Thông tin

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

 

CAO THĂNG BÌNH

 

ĐỂ QUA HẾT MỌI KHỔ NẠN

 

 

“Khi quán chiếu để tâm an định tự tại như Bồ Tát, thực hành thâm sâu trí tuệ Bát Nhã của chư Phật, thì sẽ thấy ngũ uẩn là không, mọi khổ ách sẽ qua…”

Chúng sinh hữu tình được tạo thành từ 5 uẩn đó là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Sắc là phần vật chất mà ta có thể thấy và biết qua các giác quan thông thường. Tưởng là sự suy diễn của tâm thức, là sự tưởng tượng diễn ra trong tâm ta về các pháp. Thọ là cảm thọ, là sự tiếp nhận của ta đối với các pháp như buồn vui hay đau khổ. Hành là hành động, là ý niệm diễn ra không ngừng trong tâm, kể cả khi có ý thức hay vô thức. Thức là sự phân biệt, là định kiến của ta về pháp, sự phân biệt đó có mối liên hệ các nghiệp mà ta đã gặp hay đã làm trong quá khứ.

Trong phần mở đầu của Bát Nhã Tâm Kinh có đoạn: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Tạm hiểu là: “Khi quán chiếu để tâm an định tự tại như Bồ Tát, thực hành thâm sâu trí tuệ Bát Nhã vô lượng của chư Phật, thì sẽ thấy ngũ uẩn là không, mọi khổ ách sẽ qua”. Tức là Đức Phật dạy rằng muốn qua mọi khổ nạn ta cần thiền định và quán chiếu bằng trí tuệ Bát Nhã. Với trí tuệ đó ta sẽ thấy tướng không của ngũ uẩn và cũng từ đó mọi khổ nạn sẽ không còn, hay nói đúng hơn là dù chúng còn đó nhưng cũng không làm vướng bận được ta nữa.

Bí quyết vượt mọi khổ nạn được Đức Phật cô đọng trong câu mở đầu của Bát Nhã Tâm Kinh, rất đơn giản, dễ hiểu và cũng dễ thực hành. Vậy thì ta còn chần chờ gì mà không áp dụng. Tu hành không phải chỉ là tụng niệm, cầu nguyện mà quan trọng hơn là biết thực hành những lời Phật dạy vào trong đời sống hàng ngày để cho cuộc sống bớt đau khổ và ngày càng an lạc.

 

THÂN BỆNH VÀ TÂM BỆNH

 

 

“Thân bệnh thì dù có nặng đến đâu cũng sẽ hết khi ta từ giã cõi đời này. Còn tâm bệnh mới là nghiệp lực khó trừ, chúng sẽ theo ta trong kiếp này, kiếp sau và nhiều kiếp sau nữa…”

Bác Tư rất thích trồng cây. Nhà ở thành phố không có nhiều đất, nên bác trồng những cây thuốc nam trong các chậu nhỏ xếp quanh nhà. Có lần tôi thấy những cây thuốc bác trồng còn chưa kịp lớn thì đã bị người ta nhổ trộm. Nhìn những cây thuốc bị nhổ tung cả gốc lẫn cành lá, chứng tỏ người nhổ trộm không hề thấy thương xót cho công sức lao của bác.

Lấy trộm của người khác dù nhỏ hay lớn cũng đều là ác nghiệp. Tội trộm cắp là một trong 5 trọng giới của Đạo Phật áp dụng cho cả Phật tử xuất gia lẫn tại gia. Dù cho hái trộm cây thuốc là để chữa bệnh, nhưng người hái trộm đã gây thêm cho họ một bệnh khác đó là bệnh tham. Thân bệnh thì dễ thấy, dễ chữa, còn bệnh tham nằm sâu bên trong tâm thì khó thấy và khó chữa hơn nhiều.

Nhiều người chỉ vì một chút lợi nhỏ mà quên đi hại lớn của ác nghiệp. Đức Phật đã từng dạy cho chúng sinh tu tập Tứ Chánh Cần. Đó là: (1) ngăn chặn điều ác khi chưa phát sinh, (2) giảm thiểu tối đa ác nghiệp khi đã phát sinh, (3) thực hành điều thiện khi chưa phát sinh, và (4) tăng trưởng tối đa điều thiện khi đã phát sinh. Ta nên nhớ rằng thân bệnh thì dù có nặng đến đâu cũng sẽ hết khi ta từ giã cõi đời này. Còn tâm bệnh mới là nghiệp lực khó trừ, chúng sẽ theo ta trong kiếp này, vào kiếp sau, và nhiều kiếp sau nữa.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 17
    • Số lượt truy cập : 6946686