Thông tin

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Như

Như

 

- Tiên Trực Chơn Như (?-1844), Hòa thượng, thế danh Trần Văn Như, là Tăng chúng chùa Long Quang - Huế. Năm 1826, nhà vua sắc chuẩn cho ngài từ chùa Long Quang vào trụ trì chùa Ứng Chơn - núi Ngũ Hành Sơn cùng một sắc chỉ với ngài Tiên Thường về trụ trì chùa Tam Thai - Ngũ Hành Sơn - Quảng Nam. Ngài có pháp danh là Tiên Trực, hiệu Chơn Như, dòng Lâm Tế đời 37, trụ trì chùa Ứng Chơn (Linh Ứng). Năm 1841, ngài viên tịch, tháp lập ở phía Đông hòn Thổ Sơn. Ngài có hai người em là Trần Văn Ân, pháp danh Chương Tín Hoằng Ân, kế vị trụ trì 14 năm rồi chuyển qua trụ trì chùa Tam Thai vào năm 1854. Người em út là Trần Văn Nghi, pháp danh Hải Nghiêm Phước Nghi, được chỉ định trụ trì chùa Ứng Chơn. Tháp của ba anh em gần nhau ở phía Đông hòn Thổ Sơn - Ngũ Hành Sơn. Đây là ba anh em có đạo hạnh và công đức lớn lao đối với PG Quảng Nam; nguyên quán Tuy An - Phú Yên, trú quán Ngũ Hành Sơn - Quảng Nam - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa, tập 3.

- Trừng Nguyên Chơn Như (1889-1948), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 42, xuất gia năm 20 tuổi với HT Huệ Minh- chùa Từ Hiếu, pháp danh Trừng Nguyên, pháp tự Quang Hiệp, pháp hiệu Chơn Như. Năm 1910, ngài thọ đại giới tại giới đàn chùa Phước Lâm - Hội An, do HT Vĩnh Gia làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1915, ngài khai sơn chùa Đông Lâm - Thủy Xuân - Huế. Năm 1922, ngài học lớp Cao đẳng Phật học với HT Huệ Pháp - chùa Thiên Hưng - Huế và HT Phước Huệ - chùa Thập Tháp - Bình Định. Năm 1930, ngài khai sơn chùa Báo Ân - Huế. Năm 1934, ngài được mời làm Đệ tứ tôn chứng trong giới đàn chùa Thạch Sơn - Quảng Ngãi. Ngài xả báo thân ngày mồng 4 tháng 5 năm Mậu Tý (1948), hưởng 59 năm, 38 hạ lạp, tháp lập tại đồi thông chùa Từ Hiếu; nguyên, trú quán Thừa Thiên Huế - trang nhà www.thuviencophap.net.blogspot.com

- Thích Trí Như, Thượng tọa, sinh năm 1970, Ủy viên Pháp chế BTS GHPGVN Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Hà Nội, Trưởng BTS PG huyện Thanh Trì, trụ trì chùa Linh Thông - Thanh Trì, Hà Nội; tác phẩm: Phật giáo huyện Thanh Trì (NXB Tôn Giáo, 2013); nguyên quán Kim Sơn - Ninh Bình, trú quán Thanh Trì - Hà Nội - Nguyễn Đại Đồng sưu khảo.

- Thích Viên Như, Thượng tọa, đệ tử HT Từ Mãn - chùa Linh Sơn, kế thế trụ trì chùa Linh Sơn - Đà Lạt, Phó BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, Trưởng BTS GHPGVN huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, tác phẩm: Tổ thứ Ba Trúc Lâm Huyền Quang; Cuộc đời Oan Khuất; Chữ Nôm mới. Thượng tọa còn sáng tác nhiều ca khúc về quê hương Đà Lạt, về đạo và đời được phổ biến rộng rãi; nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán Đà Lạt - Lâm Đồng.

- Tiên Cần Từ Nhượng (?), Hòa thượng,  pháp mạch dòng thiền Lâm Tế Chánh tông đời thứ 37, trụ trì chùa Long Thạnh - Bà Hom, là bổn sư của ngài Minh Hòa - Hoan Hỷ, một danh tăng trong cuộc khởi nghĩa tại Hóc Môn - theo Biên niên sử PG Sài Gòn - Gia Định.

- Danh Nhưỡng, Hòa thượng, Tăng trưởng hệ phái PG Nam Tông Khmer, sinh ngày 7 tháng 6 năm 1929, ở xã Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Năm 1944, ngài xuất gia tại chùa Khlang Oong - Rạch Giá. Năm 1950, thọ Tỳ kheo giới với HT Tăng Sanh - chùa Khlang Oong. Năm 1964, ngài tham gia Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước. Ngài đã tổ chức cuộc biểu tình từ chùa Láng Cát hợp cùng 72 chùa đấu tranh cho quyền lợi của PG Khmer trước bạo quyền. Năm 1981, GHPGVN ra đời, ngài được cung thỉnh làm Thành viên HĐCM GHPGVN, Phó Ban Tăng sự TW GHPGVN, Trưởng BTS PG tỉnh Kiên Giang, Hiệu trưởng Học viện PG Nam Tông, trụ trì chùa Ratana Ransì, Hội trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Kiên Giang. Ngài nguyên, trú quán Rạch Giá - Kiên Giang - Báo Giác Ngộ số 107, năm 1995.

- Đạt Long Như Nhựt (1854-1886), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 39, thế danh Trần Văn Cang, cha là Trần Văn Vàng, từng làm quan triều đình nhà Nguyễn. Ngài xuất gia tại Sa Đéc. Năm 1869, ngài về quê hương khai sơn chùa Thiên Phước - Trà Cú - Trà Vinh và trụ trì đến cuối đời. Ngài xả báo thân ngày Rằm tháng 7 năm Bính Tuất (1886), hưởng 32 năm; nguyên, trú quán Trà Cú - Trà Vinh - Thích Như Đạo sưu khảo.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 372
    • Số lượt truy cập : 6947155