôn đức. Tuy nhiên ngài lâm trọng bệnh vào năm 1992 và viên tịch vào ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thìn (2012), hưởng thọ 73 tuổi. Ngài nguyên và trú quán tại Quảng Nam - theo Thích Như Tịnh sưu khảo.

- Thích Thiện Luật (1898 1969), Hòa thượng, danh tăng PG Nam 321

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Tông Việt Nam, thế danh Ngô Bảo Hộ, xuất gia năm 1934 tại chùa Prek-Reng - Campuchia. Năm 1937, lúc 39 tuổi, ngài thọ đại giới và nhập chúng tu học tại chùa Sri Sagor, chuyên nghiên cứu Luật tạng. Năm 1940, ngài trở về Việt Nam hành đạo và xây dựng ngôi chùa Bửu Quang - Gò Dưa - Thủ Đức là ngôi chùa PG Nam Tông đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1956, ngài được cử giữ chức Phó Tăng thống Giáo hội PG Nam Tông Việt Nam. Năm 1958, cùng Sư Hộ Giác khai sáng chùa Pháp Quang - Gia Định. Năm 1964, ngài là Phó Tăng thống GHPGVNTN. Năm 1966, ngài là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hiến chương PG. Ngài xả báo thân ngày mồng 9 tháng 7 năm Kỷ Dậu (21-08-1969) thọ 71 năm, 32 tuổi Hạ, nguyên quán Sa Đéc, trú quán Sài Gòn - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Sư Danh Lung, Hòa thượng, hệ phái PG Nam Tông Khmer, pháp danh Ekasuvanna, trụ trì chùa Cantaransi - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó văn phòng II TW GHPGVN, Ủy viên TW MTTQ Việt Nam, Phó ban Văn hóa TW, Chánh văn phòng học viện Nam Tông Khmer - Cần Thơ, tác phẩm: Giáo dục Phật giáo - Nền Giáo dục hoàn thiện nhân loại, nguyên quán Kiên Giang, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Hải Trường Pháp Lữ (1806-1873), Hòa thượng, xuất gia với HT Nhất Định - chùa Báo Quốc - Huế, pháp danh Hải Trường, pháp tự Pháp Lữ. Ngài thích học hỏi và nghe nhiều, đã biên tập quyển sách "Cổ văn từ điển quát lục". Ngài được cử Phó trụ trì chùa Diệu Đế, trụ trì chùa Thanh Duyên. Năm 1866, ngài trụ trì chùa Linh Hựu. Năm 1873, ngày 26 tháng Giêng năm Quý Dậu, ngài thị tịch, thọ 68 năm, tháp lập ở khuôn viên chùa Báo Quốc, nguyên quán Quảng Trị, trú quán Thuận Hóa - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa tập 3.

- Thích Duy Lực (1923-2000), Hòa thượng, thiền sư, luận sư biện tài vô ngại, dịch giả, tác gia, hệ phái PG Hoa Tông Việt Nam. Ngài thế danh La Dũ, sinh tại Cần Thơ, Phụ thân gốc Hoa, mẫu thân 322

