Thông tin

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

         

CAO THĂNG BÌNH

 

Thời khắc quý báu

 

 

“Già cả, đau yếu, bệnh hoạn là những thời điểm quý báu mà người ta dễ dàng tha thứ là buông bỏ để trở về với chân tâm và giác ngộ…”

Khi già cả, đau yếu, bệnh hoạn làm ta dễ mặc cảm, thấy mình vô dụng và là gánh nặng cho người khác. Vì thế, có người chọn cách sống lặng lẽ cho qua ngày tháng chớ không còn có niềm vui. Đến khi bệnh nặng thì họ mong muốn được chết sớm bởi vì càng kéo dài thì càng đau khổ thêm mà thôi.

Trong các bệnh viện, khi các bác sĩ đã xác định bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa, thì các bác sĩ sẽ không còn mặn mà chữa trị cho bệnh nhân đó nữa. Nhưng với đạo Phật thì già cả, đau yếu, bệnh hoạn là những cơ hội quý báu để người ta dễ dàng tha thứ và buông bỏ. Cho nên, đó cũng là thời điểm mà bệnh nhân cần sự giúp đỡ nhiều nhất để họ buông bỏ và giác ngộ còn hơn là đợi đến khi họ qua đời rồi mời các thầy đến tụng niệm.

Cái gì càng ít sẽ càng quý. Đời người cũng thế, thời khắc cuối cùng dù là ngắn ngủi nhưng đó là thời khắc quý nhất, dễ buông bỏ nhất để giác ngộ. Nếu biết tận dụng những giây phút cuối cùng đó, cộng với sự may mắn được trợ duyên, thì khả năng giác ngộ vẫn xảy ra, đó là điều mà khi tuổi trẻ dù có ước ao cũng khó mà làm được.

 

Thói quen và bản tánh

 


 

“Tất cả thói hư tật xấu, vô minh của chúng sinh đều hình thành từ thói quen. Bản tánh thật của chúng sinh là bản tánh thành Phật nên còn gọi là Phật tánh…”

Thói quen là những tập khí mà ta đã từng làm trong quá khứ. Nó có thể được hình thành trong kiếp này hay từ nhiều kiếp trước. Nếu thói quen đã được hình thành từ kiếp trước, thì đứa trẻ khi mới sinh ra trong kiếp này sẽ có biểu hiện khác so với những đứa trẻ khác. Khi mới thoạt đầu nhìn qua, ta có thể lầm tưởng đó là bản tính của nó từ khi mới chào đời, nhưng nếu quan chiếu kỹ thì sẽ thấy rằng đó chính là nghiệp lực từ các thói quen cũ. Nghiệp lực đó thôi thúc lôi kéo con người ta từ bên trong nên rất khó cưỡng lại được.

Phân biệt rõ giữa thói quen và bản tánh có ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành. Một khi ta cho rằng việc đó là bản tánh thì ta sẽ không bao giờ thay đổi nó được. Nhưng ngược lại, nếu biết rằng đó chỉ là thói quen thì chắc chắn sẽ thay đổi được, nếu có quyết tâm và thời gian đủ dài để hình thành nên một thói quen mới. Thông thường khi một thói quen cũ đã hình thành lâu đời như tham, sân, si thì ta sẽ cần rất nhiều thời gian mới thay đổi được chúng.

Thật ra, tất cả thói hư tật xấu, vô minh của chúng sinh đều hình thành từ thói quen. Bản tính thật của chúng sinh là bản tính thành Phật nên còn gọi là Phật tánh. Hiểu được điều này ta mới thấy Phật và chúng sinh về bản chất thì không khác, chỉ khác ở chỗ Phật là chúng sinh đã tu hành giác ngộ, còn chúng sinh là Phật chưa tu. Điều này cũng giống như người biết bơi thì nổi trên mặt nước, còn người chưa biết bơi thì chìm nhưng ai cũng có sẵn “tánh biết bơi” trong mình.

TP.HCM, 2016

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 35
    • Số lượt truy cập : 6946710