PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
LÊ SƠN PHƯƠNG NGỌC dịch
Theo thuyết “Kim Cang Đỉnh phát Bồ đề tâm luận” thì phàm người ta muốn thiện hay muốn ác, đều trước hết phát từ tâm rồi mới thành ra chí hướng. Giáo chỉ của Mật giáo cầu Vô thượng Bồ đề tức là cầu phát Bồ đề tâm. Tên đầy đủ của Bồ đề tâm là A Nậu Đa La Tam Miễu Tam Bồ đề tâm, còn được gọi bằng các tên như là Vô Thượng Chính Trực Đạo ý, Vô Thượng Bồ đề tâm, Vô Thượng Đạo ý, Vô Thượng tâm, Đạo tâm, Đạo ý, Đạo niệm, Giác ý.
Bồ đề tâm là căn bản của ngũ hành, là nhân tố chính để thành Phật. Bồ đề là mầm mống của tất thảy chư Phật, là miền đất tốt của việc trường dưỡng Tịnh pháp, nếu cần hành tinh tấn phát khởi cái tâm ấy thì đương nhiên sẽ nhanh chóng đạt thành Vô Thượng Bồ đề. Biết rằng Bồ đề tâm là nguồn gốc của tất thảy chính nguyện, căn bản của Bồ đề, là cái sở y của đại bi và Bồ tát học xứ. Bồ tát tối sơ trong Phật giáo Đại Thừa tất phải phát khởi đại tâm, phát tâm tức là phát Bồ tát tâm. Phát tâm tối sơ gọi là sơ phát tâm hoặc gọi là tân phát ý. Cầu vãng sinh tịnh thổ cũng phải phát Bồ đề tâm, kinh “Vô Lượng Thọ kinh – Quyển hạ” viết: “Tam bối vãng sinh chi nhân giai ứng phát Vô Thượng Bồ đề tâm. Thể tính của Bồ đề tâm”. Kinh “Đại Nhật kinh – Quyển 1” viết: “Như thực tri tự tâm, tức là thể tính của Bồ đề”.
Tức dùng tâm tự tính thanh tịnh làm Bồ đề tâm.
Bồ đề tâm có hai loại là Năng cầu Bồ đề tâm và Sở cầu Bồ đề tâm.
Sở cầu Bồ đề tâm tức là cái gọi là vô tận trang nghiêm Kim Cang giới thân, chư pháp thanh tịnh pháp thân, cũng là chúng sinh nhiễm tịnh tâm. Còn Năng cầu Bồ đề tâm là tâm phát khởi quảng đại thệ nguyện dút bỏ tất thảy các loại mầm mống gây ác, thệ nguyện tu tập tối thượng pháp môn, thệ nguyện độ thoát cho tất thảy giới chúng sinh hữu tình, thệ cầu nhanh chóng được chứng quả Vô Thượng Bồ Đề Thắng. Cái gọi là phát Bồ đề tâm, tức cái tâm cầu Bồ đề, như “Đại Nhật kinh” viết:
“Ba câu là: - Bồ đề tâm làm nhân, - Đại bi làm căn, - Phương tiện làm cứu cánh”.
Người cầu Bồ đề tâm là người có duyên thành Phật, nên bảo Bồ đề tâm là nhân. Ở đó, khởi đại bi Bồ đề tâm là tu Tam Mật hạnh nên bảo đại bi là căn. Bồ đề tâm là thân nhân duyên, đại bi vạn hạnh là tăng thượng duyên, cụ túc tự lợi, lợi tha, Phật quả viên thành của vạn hạnh viên cực, nên bảo phương tiện là cứu cánh. Ví như hạt mầm nhờ có duyên của tứ đại là đất, nước, lửa, gió trên thế gian mà được sinh căn, rồi mới đến những bước kế tiếp, đến khi thành quả chín.
Bồ đề tâm dựa vào các chuỗi nhân duyên mà phát triển. Kinh “Bồ tát địa kinh – Quyển 1” viết:
“Phát Bồ đề tâm có bốn loại duyên, dùng bốn loại duyên ấy làm tăng thượng duyên, thì đại trí của Hân Lạc Phật phát tâm tức là:
1. Kiến văn của chư Phật Bồ tát thì thần thông biến hóa bất khả tư nghị.
2. Tuy chưa thấy thần thông biến hóa, nhưng được nghe thuyết giảng từ Bồ đề đến Bồ tát tạng.
3. Tuy không nghe văn pháp, nhưng tướng pháp diệt của của chính mình, nên hộ trì chánh pháp.
4. Không thấy tướng pháp diệt, mà thấy chúng sinh trong cõi đời ô trọc bị phiền nhiễu, khó phát tâm được”.
Sách “Bồ đề tâm luận – Quyển thượng – Phát bồ đề tâm phẩm”, bốn duyên là:
(1). Ân duy chư Phật.