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

gốc Việt, học thiền Công án Thoại đầu với Thiền sư Diệu Duyên (khai sơn Thảo Đường tự, Sài Gòn, Quan Âm các, Vũng Tàu), xuất gia năm 1973 với HT Hoằng Tu - chùa Từ Ân. Năm 1974, ngài thọ Tam đàn cụ túc tại giới đàn chùa Cực Lạc ở Maylaysia. Năm 1977, ngài chính thức hoằng dương pháp môn Tổ sư thiền Việt Nam. Năm 1989, ngài sáng lập Từ Ân Thiền Đường tại California-Mỹ Quốc. Năm 1996, ngài về nước xây dựng kinh tế tự túc cho các thiền đường và thuyết giảng thiền học khắp các tỉnh thành. Năm 1998, ngài được mời làm Ủy viên Ban Hoằng pháp TW GHPGVN. Tác phẩm và dịch phẩm của ngài rất nhiều: Đường lối Thực hành Tổ Sư thiền; Kinh Lăng Nghiêm lược giải; Kinh Lăng Già lược giải; Kinh Pháp Bảo Đàn lược giải; Kinh Viên Giác lược giải; Kinh Duy Ma Cật lược giải; Phật pháp với Thiền tông; Đại Huệ ngữ lục; Tham thiền cảnh ngữ; Thiền thất khai thị lục; Góp nhặt lời Phật tổ thánh hiền; Công án của Phật Thích Ca & Tổ Đạt Ma; Bá Trượng Quảng lục và Ngữ lục; Truyền tâm pháp yếu; Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu hành thiền tông; Danh từ thiền học; Chư kinh tập yếu; Tín Tâm Minh tịch nghĩa giải; Vũ trụ quan thế kỷ 21; Yếu chỉ Trung Quán luận; Yếu chỉ Phật pháp; Yếu chỉ Kinh Hoa nghiêm; Yếu chỉ Kinh Pháp hoa; Phật pháp với Khoa học và Tâm linh; Phật Pháp Với Khoa Học; ngài xả báo thân ngày mồng Một tháng Chạp năm Kỷ Mão (07-01-2000) thọ 77 năm, 25 năm hành đạo, nguyên quán Triều Châu - Trung quốc, trú quán TP Hồ Chí Minh - Mỹ quốc - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Đinh Viết Lực, sinh năm 1944, Tiến sĩ Tôn giáo học. Bút danh: Đinh Lực. Tác phẩm liên quan đến Phật giáo: 1. Sách “Từ Đạo Hạnh Trần Nhân Tông (Những trái chiều lịch sử)”, Nxb VHTT và Viện Văn hóa, 2011 (Đinh Viết Lực, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Đức Dũng). 2. Sách “Pháp tu Tịnh Độ và tượng Phật A Di Đà trong các ngôi chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Nxb VHTT và Viện Văn hóa, 2014. Ông có 18 bài viết về tượng Phật, Bồ tát, pháp tu Tịnh độ, mỹ thuật Phật giáo thời Trần... đăng trên các tạp 323

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

chí Mỹ thuật, Nghiên cứu tôn giáo, Tản Viên Sơn... nguyên quán và trú quán Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.

- Thích Bình Lương (1882-1966), Hòa thượng, thế danh Phan Ngọc Đạt, sinh năm 1882 tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh. Ngài trụ trì chùa Việt Tông Từ Tế Thái Lan, là người đã cưu mang Bác Hồ trong suốt thời gian từ tháng 07 đến tháng 11 năm 1929. HT Bình Lương còn được cộng đồng người Việt ở Thái gọi là Cụ Sư Ba. Tháng 3-1964, HT Bình Lương bị bệnh nặng. Thể theo nguyện vọng của ngài muốn về cố hương để sống những ngày cuối cùng và gặp lại Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ nguyện vọng này, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có sự thoả thuận với Hội Chữ thập đỏ Thái Lan, phía Việt Nam đã tổ chức một chuyến bay đặc biệt đưa ngài từ Bangkok (Thái Lan) qua Viên - Chăn (Lào) và về Hà Nội. Bệnh viện Việt-Xô lúc ấy cũng đã cử 2 Bác sỹ sang tận nơi đón ngài này về nước. Và cũng từ đó, Bác Hồ nhiều lần vào viếng thăm HT Ân sư trong bệnh viện Việt-Xô. Hiện Bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn còn lưu giữ bức thư mà HT Bình Lương gửi cho Bác Hồ lúc ngài đang nằm viện. Trong bức thư này, ngài đã tường thuật lại câu chuyện Bác vào thăm ngài. Một lần, Bác vào thăm HT Ân sư nhưng Ngài đang hôn mê. Bác hỏi: “HT Ân sư còn nhớ tôi không?” Khi đó, vì ngài đang sốt và hôn mê nên đã lắc đầu. Khi tỉnh dậy, ngài được các Bác sỹ kể lại. Ngài lấy làm tiếc và đã viết thư cho Bác Hồ bày tỏ điều đó. Duyên Sa Bà quả mãn, ngài an nhiên viên tịch vào năm 1966 tại thủ đô Hà Nội, được an táng tại chùa Long Ân (Quảng Bá, quận Tây Hồ, TP Hà Nội). Trong chùa Long Ân hiện vẫn còn bảng ghi công của Hòa thượng Thích Bình Lương, trong đó ghi rõ cả quá trình ngài tu tại chùa Từ Tế - ngôi chùa có công che giấu nhiều thế hệ người Việt Nam làm cách mạng. Chư tôn đức Tăng già chùa Quán Sứ đúc pho tượng ngài hiện đang được thờ ở gian nhà tổ - theo Nguyễn Đại Đồng sưu khảo.324

