Thông tin

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

 

CAO THĂNG BÌNH

 

Khiêm hạ

 

 

 

“Khiêm hạ là khiêm tốn nhưng trung thực, khách quan mỗi khi nhận xét về mình hay người…”.

Khiêm hạ là đức tính khiêm tốn, nhường nhịn. Nhờ tu tập đức tính khiêm hạ mà người ta bớt đi tự cao, nhã mạn. Nhưng khiêm hạ không phải là khiếp sợ, tâng bốc hay xu nịnh. Khiêm hạ cũng không phải là tự hạ mình để nói ra những lời khen tặng thái quá đến mức làm cho người khác phải ngượng ngùng, bối rối.

Những lời có cánh, giả tạo không thể đi vào lòng người vì nó không xuất phát từ sự chân thành. Người tu hành đức tính khiêm hạ là người khiêm tốn nhưng trung thực, khách quan mỗi khi nhận xét về mình hay người.

Trong giao tiếp cần có sự hiểu biết lẫn nhau. Mà muốn hiểu biết lẫn nhau thì cần có thời gian. Đừng vội vàng quan sát bên ngoài rồi đưa ra những nhận xét “đao to búa lớn”. Với một người mới quen thì một cử chỉ chân thành sẽ thích hợp hơn những lời khen chê quá vội vàng.

 

 

Lan tỏa sự an lạc

 

 

 

“Chỉ khi ta thực sự có được sự an lạc trong tâm thì sự an lạc đó mới lan tỏa sang người khác được…”.

Muốn có cuộc sống hạnh phúc thì phải sống vui tươi, an lạc. Khi tiếp xúc với một người vui tươi, an lạc, năng lượng hạnh phúc từ người đó toát ra sẽ làm cho người chung quanh thấy dễ chịu, hạnh phúc. Ngược lại, khi tiếp xúc với người bi quan, đau khổ, người chung quanh cũng bị lây nhiễm bởi sự nặng nề, đau khổ đó. Người sống vui tươi, an lạc khi đi đến đâu cũng có thêm bạn mới, ai cũng thích gần, còn người âu sầu đau khổ đi đến đâu mọi người đều xa lánh, cho nên đã cô độc họ lại càng thêm cô độc.

Muốn giúp được người khác đang đau khổ, thì trước tiên ta phải có được năng lượng an lạc vững mạnh để khi tiếp xúc với họ ta không bị lôi kéo vào sự đau khổ, mà ngược lại còn có khả năng truyền cho họ năng lượng tích cực để giúp họ bớt đi đau khổ. Giống như khi đi thăm người bệnh, nếu ta yếu đuối và bi quan hơn người bệnh, thì sẽ không giúp được gì cho họ mà ngược lại còn làm cho họ thêm tuyệt vọng và đau khổ hơn.

Đức Phật dạy muốn có được an lạc thì phải tu tập “Tứ Uy nghi”, đó là đi, đứng, ngồi, nằm đều trong chánh niệm. Nếu ta biết thực hành những điều này hàng ngày, thì sự an lạc sẽ đến và khổ đau sẽ tan biến. Hãy nhớ rằng chỉ khi nào ta thực sự có được sự an lạc trong tâm thì sự an lạc đó mới lan tỏa sang người khác được.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 47
    • Số lượt truy cập : 6784731