THI HÀO ĐÀO TIỀM VÀ SƯ TUỆ VIỄN
THI HÀO ĐÀO TIỀM VÀ SƯ TUỆ VIỄN
LÊ SƠN PHƯƠNG NGỌC
(Dịch từ Phật giáo cố sự, Chu Thụy Văn,
Nxb Học Lâm,Thượng Hải, 2011)
Thi hào Đào Tiềm chơi thân với danh tăng Tuệ Viễn. Trong tác phẩm “Lư Sơn ký” có viết:
“Cách chùa Đông Lâm ở Lư Sơn không xa có một dòng suối nhỏ, mỗi khi sư Tuệ Viễn tiễn khách đến đó mới dừng chân thì nghe tiếng hổ gầm trong khu rừng bên cạnh. Vì thế Tuệ Viễn đặt tên cho dòng suối ấy tên là suối “Hổ khê”. Để khỏi phải làm kinh động lão hổ, Tuệ Viễn không còn đi xa tiễn khách nữa, tức không bao giờ sư tiễn khách đến tận hổ khê mới dừng chân như trước kia. Thế mà, khi Đào Tiềm cùng đạo sĩ Lục Tu Tĩnh đến thăm, ba người đàm đạo hết sức tương đắc, Vui quá, khi tiễn khách ra về, Tuệ Viễn lưu luyến quên mất quy định do mình lập ra. Tuệ Viễn tiễn khách mà câu chuyện vẫn tiếp diễn, đến khi tiếng hổ gầm vọng đến thật to, ba người mới biết mình đã đến bên dòng Hổ khê. Ba người nhìn nhau cả cười”.
Truyền thuyết ấy đã trở thành đề tài cho nghệ thuật Trung Hoa các đời sau. Lý Long Nhãn thời nhà Đường mở đầu với bức tranh “Hổ khê tam tiếu đồ”, rồi người ta lấy cảm hứng từ đó mà đưa vào trong sáng tác nghệ thuật. Thời nhà Tống, các nhà văn Tô Thức, Hoàng Đình Kiên cũng đưa truyền thuyết “Hổ khê” vào văn học của mình. Kỳ thực, Lục Tu Tĩnh là một đạo sĩ trứ danh thời Nam triều Lưu Tống. Khi Tuệ Viễn qua đời thì Lục Tu Tĩnh chỉ là một cậu bé 10 tuổi. Khi Lục Tu Tĩnh đến Lư Sơn tu tập thì Tuệ Viễn đã qua đời trước đó ba bốn mươi năm rồi, làm sao có chuyện ba người đàm đạo với nhau rồi tiễn chân như truyền thuyết?
Đào Tiềm và Tuệ Viễn sống đồng thời với nhau dưới triều Đông Tấn, hai người chơi thân với nhau, thậm chí Tuệ Viễn còn tính lôi kéo Đào Tiềm gia nhập “Bạch Liên xã” của mình. Tuy Đào Tiềm không tham gia “Bạch Liên xã”, nhưng trong thơ Đào Tiềm cho thấy chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo rất rõ.
Bài “Đào hoa nguyên ký” trứ danh của Đào Tiềm được xem là một tác phẩm tiêu biểu. Bài ký nói về một ngư phủ đi lạc vào động tiên, phát hiện trong động có không gian trời đất gọi là “Đào Hoa nguyên”. Nơi ấy thanh bình cư dân an lạc, chẳng có họa loạn, người ta sinh sống hoàn toàn cách biệt với cõi trần gian bên ngoài. Thì ra họ là người thời nhà Tần vì tránh loạn mà đến đây, từ đó không rời khỏi nơi này nữa. Người ở đó tiếp đãi người ngư phủ rất đàng hoàng, song về sau khi người ngư phủ muốn đến đó thì tìm không ra cửa vào động nữa.
Đào Tiềm sáng tác bài “Đào Hoa nguyên ký”, chẳng những muốn phác họa một xã hội lý tưởng vốn có của loài người được nhiều người mong muốn. Thế rồi, từ đó xuất hiện nhiều loại phụ hội. Có cả ngoa truyền rằng ở tỉnh Hồ Nam có một quả núi, dưới ấy có một hang động gọi là động Đào Hoa, ngày xưa có một người ngư phủ đi lạc vào đó. Còn ngoa truyền thế này nữa, quả núi ấy tên là “Đào hoa sơn”, vùng đó có tên là “Đào Nguyên huyện”. Thời nhà Thanh, Vưu Đồng viết vở kịch “Đào Hoa nguyên” cho rằng địa danh Đào hoa nguyên là có thực.
Sau khi Đào Tiềm từ quan, việc đầu tiên là đến Lư Sơn tham gia “Liên Hoa xã” của Tuệ Viễn, về sau mới lên tiên với “Đào Hoa nguyên ký”.
Tin tức khác
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 20 – THÁNG 4 NĂM 2017 (PL. 2560)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 19 – THÁNG 1 NĂM 2017 (PL. 2560)
- ĐÓN XEM TỪ QUANG TẬP 19
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 18 – THÁNG 10 NĂM 2016 (PL. 2560)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 17 – THÁNG 7 NĂM 2016 (PL. 2560)
- TỪ QUANG TẬP 16 – THÁNG 4 NĂM 2016 (PL. 2560)
Bình luận bài viết