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

- Hoàng Ngọc Lương (1920-2008), NNC Phật học, sinh năm 1920, xuất gia từ năm 12 tuổi, từng làm thị giả cho Hòa thượng Tế Cát-Thích Doãn Hài (Dương Văn Hiển). Năm 1940 ông tham gia Việt Minh hoạt động bí mật vùng Thuỷ Nguyên Hải Phòng. Cách mạng thành công, ông là Chủ tịch Ủy ban cách mạng huyện Thuỷ Nguyên rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Về hưu năm 1980, ông hoạt động Phật giáo, vận động nhân dân đúc tượng Tuệ Trung Thượng Sĩ và dựng tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. nguyên quán tỉnh Hà Nam, trú quán Hải Phòng.

- Thích Nữ Thanh Lương (1876-1928), Ni trưởng, dòng dõi tôn thất, con gái của Thượng thư Tôn Thất Phan, là đệ tử xuất gia của HT Cương Kỷ - chùa Tường Vân, pháp danh Thanh Lương, pháp hiệu Hoàng Tịnh. Năm 1924, bà thọ Tỳ kheo ni giới tại giới đàn chùa Từ Hiếu. Ni trưởng đã có công vận động tài chính trong dòng họ để xây dựng nên chùa Thiên Hưng, nguyên quán trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.

- Minh Đức Thanh Lương (1915-1997), Cư sĩ, thế danh Vũ Phan, xuất thân là nhà giáo, và làm "thầy ký lục" trong thời Pháp thuộc. Năm 1945, toàn quốc kháng chiến, ông tham gia Ủy ban Hành chánh kháng chiến tỉnh Bắc Ninh. Năm 1946, ông nhậm chức Thẩm phán tòa án sơ cấp, phụ trách 3 huyện: Quế Dương, Gia Bình, Lang Tài. Năm 1948, ông đưa gia đình lên Hà Nội và học thêm tại Viện đại học Luật khoa - Hà Nội. Năm 1954, ông vào Nam và an cư tại đất Sài Gòn. Năm 1963, tận mắt nhìn thấy cuộc pháp nạn PG, là nhân duyên đưa ông đến với ngôi chùa Xá Lợi, trở thành một thành viên tích cực trong phong trào đấu tranh chống lại cường quyền nhà Ngô. Năm 1964, ông quy y Tam bảo tại chùa Xá Lợi, pháp danh Minh Duyên. Vì trùng lặp pháp danh, và muốn nêu bật tinh thần kinh Hoa Nghiêm mà ông đang tham cứu, nên ông xin đổi pháp danh là Minh Đức, hiệu là Thanh 325

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Lương (Quốc sư Thanh Lương - khai sáng tông Hoa Nghiêm). Năm 1966, khi Viện đại học Vạn Hạnh ra đời, ông học khóa đầu tiên, và mau chóng thâm nhập kinh điển Phật học. Ông tham gia Thành viên Ban Quản trị hội Phật học Nam Việt. Ông đã sáng tác rất nhiều áng thơ đạo, đăng trên tạp chí Từ Quang và viết nhiều bài văn nghi luận đầy chất đạo vị, dịch thuật nhiều tư liệu PG hay để giới thiệu trên Từ Quang nhiều kỳ. Ông còn để tâm biên soạn 2 tác phẩm: Bồ tát đạo hay con đường lý tưởng; Tịnh Độ Luận, và biên tập quyển Kỷ yếu hội Phật học Nam Việt rất có giá trị lịch sử về hoạt động của hội. Cuối đời, ông chuyên tu Tịnh độ, ăn chay trường, hằng ngày chuyên sâu niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Cư sĩ mãn báo thân năm Đinh Sửu (1997) thọ 82 năm. Ông tự đề sẵn câu đối cho mình trước khi về cõi Phật: "Gió đưa cánh hạc, ngàn thông biếc; Trăng dãi lòng quyên, chín suối vàng", nguyên quán Bắc Ninh, trú quán TP Hồ Chí Minh - theo Thích Đồng Bổn sưu khảo.

