Thông tin

SỰ TÍCH TRÂU VÀNG HỒ TÂY

 

TRẦN THÁI HỌC

 


 

Ít ai biết rằng, hồ Tây còn có tên gọi khác là hồ Kim Ngưu (Hồ Trâu Vàng). Cái tên này bắt nguồn từ sự tích trâu vàng hồ Tây vào thế kỷ thứ 13 (thời nhà Lý).

Sự tích hồ Trâu Vàng

Tương truyền có nhà sư Không Lộ (Có nơi nói rằng là nhà tu hành tên Minh Không) đức cao vọng trọng, pháp thuật cao cường. Nhà sư chữa được bệnh cho thái tử nhà Tống nên được yết kiến vua nhà Tống. Vua Tống ban thưởng cho được vào kho để chọn lựa tùy thích vàng hay đồng, miễn là chỉ đựng đầy túi vải.

Vừa bước vào cửa, sư Không Lộ thấy một con trâu bằng vàng to lớn đúc bằng vàng ròng đứng nghênh ngang như canh giữ kho châu báu. Thấy gian chính giữa có đặt đồng đen, sư Không Lộ bèn giở phép thần thông, lấy quá phân nửa số đồng đen trong kho của vua Tống rồi ra bờ bể thả nón tu làm thuyền chở về nước. Số đồng đen đó vừa đủ để đúc chuông. Chuông được các thợ rèn trứ danh của Việt Nam đúc theo hình hoa sen hé nở, tiếng chuông thanh, vang xa.

Chuông đúc xong, sư Không Lộ cầm chày đánh lên tiếng chuông đầu tiên. Tiếng chuông vang xa, rung động ngàn dặm. Con trâu vàng ở kho tàng của vua Tống nghe tiếng chuông đồng, ngỡ là tiếng mẹ gọi (vì đồng đen là mẹ của vàng), nên cất vó cong sừng chạy về phía Nam tìm mẹ. Trâu vàng tìm đến hồ Tây nhưng không tìm thấy mẹ, cũng không nghe tiếng mẹ gọi, nó bực tức lồng lên, quần đảo cả một vùng khiến mặt đất sụt xuống, biến thành một hồ rộng lớn. Nhà sư Không Lộ bèn lăn chuông xuống hồ, chuông đồng rung vang một lần cuối cùng trước khi rơi xuống nước. Con trâu vàng theo đó cũng nhảy xuống hồ, biến mất theo chuông. Từ đó họ gọi hồ đó là hồ Kim Ngưu, cũng chính là hồ Tây ngày nay.

Đền Kim Ngưu

 


Đền Kim Ngưu

 

Sau khi sư Không Lộ thả chuông xuống hồ thì có một huyền thoại rằng, từ nay về sau, trong dân chúng nếu ai sinh được 10 người con trai thì cha con lên hồ sẽ gọi được trâu vàng về. Một gia đình sinh được 9 người con trai đã mừng thầm, nhận thêm một người con trai nuôi nữa để kéo trâu vàng về nhà. Trâu vàng lên khỏi mặt nước vào bờ thì thừng bị đứt, trâu vàng chui ngay vào hang ở gần đó. Nơi đó được nhân dân lập đền thờ gọi là đền Kim Ngưu.

Một truyền thuyết khác kể rằng, khi xưa có con cáo chín đuôi đi hại dân, Long Quân đã cho trâu vàng xuống hồ diệt trừ tinh và cho lập đền thờ trâu bên hồ để trấn cho vùng đất này. Đền Kim Ngưu bên bờ hồ Tây là một biểu hiện của tín ngưỡng thờ Trâu Vàng của nhân dân ta. Qua đó, có thể thấy được giá trị văn hóa và tín ngưỡng của trâu vàng đối với văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, nhiều người lựa chọn trưng bày tượng trâu trong nhà để mang đến may mắn, tài lộc và bảo vệ gia đình luôn bình an, hạnh phúc.

Có nhiều dị bản về truyền thuyết dân gian này, nhưng đâu có sao, truyền thuyết biến hóa theo dòng chảy cuộc đời nhưng ý nghĩa của trâu vàng thì vẫn nguyên vẹn. Người ta tin rằng, trâu vàng là một con vật thiêng, có thể kết nối với thần linh, mang lời thỉnh cầu về một cuộc sống yên ổn đến các vị thần và trấn áp yêu ma.

(Tổng hợp nhiều nguồn)

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 123
    • Số lượt truy cập : 6949732