Thông tin

TRANG TRÍ MẬT TÔNG TRÊN BỘ TƯỢNG DI ĐÀ

TAM TÔN Ở CHÙA THẦY (THIÊN PHÚC TỰ), HÀ NỘI

 

TS. TRIỆU THẾ VIỆT

 

Giới thiệu bộ tượng

Gồm một tượng Phật A Di Đà ngồi giữa, hai vị Bồ tát ngồi hai bên. Tượng Đại thế chí ở dáng ngồi kết già, tượng Quán thế âm ở dáng Bồ tát tọa.

Chất liệu: gỗ phủ sơn.

Vị trí: trên tòa chùa Thượng, chùa Thầy.

Niên đại: Để nhận rõ hơn niên đại thể loại tượng này chúng tôi căn cứ theo một số tư liệu mà Phan Cẩm Thượng[2. Tr 131] và Trần Lâm Biền [3. Tr126] đã công bố bộ tượng Di Đà tam tôn ở chùa Thầy (Hà Nội) có niên đại khoảng đầu thế kỷ 17, sớm hơn các bộ tượng cùng loại có niên đại thế kỷ 17.

KHÁI NIỆM VỀ DI ĐÀ TAM TÔN

Trung tôn là Đức Phật A Di Đà, bên trái của Ngài là Đức Quán Thế Âm bồ tát, bên phải của Ngài là Đức Đại Thế Chí bồ tát [1. Tr 140].

Trong tranh hay tượng, bộ này thường xuất hiện kiểu thức nhất Phật, nhị Bồ tát với sự biểu thị 8 tính (bát đại), Phật A Di Đà ngồi tư thế đại định ở giữa biểu thị đầy đủ 8 tính (bát đại), Quán Thế Âm bồ tát và Đại lực Đại Thế Chí bồ tát đứng hai bên, tay kết ấn biểu thị sự phân đôi của 8 tính. Sau đây, chúng tôi tạm đưa ra một sơ đồ khái lược:

Bên phải

Chính giữa (Trung tôn)

Bên trái

Đại Thế Chí bồ tát

     Phật A Di Đà

Quán Thế Âm bồ tát

Đại diện 4 tính

Đại lực, đại hùng,

đại trí, đại tuệ

Đại diện 8 tính

Đại bi, đại từ, đại hỷ, đại xả.

Đại lực, đại hùng, đại trí, đại tuệ

Đại diện 4 tính

Đại bi, đại từ,đại hỷ, đại xả

 

I. ĐỒ ÁN TRANG TRÍ TIÊU BIỂU TRÊN TƯỢNG ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT

- Khái niệm Đại Thế Chí bồ tát: (S: Mahàsthàmapràpta bodhisattva;). Tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, tượng Đại Thế Chí thường được vẽ tạc ở bên mặt (bên phải - tg) bên cạnh đức Phật A Di Đà.

- Tư thế tượng:Tượng ngồi dáng kiết già, áo phủ kín đùi, vạt áo chảy thõng xuống đài sen, đầu vạt áo cong đều, khá bằng, hai tay kết ấn Mật phùng. Hình thức kết ấn này không phổ biến, chỉ thấy hình thức kết ấn này xuất hiện trên tượng Quán thế âm ở chùa Dâu, tượng Tổ kế đăng Bà Tu Mật ở chùa Tây Phương.

- Đồ án trang trí tiêu biểu trên tượng: (Hình)Là hệ hoa văn trang trí trên y phục của tượng Đại lực Đại Thế Chí bồ tát bao gồm các dạng sau: hệ hạt tròn kết chuỗi, hạt tròn kết hình bông hoa, các biểu tượng "bát cát tường" của Mật tông.

- Hệ hạt tròn: Chúng tôi đặt giả thuyết những hạt tròn này có liên quan đến hạt bảo châu - một chi tiết khá quan trọng và thường xuất hiện trong trang trí Mật tông.

- Hạt tròn kết chuỗi: Chia thân tượng thành từng ô, các hạt có các cỡ, hình dạng khác nhau nằm theo bố cục hàng lối và xen kẽ.

