NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Thao
Thao
- Thích Thanh Thao (?-1968), Hòa thượng, thế danh Đỗ Văn Hỷ. Ngài là Tăng cang trụ trì chùa Bà Đá thuộc Tổ đình Linh Quang, Hà Nội. Năm 1934, ngài cùng thiền sư Đinh Xuân Lạc (Thích Thanh Tường) Chánh duy na Tổ đình Hồng Phúc (Hoè Nhai), Hà Nội, thành lập Bắc Kỳ Cổ sơn môn, đối lập với Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Sau nhờ sự thương thảo giữa Thiền gia Pháp chủ Thích Thanh Hanh với Hòa thượng Đinh Xuân Lạc, Bắc Kỳ Cổ sơn môn đồng ý đứng dưới mái nhà HPGBK để chấn hưng Phật giáo. Tháng 8 năm 1945, ngài được bầu là Hội trưởng Hội Phật giáo Cứu quốc. Hòa thượng viên tịch năm 1968; chưa rõ nguyên quán, trú quán Hà Nội.
- Trưởng lão Giác Thảo (1935-2014), Hòa thượng, hệ phái PG Khất sĩ Việt Nam, thế danh Quảng Ngọc Lý, xuất gia năm 1965 với Trưởng lão Giác An tại tịnh xá Ngọc Pháp - Nha Trang. Năm 1966, ngài được thọ giới Sa di tại tịnh xá Ngọc Pháp với pháp danh Giác Thảo. Năm 1970, ngài thọ đại giới tại tịnh xá Ngọc Bảo - Phan Rang, do Trưởng lão Giác An làm Đàn đầu truyền giới. Ngài hành đạo qua khắp các miền Nam, Trung phần. Năm 1971, ngài đảm trách chức vụ Thư ký Giáo đoàn III. Năm 1979, ngài về vùng Vạn Giã hành đạo và khai sơn tịnh xá Ngọc Phổ. Năm 1987, ngài đảm nhiệm Phó Trị sự trưởng Giáo đoàn III. Năm 1992, ngài khai sơn tịnh xá Ngọc Vạn - Tu Bông. Ngài được cung thỉnh làm Chứng minh BTS GHPGVN huyện Vạn Ninh và được suy tôn Đệ nhất Chứng minh Giáo đoàn III. Ngài xả báo thân ngày 16 tháng 9 nhuần năm Giáp Ngọ (08-11-2014), thọ 79 năm, 44 hạ lạp; nguyên, trú quán Khánh Hòa - trang nhà daophatkhatsi.vn
- Lê Mạnh Thát, Giáo sư, Tiến sĩ, thiền sư, sinh năm 1944, xuất thân dòng dõi trâm anh thế phiệt; phụ thân là vị quan Thượng thư (khi tuổi lục tuần về hưu, xuất gia với ngài Đôn Hậu, pháp danh Trí Lưu, nguyên Giám tự Linh Mụ), 4 tuổi, xuất gia với Trưởng lão HT Thích Đôn Hậu, được ban pháp danh Trí Siêu. Ngài thông thạo nhiều ngôn ngữ và cổ ngữ trên thế giới. Năm 1959, ngài tu học tại chùa Báo Quốc - Huế. Năm 1965-1974, ngài học tại Đại học Wisconsin - Hoa Kỳ lấy bằng Tiến sĩ Triết học. Năm 1974-1975, ngài là giáo sư Đại học Vạn Hạnh. Năm 1975-1984, ngài giảng dạy ở Học viện PGVN tại TP Hồ Chí Minh và thành viên Hội đồng điều hành Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Từ 1998 đến nay, ngài là Phó Viện trưởng VNCPHVN, thành viên Ban Thường trực HĐTS TW GHPGVN, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện PGVN. Công trình của ngài trong khoảng thời gian cuối đời ước nguyện viết trọn bộ Lịch sử PGVN; Tổng hợp Văn học PGVN ước tính khoảng 50 tập; tác phẩm đã xuất bản: Lịch sử Phật giáo Việt Nam - 3 tập; Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam - 3 tập; Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguồn của dân tộc ta; Toàn tập Minh Châu Hương Hải; Toàn tập Trần Thái Tông; Toàn tập Trần Nhân Tông; Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài; Nghiên cứu về Mâu Tử - 2 tập; Chân Đạo Chánh Thống; Lịch sử Âm nhạc Phật giáo Việt Nam; Triết học Thế Thân; Pháp Hoa Quốc ngữ kinh; Tự điển Bách Khoa Phật giáo Việt Nam - 2 tập; The Philosophy of Vasubandhu; Ngữ pháp tiếng Phạn; Ngữ pháp tiếng Tây Tạng; Một số Tư liệu mới về Bồ tát Thích Quảng Đức... Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận ngài là “Người viết sách về văn học và lịch sử Phật giáo nhiều nhất Việt Nam”; nguyên quán Hải Lăng - Quảng Trị, trú quán TP Hồ Chí Minh.
Tin tức khác
- NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 30 – THÁNG 10 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 29 – THÁNG 7 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 28 – THÁNG 4 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 27 – THÁNG 1 NĂM 2019 (PL. 2562)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 26 – THÁNG 10 NĂM 2018 (PL. 2562)
Bình luận bài viết