Thông tin

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN O

O

 

- Thẩm Oánh (1916-1996), Cư sĩ, nhạc sĩ, tên thật Thẩm Ngọc Oánh. 18 tuổi, ông bắt đầu dạy nhạc ở các trường tại Hà Nội, như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương... Năm 1945, ông thành lập Đài Phát thanh Hà Nội. Năm 1954, ông vào Nam và làm Giám đốc Trường Ca vũ nhạc phổ thông Sài Gòn (1956-1958) và dạy xướng âm pháp, nhạc lý tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn; Phó Hội trưởng Việt Nam Nhạc Hội và chủ bút nguyệt san Việt Nhạc. Ông sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng, như Nhà nông, Xuân về, Tôi bán đường tơ..., trong đó có một số ca khúc viết về Phật giáo. Năm 1959, trong Kỷ yếu Đại hội PG toàn quốc kỳ III, ông có bài nhạc Mừng Phật giáo thống nhất. Năm 1991, ông cùng gia đình định cư sang Hoa kỳ và mất năm 1996, thọ 80 tuổi, nguyên quán Hà Nội, trú quán Hoa kỳ.

- Trần Hoàng Oanh, sinh năm 1957, Phật tử, pháp danh Diệu Châu, giảng viên Anh văn tại Học viện PGVN và Trung tâm Nghiên cứu PGVN tại chùa Xá Lợi, tác phẩm: Engglich For Buddhism (đồng tác giả) - Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương ấn hành, NXB Phương Đông 2016; nguyên quán Cần Thơ, trú quán TP Hồ Chí Minh.

- Út Trà Ôn (1919-2001), Cư sĩ, tên thật là Nguyễn Thành Út, tên thường gọi là Mười Út (ông là con thứ 10 - con út trong gia đình). Ông sinh tại ấp Đông Phú, làng Đông Hậu, quận Trà Ôn (nay thuộc tỉnh Vĩnh Long). Bản vọng cổ đầu tiên ông ca trên đài phát thanh là bản Thức trót canh thâu. Tháng 3-1977, ông được Nhà nước phong tặng  danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân; mất ngày 13-3-2001 tại TPHCM, thọ 82 tuổi, an táng tại nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ - Gò Vấp - TPHCM. Trong đời ca hát của mình, ông là một nghệ sĩ lẫy lừng được tôn là “đệ nhất danh ca” của miền Nam. Út Trà Ôn, nguyên Cố vấn Ban Văn nghệ Thành hội Phật giáo TPHCM. Ông đã thể hiện nhiều bài vọng cổ đề tài Phật giáo, như: Thích Ca tầm đạo; Ni cô và lão ăn mày...; nguyên quán Vĩnh Long, trú quán TP Hồ Chí Minh.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 124
    • Số lượt truy cập : 6946809