- Hạt tròn kết hình bông hoa: Nằm xen kẽ trong chuỗi hạt bảo châu có dạng một hạt tròn, to ở giữa với một hoặc hai vòng hạt vòng quanh.

Bảng 1: Phân loại kích thước hạt

STT

Phân loại

Hình dạng

Chiều đo

Kích cỡ (mm)

1

Loại 1

Tròn

Đường kính

40 - 50

2

Loại 2

Tròn

Đường kính

30 - 35

3

Loại 3

Bầu dục

Chiều dài nhất

25

4

Loại 4

Tròn

Đường kính

10 - 15

Bảng 2: Số lượng và vị trí hạt kết ở các dạng

Hạt bảo châu trên tượng có tổng số là 854 hạt. Với cách bài trí các hạt trên tượng ta thấy chúng sắp xếp theo cặp. Như vậy, trên tượng có 427 cặp hạt (có hạt âm, hạt dương). Con số 427 cặp hạt tròn này trùng với số lượng 427 câu chú Phật đỉnh Thủ lăng nghiêm tuyên đọc, Kinh thủ lăng nghiêm [4. tr77-87]. Những hạt tròn xếp theo chuỗi và tổng số cặp hạt trùng với số câu của chú Thủ lăng nghiêm Phật đỉnh (ở tượng Đại Thế Chí bồ tát) và trùng với nhiều con số khác với nhiều ẩn ý mà chúng tôi chưa đủ điều kiện để kết luận. Nhưng những ẩn ý đó dù là gì thì phương pháp sử dụng con số, biểu tượng nhằm để biểu đạt giáo lý được gọi là mật ngữ (ngôn ngữ bí mật). Đây là cách ứng xử thường thấy trong Phật giáo Mật tông.

Phải chăng chi tiết này nói lên dấu tích của Phật giáo Mật tông còn lại ở chùa Thầy (Thiên Phúc tự)?

 

II. ĐỒ ÁN TRANG TRÍ TIÊU BIỂU TRÊN TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ

- Khái niệm về Phật A Di Đà: (S: Amitõbha/ Amitõyus)

Amitõbha: Vô lượng quang.- "Ánh sáng vô lượng";

Amitõyus: Vô lượng thọ.- "Thọ mệnh vô lượng".

Ngoài ra cũn cú 13 hồng danh khỏc (Thập tam quang Phật). Phật A Di Đà trụ trỡ cừi Cực Lạc (S:Sukhõvatợ) ở phương Tây. Ngài có 48 đại nguyện để cứu vớt chỳng sinh.

- Tư thế tượng: Tượng tư thế Di Đà đại định, hai tay kết ấn đại định. Pháp giới định ấn/ Di Đà định ấn (Samàdhi Mudra). Loại tượng này không thay đổi tư thế, luôn trong động tác ngồi kiết già, nhập định.

- Đồ án trang trí tiêu biểu nằm chính giữa bệ tượng.

Bệ tượng là khối chữ nhật có cuốn góc, trang trí bốn mặt. Trang trí mặt trước và mặt sau có hình chữ nhật, đồ án trang trí chính ở giữa. Trong hình vòng lửa nhọn đầu có ba hình lá đề chứa ba hạt tròn ở giữa, họa tiết cây khúc khuỷu làm nền cho đồ án.

Đồ án hình vòng lửa nhọn đầu, có hai viền, viền to ở ngoài, viền nhỏ ở trong viền quanh đồ án, ở dưới là cụm hoa văn hình bụi cây nhỏ. Các viền chạy đến đây cũng có tạo hình chu vi theo cụm hoa văn hình bụi cây nhỏ này. Ba cụm họa tiết nằm chính giữa có kết cấu giống hệt nhau, mỗi cụm gồm hai lớp lá đề đục kép, ở giữa chứa quả tròn, mỗi quả có ba vòng khắc lõm. Các cành cây khúc khuỷu với 13 nhánh lan tỏa từ trong ra.