- Thích Minh Lượng (1927-2000), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 44, xuất gia với HT Minh Tịnh (Osall Lama) chùa Tây Tạng - Bình Dương, pháp danh Thiện Niệm. Năm 1945, toàn quốc kháng chiến, ngài trở về núi Gò Mọi lập am cốc để tu hành. Năm 1948, ngài theo sư huynh Thiện Giải về rừng chiến khu D dựng am tiếp tục tu hành. Năm 1955, ngài về y chỉ HT Thiện Hòa - chùa Ấn Quang - Sài Gòn, được ban pháp danh là Nguyên Niệm, pháp hiệu Minh Lượng và trú xứ tại chùa Huê Lâm - Bình Thạnh. Năm 1956, ngài đến chùa Xá Lợi góp phần xây dựng hoàn mãn cho đến khánh thành (1957). Cùng năm, ngài đăng đàn thọ đại giới tại giới đàn chùa Pháp Liên - Bình Thạnh, sau đó về núi Thị Vãi, trú tại chùa Bửu Lâm tịnh tu. Năm 1960, ngài về ẩn tu cùng HT Huệ Hải ở chùa Từ Quang - Thủ Đức. Năm 1970, ngài về trụ trì Kim Long Cổ Tự (hậu thân tổ đình Kim Cang) - huyện Vĩnh Cửu - Biên Hòa. Năm 1988, đại thiện duyên, ngài phát hiện tìm ra ngôi bảo tháp của tổ sư Nguyên Thiều đã bị lãng quên sau hơn nửa thế kỷ, ngài tiến hành trùng tu là làm lễ lạc thành ngày 326

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

19-10-1989. Ngài xả báo thân ngày mồng Một tháng 5 năm Canh Thìn (2000) thọ 74 năm, 44 hạ lạp, nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán Vĩnh Cửu - Đồng Nai - theo tư liệu báo Giác Ngộ số 123, năm 2002.

- Cư sĩ Văn Lượng, Đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Việt Nam, Kỷ lục gia thế giới, sinh 1957, Ngày 21-09-2013, Đại học Kỷ lục Thế giới lần đầu tiên trao tặng Bằng Tiến sĩ Danh dự cho 6 nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nghệ sĩ Việt Nam, trong đó có Nghệ sĩ ưu tú - đạo diễn Nguyễn Văn Lượng. Dự án phim "Phật Hoàng Trần Nhân Tông", Sáng lập Việt Nam Tinh Hoa - Công ty sản xuất phim. Bộ phim này dự kiến 52 tập, đã hoàn thành giai đoạn đầu về kịch bản. Dự án Trường Quay phim cổ trang Việt Nam rộng 14,6 ha đặt dưới chân núi Yên Tử, xã Thượng Yên Công, được lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí triệt để ủng hộ. Ý tưởng chính của trường quay là tái tạo không gian văn hóa của người Việt xưa với những cảnh quan mô phỏng đời sống sinh hoạt và văn hóa bản địa, khu hoàng thành, nhà ở quan lại, khu phố thị, làng xã... Theo ý tưởng của những người làm phim, sau khi hoàn thành bộ phim Phật hoàng Trần Nhân Tông, khu vực trường quay phim cổ trang Yên Tử được dành để phục vụ làm nhiều bộ phim cổ trang khác, đồng thời sẽ trở thành một Công viên Văn hóa - Lịch sử, một khu du lịch chuyên đề dành cho du khách trong nước và ngoài nước tìm hiểu văn hóa Việt Nam - theo Thích Vân Phong biên khảo.