(2). Quán quá hoạn của thân.
(3). Từ úy chúng sinh.
(4). Cầu tối thắng quả.
Từ sách “Vô Lượng Thọ kinh tâm yếu” đến sách “Tứ hoằng thệ nguyện”, lại đem Bồ đề tâm chia làm hai loại là Tùy sự phát tâm (do sự việc cụ thể mà phát) và Thuận lý phát tâm (do chân lý phổ biến mà phát).
Sách “Đại Thừa nghĩa chương – Quyển 9” thì chia phát tâm ra làm ba loại:
(1). Tướng phát tâm, thấy tướng của sinh tử với Niết bàn, bèn ghét sinh tử, phát tâm cầu Niết bàn.
(2). Tức tướng phát tâm, biết bản tính tịch diệt của sinh tử chẳng khác với niết bàn. Bỏ các tướng sai biệt, bắt đầu khởi tâm bình đẳng.
(3). Chân phát tâm, biết bản tính của Bồ đề là tự tâm, Bồ đề tức tâm, tâm tức Bồ đề, mà quy vào bản tâm của chính mình.
Sách “Ma ha chỉ quán – Quyển 1” viết rằng:
“Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, Bồ tát của Viên giáo, các nhân đẩy tới (thôi lượng) bốn đế lý là sinh diệt, vô sinh, vô lượng, vô tác mà phát tâm”.
Sách “Đại Thừa khởi tín luận” bảo rằng ba loại phát tâm là Tín thành tựu phát tâm, Giải hành phát tâm và Chứng phát tâm thì đối với Tín thành tựu phát tâm khởi phát từ ba loại tâm là chân tâm, thâm tâm và đại bi tâm.
Mật tông chủ trương phát tâm là một trong ngũ chuyển của chữ A, ba loại Bồ đề tâm là Hạnh nguyện tâm, Thắng lợi tâm và Tam ma địa tâm, căn cứ sách “Bồ đề tâm luận” mà giảng thuyết bốn loại phát tâm như sau:
- Thứ nhất là Tín tâm, chỉ cái tâm chẳng chút nghi cảm của việc cầu vô thượng Bồ đề, từ vạn hạnh làm cơ sở nên lại gọi là tín tâm bạch tịnh. Tin nhận các pháp nghe được giải được mà không nghi tâm, đồng thời cũng xa rời mối hoài nghi tâm thanh tịnh. “Tạp A Hàm kinh - Quyển 26”, viết:
“Tín lực là gì vậy? Là nơi Như Lai khởi tín tâm, thâm nhập kiên cố”.
Tín tâm là bước đầu của tính nhân đạo, nên bố trí con đường đi của ngũ căn là “tín -> tiến -> niệm -> định -> tuệ”.
Kinh “Lục thập Hoa Nghiêm kinh – Quyển 11”, Sách “Đại Trí Độ luận – Quyển 1” đều báo rõ tín tâm là cánh tay, cho rằng kẻ học Phật mà không có tín tâm giống như người không có cánh tay, vào được chỗ chứa cả núi châu báu mà chẳng lấy được món gì. Kinh “Nhân Vương Bát Nhã kinh – Quyển thượng” cũng cho rằng tín tâm là nguồn suối của Bồ tát hạnh, nên bố trí tín tâm làm đầu của hạnh Bồ tát. Kinh “Đại Bát Niết bàn kinh”, sách “Đại Thừa khởi tín luận” luận về tín tâm, đại khái chủ yếu từ tín ngưỡng Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) đến lý nhân quả. Tín thì có thể làm cho tâm tác dụng với tâm sản sinh tác dụng tinh thần đạt đến thanh tịnh, nên sách “Câu Xá luận” đưa tín liệt vào một trong Thập đại thiện. Sách “Bách pháp Minh Môn luận” thì liệt tín tâm đứng đầu các loại thiện tâm.
- Thứ hai là Đại bi tâm. Sau khi phát bạch tịnh tín tâm, lại lập thêm tứ hoằng thệ nguyện, cũng làm hành nguyện tâm, hành nguyện Bồ đề tâm. Bi, ý là nhổ bỏ sự khổ. Chư Phật chư Bồ tát không đành lòng để cho thập phương chúng sinh thọ khổ mà muốn nhổ bỏ hết đi. Cái tâm ấy gọi là Đại Bi, cái tâm bi khẩn của chư Phật, chư Bồ tát cứu độ chúng sinh thoát khỏi mọi thống khổ. Người tu hành, tu đại bi vạn hạnh, cứu tế tất thảy sinh linh hữu tình, khiến cho chúng lợi tha diệu hạnh phát Bồ đề tâm, tu hành phát nguyện, nên gọi là nguyện. Nguyện là, niệm tất thảy loài hữu tình có tạng tính Như Lai, đều chịu an trú Vô thượng Bồ đề, nguyện lấy Phật Thừa mà đắc độ. Hành là, tu hành ngũ đại nguyện, cứu tế tất thảy loài hữu tình, mà trong Mật giáo gọi là ngũ đại thệ nguyện, đó là:
1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.
