Thông tin

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Tuân

Tuân

 

- Nguyễn Hữu Tuân (1897-1967), Cư sĩ, pháp danh Tâm Thắng, nghệ nhân. Năm 1932, ông là Hội viên hội An Nam Phật học, hoạt động bên cạnh Bác sĩ Lê Đình Thám. Ông góp phần xây dựng Gia đình Phật Hóa Phổ Sum Đoàn ở Dương Biều, do ông làm Phổ trưởng. Ông xuấn bản tờ báo Sum Đoàn, cùng với cư sĩ Văn Đình Hy phổ biến giáo lý và điều lệ hội viên lúc mới thành lập. Năm 1937-1938, ông vận động các Cư sĩ khác xây dựng Khuôn hội Dương Biều nằm trong hệ thống Tỉnh hội PG Thừa Thiên và ông làm Khuôn trưởng cho đến cuối đời. Cư sĩ còn là nghệ nhân thành đạt trong nghề đúc chuông, các pháp khí cho tôn giáo, đồ thờ gia tiên, đình miếu... Chính ông là người lập ra Nam Công Thương - tổ chức công ty tư nhân chuyên ngành đúc đồng theo truyền thống Huế. Năm 1959-1960, ông kêu gọi các Cư sĩ cùng đứng ra xây dựng bệnh xá phục vụ cho đồng bào nghèo địa phương; nguyên, trú quán Thừa Thiên Huế - theo Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa.

- Nguyễn Quảng Tuân, Cư sĩ, sinh năm 1925. Thuở trẻ, ông học ở Trường Bưởi - Hà Nội. Năm 1949, ông đã có những tác phẩm lịch sử văn chương ra mắt bạn đọc. Năm 1955, ông làm Hiệu trưởng Trường Trung học Duy Tân - Phan Rang và cho ra mắt bộ sách Giảng văn bậc Trung học. Những năm về sau, ông chuyên nghiên cứu Hán Nôm và sưu khảo các văn bản cổ trong Văn học Việt Nam. Năm 2010, ông được Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm, trao giải thưởng Balaban, tôn vinh những đóng góp của ông cho bảo tồn di sản chữ Nôm. Ông viết nhiều bài trên báo Giác Ngộ Tập Văn Phật Giáo về nghiên cứu đối liễn, thơ văn chữ Nôm trong các ngôi cổ tự; tác phẩm: Truyện Kiều - Chiêu Hồn (tập 12- Tổng tập Văn học Việt Nam); Những ngôi chùa danh tiếng (1990); Những ngôi chùa ở TP Hồ Chí Minh (1993); Những ngôi chùa ở Nam bộ (1994); nguyên quán Bắc Ninh, trú quán TP Hồ Chí Minh - trang nhà www.vi.wikipedia.org

- Thích Hạnh Tuấn (1956-2015), Hòa thượng, pháp danh Thị Trạm, pháp tự Hạnh Tuấn, pháp hiệu Hải Như, đời 42 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 9 pháp phái Chúc Thánh. Ngài thế danh Bùi Cống, tại thôn Giáo Đông, xã Lộc Xuân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Ngài xuất gia từ nhỏ với HT. Thích Như Vạn tại tổ đình Phước Lâm. Ngài thọ Tỳ kheo năm 1976 tại chùa Ấn Quang; theo học lớp giáo lý đặc biệt tại chùa Già Lam từ năm 1980-1984. Năm 1984, ngài sang định cư tại Mỹ và theo học chương trình tiến sĩ tại University of California at Berkeley. Ngài là thành viên vận động thành lập GHPGVNTN Hoa Kỳ. Đến năm 2006, ngài chính thức trụ trì chùa Trúc Lâm tại Chicago, đồng thời đảm nhận Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Thanh niên GHPGVNTN Hoa Kỳ, Cố vấn Giáo hạnh GĐPT miền Khánh Hòa, Hoa Kỳ. Hòa thượng biên soạn nhiều bài viết nghiên cứu rất có giá trị đăng trên các trang mạng ở hải ngoại. Ngài thọ nạn và qua đời vào ngày 19 tháng 9 năm Ất Mùi (2015), thọ 60 tuổi. Ngài nguyên quán Quảng Nam, trú quán Hoa Kỳ - Thích Như Tịnh sưu khảo.

- Thích Minh Tuấn (1935-2015), Hòa thượng, pháp danh Nguyên Bình, tự Minh Hòa, hiệu Minh Tuấn, đời 44 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 10 pháp phái Liễu Quán. Hòa thượng thế danh Nguyễn Quang Tín, sinh năm Ất Hợi (1935) tại làng Trung Kiên, tổng Bích La, phủ Triệu Phong, Quảng Trị, sau chuyển về làng Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Ngài là bào đệ của Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Viên Minh, khai sơn chùa Nam Hải. Ngài xuất gia với Hòa thượng Thích Quảng Nhuận tại chùa Từ Quang, Huế, học tăng PHĐ Báo Quốc. Sau năm 1964, ngài thành lập và làm Hiệu trưởng Trường Bồ Đề Đà Nẵng. Gần như suốt cuộc đời, Hòa thượng chuyên tâm đến sự nghiệp giáo dục Phật giáo. Sau năm 1997, Hòa thượng đảm nhận Phó Ban Trị sự GHPGVN TP. Đà Nẵng và là thành viên HĐCMGHPGVN. Hòa thượng viên tịch vào ngày 13 tháng 12 năm Ất Mùi (2015), hưởng thọ 81 tuổi. Ngài sinh quán Quảng Trị, trú quán Đà Nẵng - Thích Như Tịnh sưu khảo.

- Nguyễn Quốc Tuấn, sinh năm 1957, Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN; tác phẩm: Chùa Bối Khê nhìn từ Khảo cổ học Phật giáo, NXB Từ điển Bách khoa, 2012; Văn bia chùa Phật thời Lý (đồng tác giả),  NXB Khoa học xã hội,  2011; Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (đồng chủ biên),  NXB Chính trị quốc gia, 2011; Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, (Chủ biên), Đề tài Khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2006; nguyên quán Quảng Bình, trú quán Hà Nội.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 368
    • Số lượt truy cập : 6947140