- Đạt Lý Huệ Lưu (1857-1898), Hòa thượng Yết ma, tổ sư chùa Huê Nghiêm - Thủ Đức, ngài nổi danh với việc khắc ván sao lục, chứng nghĩa các bộ kinh luật. Cuộc đời ngài là một giai thoại thương tâm:

Ngài Đạt Lý-Huệ Lưu đồng chơn xuất gia, giới hạnh tinh nghiêm, kệ kinh thông suốt, đặc biệt có tài thơ phú tuy mộc mạc bình dân nhưng được giới trí thức đương thời yêu mến, tiếp giao. Giai đoạn Yết ma Huệ Lưu trụ trì, số tín đồ rất đông nên ngài vận động 327

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

trùng tu tái thiết lại ngôi chùa. Nhưng oan nghiệt triền miên, có một tiểu thơ con gái của một Tri huyện tại địa phương thầm yêu ngài. Cô ta dụ ngài hoàn tục đề cưới cô ta làm vợ. Gặp cảnh éo le, ngài phải gửi mẹ tạm trú tại chùa, vân du qua tận vùng Thất sơn. Tương truyền ngài giả dạng người tu hành chở một ghe khoai vừa đi vừa bán dạo, vừa khuyên bá tánh tu học. Sau hai năm, cứ tưởng thời gian làm cô gái nọ nguôi ngoai, Thầy Huệ Lưu trở lại chùa cũ thăm mẹ già và bổn đạo. Không ngờ lửa tình bộc phát càng dữ dội hơn. Cuối cùng, thầy Huệ Lưu phải tìm con đường về cảnh Phật để cứu cô gái nọ ra khỏi mê đồ, khổ ải. Một đêm vào cuối tháng Giêng năm Mậu Tuất (1898), thầy đã tự rưới dầu vào đống củi, ung dung châm lửa, cúng dường xác thân cho Phật. Tác phẩm lưu lại cho hậu thế thể loại văn biền ngẫu “Sấm giảng Người đời” bút hiệu Sư vãi Bán khoai; bài sám Nhất tâm - trích ở "Những ngôi chùa nổi tiếng ở TP HCM", Trương Ngọc Tường, tr.151-15.

- Thích Trí Lưu (1894-2004), Hòa thượng, nguyên Thượng thư triều đình nhà Nguyễn, thế danh Lê Xuân Liêu, xuất gia năm 1958 với HT Đôn Hậu - chùa Linh Mụ, pháp danh Tâm Tường, pháp tự Trí Lưu. Năm 1961, ngài thọ đại giới và làm Tri sự quốc tự Linh Mụ. Năm 1968, HT bổn sư thoát ly ra vùng kháng chiến, ngài trở thành Giám tự chùa Linh Mụ. Sau đó, ngài về Quảng Trị lập chùa Giác Hải ở quê nhà Hải Lăng. Năm 1975, bổn sư trở về trụ trì lại quốc tự Linh Mụ, ngài xin phép lui về chuyên tu niệm Phật và hành thiền tại chùa quê nhà, mỗi ngày công khóa một vạn biến. Cuộc đời ngài sản sinh một nhân vật kiệt xuất cho PGVN: đó là Giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu), một nhà Sử học, Nhà nghiên cứu Phật học, là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Học viện PGVN và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Ngài xả báo thân ngày 19 tháng Giêng năm Quý Hợi ((1983) thọ 89 năm, 22 hạ lạp, tháp lập ở chùa Tây Thiên - Huế, nguyên quán trú quán Hải Lăng - Quảng Trị - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa tập 3.328

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

- Thích Vĩnh Lưu (1914- 2010), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 42, thế danh Trần Bá Ích, xuất gia năm 1932 với HT Trừng Chí Xuân Tường - chùa Dương Long - Phú Yên, cầu pháp với HT Thanh Minh Thiên Hòa - chùa Kim Cang, được pháp danh Trừng Phước, pháp hiệu Vĩnh Lưu. Năm 1942, ngài thọ Tam đàn cụ túc tại giới đàn chùa Thiên Đức - Bình Định do HT Huệ Chiếu làm Đàn đầu truyền giới. Sau khi đắc giới, ngài ra Huế học tại PHĐ Báo Quốc và tham học các chốn tổ đình miền Trung miền Nam, rồi trở về kế thế trụ trì tổ đình Kim Cang - Phú Yên. Năm 1968, ngài cùng chư tôn đức PG Phú Yên thành lập PHV Trung đẳng Bảo Tịnh, ngài giữ chức Giám Luật và giảng dạy kinh luật cho đến năm 1975. Ngài xả báo thân ngày 24 tháng 11 năm Canh Dần (29-12-2010) thọ 97 năm, 73 hạ lạp, nguyên quán trú quán Phú Yên - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3.

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 23
    • Số lượt truy cập : 6472066