Những giả thiết về ý nghĩa của đồ án trang trí tiêu biểu này:

+ Cây khúc khuỷu (Hình 2):Trong đồ án trang trí xuất hiện hình tượng cây khúc khuỷu. Với hiện tượng này, chúng tôi xin đưa ra một số giả thuyết như sau:

Giả thiết 1: Người xưa cho rằng núi cao, cây cao là đường lên trời, là nơi linh hồn và lời cầu nguyện từ mặt đất đi lên và là nơi mà các bậc siêu nhiên hay tổ tiên về với con cháu. Cây “thiêng” được coi như trục nối giữa trời và đất. Từ các giả thuyết trên, có thể thấy cây “thiêng”, cây “mệnh” có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi dân tộc.

 Giả thiết 2: Khi so sánh tạo hình của hình cây khúc khuỷu với cây san hô trong hoa văn Phật giáo Mật tông, chúng tôi nhận thấy chúng có nhiều nét tương đồng với nhau. Nếu giả thuyết cây này là cây san hô - là một trong thất bảo của Phật giáo thì cũng phù hợp về ý nghĩa tổng thể.

+ Ba cụm họa tiết hình tán lửa tam muội - lá đề và hạt tròn: Theo suy luận của chúng tôi thì 3 hạt tròn trong đồ án được hiểu là 3 viên bảo châu có ý nghĩa và xuất xứ từ Phật giáo Mật tông Tây Tạng [3. tr.172].

+ Hình tròn nhọn đầu phía sau hạt tròn

Giả thiết 1: Là hình lá đề: Lá đề giống như hình lửa thiêng được sử dụng khá nhiều trong nghệ thuật tạo hình Phật giáo. Nó được tiếp thu từ nghệ thuật tạo hình ấn Độ với ý nghĩa là biểu tượng cho trí tuệ xuất phát từ sự tích Đức Phật giác ngộ dưới gốc cây bồ đề.

Giả thiết 2: Là vòng lửa tam muội: Vòng lửa tam muội chỉ xuất hiện khi Phật đạt đến bậc chính đẳng giác, trí tuệ tột bậc nên nó là biểu hiện cho trí tuệ vô song. ở lớp ý nghĩa nào thì họa tiết này vẫn là biểu tượng của trí tuệ và bảo châu tượng trưng cho Đức Phật.

 ý nghĩa đồ án trang trí: Ba hạt tròn lớn có tạo hình như viên bảo châu trong hoa văn Phật giáo Mật tông có vòng lửa tam muội/ lá đề tượng trưng cho Phật bảo, pháp bảo và tăng bảo. Chỉ có Phật bảo (trí tuệ), pháp bảo (chân lý) và tăng bảo (sự tinh tiến) mới tiêu diệt được lục dục, thất tình. Với giả thuyết này, đồ án có ẩn nghĩa: ngợi ca oai đức của tam bảo và chúng sinh đang mong cầu dẹp bỏ lục dục, thất tình mà tinh tiến tu hành.

+ Phát hiện mới về bệ tượng Phật A Di Đà

Quan sát bệ tượng này, tác giả luận án nhận thấy tạo hình bệ tượng có sự vênh lệch với bệ chạm sen. Khi bệ chạm sen có tạo hình theo chu vi của 2 đùi thì bệ tượng này lại có hình chữ nhật nên để chừa 2 khoảng là 2 đầu góc thừa của khối chữ nhật làm lộ rõ độ dày của ván ghép. Chi tiết này không hề gặp ở bất kỳ tượng nào. Qua những nội dung trình bày ở trên về tạo hình cũng như về chất liệu, chúng tôi cho rằng bệ tượng chữ nhật nằm này không nằm trong tổng thể tượng. Bệ tượng chữ nhật này có xuất xứ khác cần phải tiếp tục khảo cứu.

