Thông tin

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (TT)

 

CAO THĂNG BÌNH

 

CON ĐƯỜNG TU TẬP

 

 

“Việc đầu tiên cần làm là học lời Phật dạy qua kinh điển, kế đến tư duy để hiểu thấu đáo và sau cùng là thực hành để chứng nghiệm từ chính bản thân mình…”

Chúng ta từng được nghe nhiều câu chuyện về các thiền giả ngày xưa chợt đốn ngộ qua một bài thơ hay một câu thiền thoại. Có thể các vị đó đã từng tu hành từ nhiều kiếp trước, nhưng vì có chỗ vẫn chưa thông suốt nên khi gặp một hiện tượng nào đó giúp họ khai thông, thì họ lập tức hiểu ra rồi đốn ngộ.

Chúng ta ngày nay khó bắt chước các thiền giả đốn ngộ ngày xưa vì phần lớn chúng ta là những người chưa từng tu tập. Với một người ít tu, thì chỉ một vài câu nói làm sao đốn ngộ, một ít lý thuyết suông làm sao có được giác ngộ thực sự. Vậy thì đừng lãng phí thời gian vào những công án thiền xưa cũ, cũng đừng cố thuộc lòng câu chữ mà thiếu vắng thực hành.

Vì ta là người bình thường nên cần đi theo con đường bình thường, đó là tu tập dần dần hướng đến giác ngộ. Giác ngộ như thế gọi là tiệm ngộ. Việc đầu tiên cần làm là học lời Phật dạy qua kinh điển (Văn), kế đến tư duy để hiểu thấu đáo (Tư), và sau cùng là thực hành để chứng nghiệm từ chính bản thân (Tu). Với một người bình thường, sự kết hợp cả Văn, Tư, Tu như thế mới mang lại sự tiến bộ vững chắc, trí tuệ dần khai sáng, tâm từ bi dần rộng mở, tất cả dựa trên chứng nghiệm từ chính bản thân mình.

 

VŨ TRỤ QUA MỘT CHIẾC LÁ RƠI

 


 

“Khi tiếp xúc với thực tánh các pháp, ta thấy cả quá khứ, hiện tại và tương lai đang ẩn mình trong đó…”

Với người châu Âu, khi cầm một ly rượu vang trên tay, họ thấy trước mắt là những cánh đồng nho xanh ngát. Khi nếm một giọt rượu nho, họ thấy lại thời tiết năm xưa đang hiển hiện ra.

Lịch sử đã qua nhưng chưa bao giờ mất. Nó vẫn còn đây và đang ẩn mình trong hiện tại. Lịch sử không đơn giản chỉ có những cuộc chiến tranh mà nó là dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại, kết nối hôm nay từ quá khứ ngày xưa.

Quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là những khái niệm của con người về thời gian. Nếu quán chiếu hình tướng, ta sẽ thấy cái mới không ngừng sinh ra, thay thế cái cũ qua từng giây phút. Nếu quán chiếu thực tánh của pháp, ta sẽ thấy các pháp không sinh, không diệt.

Tiếp xúc với lịch sử để thấy quá khứ qua những gì đang có mặt ở hiện tại. Khi tiếp xúc với thực tánh các pháp, ta thấy cả quá khứ, hiện tại, và tương lai đang ẩn mình trong đó. Qua đó, ta hiểu được giá trị vô hình chứa đựng trong từng sự vật. Với những người theo đạo Phật, sẽ không ngạc nhiên khi họ thấy vũ trụ qua một chiếc lá rơi.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 31
    • Số lượt truy cập : 6793222