Tin tức

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ “BỒ TÁT HÀNH”

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ “BỒ TÁT HÀNH”

 

Tin ảnh: TRÍ BÁ

 

Cư sĩ Trần Đình Sơn

 

Sáng 09/12/2017, tại Chùa Phật học Xá Lợi, Cư sĩ Trần Đình Sơn, Phó Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, đã có buổi nói chuyện về đề tài “Bồ tát hành”. Theo cư sĩ, nếu tu tập theo Thanh văn thừa thì người tu sĩ hoặc cư sĩ chỉ tập trung giữ gìn các giới nhằm đạt được quả thánh, chấm dứt vòng sanh tử luân hồi. Ở Thanh văn thừa, người cư sĩ có hai bước: Tam quy ngũ giới và tiếp theo là Bát quan trai giới.

Còn nếu tu tập theo Bồ tát thừa, thì người tu sĩ hoặc cư sĩ phải nỗ lực đạt cho được chánh đẳng, chánh giác, tức trở thành Phật nhằm cứu độ chúng sanh. Do đó ở thừa này, người cư sĩ có 3 bước: Tam quy ngũ giới, tiếp theo là Bát quan trai giới và thực hành Thập thiện, vì “Thập Thiện giới là căn bản các thiện pháp căn bản Bồ tát giới mà Chư Phật ba đời đều khen ngợi”. (Thọ Thập Thiện Giới Kinh).

Theo Cư sĩ Trần Đình Sơn, Bồ tát rất đơn giản, người nào sẵn sàng giúp đỡ mọi người là đã có tâm Bồ tát. Mọi người đều có thể trở thành Bồ tát. Chúng ta nên phổ biến rộng rãi Bồ tát giới để mọi người hiểu và làm theo, như thế sẽ mang lợi lạc đến cho gia đình, xã hội.

Cư sĩ đã giới thiệu Giới Bồ tát của Ưu-bà-tắc Giới Kinh, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh:

Sáu giới trọng (phạm tội nặng) là:

1. Không được sát sanh.

2. Không được trộm cắp.

3. Không được tà dâm.

4. Không được nói dối.

5. Không được nói lỗi của người tại gia và xuất gia.

6. Không được bán rượu.

Hai mươi tám giới khinh (phạm tội nhẹ-sơ ý) là:

1. Không cúng dường cha mẹ, sư trưởng.

2. Say đắm rượu chè.

3. Gặp người bệnh khổ có ý gớm ghê, không chăm sóc.

4. Thấy người đến xin, không tùy sức mình mà bố thí ít nhiều, để cho người đến xin ra về tay không.

5. Gặp các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni hoặc các vị Ưu-bà-tắc thọ giới trước, không đứng dậy tiếp đón, lễ lạy.

6. Thấy Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di phạm giới, bèn sinh tâm kiêu mạn, cho rằng mình hơn họ.

7. Mỗi tháng không thọ sáu ngày Bát quan trai giới, không cúng dường Tam bảo.

8. Trong vòng 40 dặm có chỗ giảng kinh thuyết pháp mà không đến nghe.

9. Thọ dụng đồ dùng của chư Tăng, như ngọa cụ, giường, ghế, v.v...

10. Nghi nước có trùng mà vẫn cố ý uống.

11. Không có bạn mà vẫn đi một mình vào trong chỗ nguy hiểm.

12. Một mình ngủ lại tại chùa Ni nếu là Ưu-bà-tắc (hoặc chùa Tăng nếu là Ưu-bà-di).

13. Vì tiền của mà đánh đập chửi rủa tôi tớ, hoặc người ngoài.

14. Đem thức ăn thừa bố thí cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di khác.

15. Nuôi những loài ăn thịt như mèo, chồn...

16. Nuôi dưỡng voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà hoặc các loại súc vật khác mà không chịu tịnh thí cho người chưa thọ giới.

17. Không chứa sẵn y, bình bát, tích trượng để cúng dường chúng Tăng.

18. Làm nghề canh tác sinh sống, không tìm chỗ nước sạch, đất cao ráo để trồng trọt.

19. Làm nghề mua bán: lúc bán hàng, một khi đã đồng ý giá cả, không được lật lọng, đem bán cho người trả giá đắt hơn; lúc mua hàng, nếu thấy người bán cân lường gian lận, phải nói lỗi họ, để họ sửa đổi.

20. Hành dục không đúng chỗ, không đúng thời.

21. Làm nghề thương mại, công nghiệp v.v..., không chịu nộp thuế, hoặc khai thuế gian lận.

22. Vi phạm luật pháp nhà nước.

23. Có lúa mới, hoa trái, dưa rau các thứ đầu mùa, không hiến cúng Tam bảo mà thọ dụng trước.

24. Tăng già không cho phép mà vẫn thuyết pháp, tán thán quan điểm riêng của mình.

25. Ra đường dành đi trước Tỳ-kheo, Sa-di.

26. Trong lúc phân phối thức ăn cho chư Tăng, sinh tâm thiên vị, lựa những món ngon, nhiều hơn phần người khác, để cúng dường thầy mình.

27. Nuôi tằm lấy tơ.

28. Đi đường gặp người bệnh, không tìm phương tiện chăm sóc, hoặc nhờ người khác chăm sóc.

Còn theo tinh thần Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, Giới Bồ tát gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh.

Sau khi nghe cư sĩ Trần Đình Sơn trình bày về “Bồ tát hành”, cử tọa đã nêu nhiều thắc mắc để trao đổi, làm sáng tỏ những những giới của Bồ tát thừa để cùng nhau cố gắng thực hành những giới Bố tát này.

Dưới đây là vài hình ảnh về buổi nói chuyện.

 

 

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 7)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 6)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 8
    • Số lượt truy cập : 6709228