2. Phúc trí vô biên thệ nguyện tập.
3. Pháp môn vô biên thệ nguyện học.
4. Như Lai vô biên thệ nguyện thệ.
5. Vô Thượng Bồ đề thệ nguyện thành.
Đó chính là bản nguyện của Đại Nhật Như Lai, cũng là nguyện chung của chư Phật, chư Bồ tát. Có thể phối với 5 vị Phật là A Võng Phật, Bảo Sinh Phật, Di Đà Phật, Bất Không Thành Tựu Phật, Đại Nhật Phật. Ngũ đại nguyện ấy tương đương với “Tứ hoằng thệ nguyện” của Hiển giáo.
- Thứ ba là Thắng Nghĩa tâm. Các giáo phái Phật giáo đều tuyển trạch chân thực thù thắng, cũng làm cho sâu sắc Bát Nhã tâm, Thắng nghĩa Bồ đề tâm. Thắng nghĩa chỉ đạo lý của sự chân thực thắng cái nghĩa thế tục thế gian, tức sở hành vô tướng, không thể nói lên được, bỏ hết những sự biểu thị, tắt hết mọi sự tranh luận, vượt lên trên tất thảy mọi cảnh tướng tầm tư. Ở đó chỉ tu vô tự tánh, quán tất thảy các pháp, chứng được lợi diệu hạnh Vô Thượng Bồ đề. Ngưng tắt liệt pháp, quán Hiển Thắng nghĩa, nên gọi là thắng nghĩa. Có hai môn giáo quán.Quán bốn loại là phàm phu ngoại đạo, nhị thừa, Thập địa Bồ tát. Kế đến, lần lượt thủ thắng, cuối cùng an trú nơi Phổ Hiền Đại Bồ đề tâm, đó là thắng nghĩa của quán môn. Còn quán các pháp, giác ngộ vô tự tính, ngưng bỏ tất thảy vọng niệm, khởi dụng theo thực, tư cụ vạn đức, đó là thắng lợi của giáo môn.
- Thứ tư là Đại Bồ đề tâm, quyết định xả bỏ hết ranh giới của liệt trạch, thì thập phương chư Phật hiện ra trước mặt chứng tri, các loài ma quái thấy vậy khiếp vía lủi mất. Cũng làm nên Tam Ma địa Bồ đề tâm. Tam Ma địa nghĩa là đẳng trì, chánh định, định ý, điều trực định, chánh tâm hành xử. Chỉ tu thiền, xa rời hôn trầm điệu cử, tâm chuyên trú tác dụng tinh thần của một cảnh. Tu hành thần bí quán hành các loại Ngũ Tướng, Tam Mật, tức hiện ra diệu hạnh của thân bản tôn. Một khi người tu hành nhập vào miền đất tín giải, thì tu Tam Mật tương ứng với Ngũ bộ bí quán, đồng thời trì giữ vạn đức tự hành hóa tha của chư Phật, gọi là đẳng trì. Biến nhập pháp giới tất thảy các loài hữu tình, nhiếp thụ bình đẳng mà hộ niệm vân đức tu hành, nên gọi là niệm. Đến với tất cả nên gọi là đẳng chí. Đó chính là Tam Ma Đạ Bồ đề tâm vậy.
Tứ tâm trên kia tuy có chỗ khu biệt nhưng vốn là nhất thể, cho đến khoảng Phật quả không bỗng chốc mất đi hoặc rời bò đi, đó là vì tự hành hóa tha, là chỗ sở đắc tu Tam Mật của chư tôn tu xuất thế gian, nên gọi là Hữu tướng Bồ đề tâm. Song lấy hữu tướng bản lai tức vô tướng, như hư không thì không có tướng nào cả, nên tương khế với vô tướng Bồ đề tâm. Mật giáo không kính Tam ma da giới, tức dùng Bồ đề tâm của Tam ma da giới ấy làm thể.
Theo ANH VŨ
(Nxb Trung Quốc bản bổn đồ thư quán, 2009)
Tin tức khác
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 28 – THÁNG 4 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 27 – THÁNG 1 NĂM 2019 (PL. 2562)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 26 – THÁNG 10 NĂM 2018 (PL. 2562)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 25 – THÁNG 7 NĂM 2018 (PL. 2562)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 24 – THÁNG 4 NĂM 2018 (PL. 2561)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 23 – THÁNG 1 NĂM 2018 (PL. 2561)
Bình luận bài viết