 

III. TRANG TRÍ TIÊU BIỂU TRÊN TƯỢNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

- Khái niệm về Quán Thế Âm bồ tát: (S:Avalokiteshvarabodhisattva). Trong Phật giáo Trung Hoa, Quán Thế Âm bồ tát là một trong bốn vị đại bồ tát (Đại trí Văn Thù sư lợi, Đại hạnh Phổ Hiền, Đại lực Đại Thế Chí và Đại bi Quán Thế Âm). Bốn vị này hoằng dương đạo pháp ở tứ đại danh sơn. Quán Thế Âm có nơi trú xứ ngoài biển Nam Hải, tại núi Phổ Đà. Vì có trú xứ như vậy nên Quán Thế Âm được coi là vị cứu tinh hay chỗ dựa tinh thần cho các thương thuyền. Phật giáo Mật tông cho rằng, Quán Thế Âm bồ tát là hóa thân của Phật A Di Đà hay Phật A Di Đà là pháp thân thường trụ của Quán Thế Âm bồ tát.

- Tư thế tượng:Tượng Quán Thế Âm bồ tát ngồi thế du hý tọa/ Vương giả tọa/ bồ tát tọa, chân phải khoanh, chân trái buông thoải mái. Tay phải đặt trên đùi phải, các ngón tay nắm lại phù hợp với động tác cầm nắm. Tay phải để ngửa, trước trung khu thứ ba (trước rốn), hai ngón tay giữa cong lại như đang đỡ vật gì đó. Dựa vào động thái của tượng cho phép ta đặt giả thuyết đây là tượng Quán Thế Âm bồ tát trong mô típ cầm bình cam lồ, vẩy cành dương liễu để cứu độ chúng sinh.

- Đồ án trang trí tiêu biểu tầng 2, mặt sau của bệ tượng:(Hình 3)Đồ án có hình như vòng lửa tam muội nhọn đầu, thắt lõm hai bên. Có nhiều ý kiến cho đây là hình lá đề, nhưng căn cứ vào hình dáng thì hình này rất xa với hình lá đề thực. Tác giả luận án tạm gọi hình này là: Hình vòng lửa tam muội nhọn đầu có thắt lõm hai bên có lẽ phù hợp hơn chăng?

Trong hình chạm cụm họa tiết thực vật thì cụm này bao gồm 12 nhánh được mô tả cùng chung một gốc, toả lên phía trên với 3 lớp: lớp 5, lớp 4 và lớp 3 nhánh nằm xen kẽ trong các khoảng hở của nhau. Có nhiều ý kiến cho các nhánh này là cánh sen, nhưng cũng căn cứ theo tạo hình thì nó khác xa với hình cánh sen thực.

Chúng tôi cho rằng, nếu căn cứ theo tạo hình thì hình này giống hình viền ngoài của cả đồ án, chỉ có điểm khác là hình những vòng lửa trong này dài hơn hình ngoài, nghĩa là nó vẫn được gọi là hình vòng lửa tam muội nhọn đầu có thắt lõm hai bên. Bên trong các vòng lửa là các cây mệnh.

Vài giả thiết về ý nghĩa của đồ án:

Con số 12 vòng lửa cũng gợi cho chúng tôi giả thuyết sau:

Giả thuyết về thập nhị nhân duyên (mười hai nhân duyên): Nhân duyên là lý do chính và các điều kiện phù trợ làm sáng tỏ luật nhân quả, nghiệp[1. tr.412]. Nhân duyên được hiểu là nguyên nhân và quá trình tạo nghiệp quả của con người. Tùy theo nhân duyên mà con người có nghiệp quả lành hay dữ. Việc sử dụng vòng lửa tam muội/lá đề (trí tuệ) và cây san hô/mệnh (sinh lực vũ trụ) như mong ước điều chỉnh 12 nhân duyên giúp cho người tu hành tạo nghiệp quả lành.

Như vậy, một số đồ án trang trí khá độc đáo ở bộ tượng này cho chúng ta thấy sự liên quan của chúng với hai ngã rẽ là  ảnh hưởng Mật tông và  mang tính chất cầu mùa, cầu sinh lực: Đồ án tán lửa tam muội, bảo châu, cây san hô/ thiên mệnh ở bệ tượng Phật A Di Đà, các hạt tròn (bảo châu), các biểu tượng cầu hạnh phúc,...

 


Đồ án trang trí tiêu biểu trên tượng Đại thế chí

Đồ án trang trí tiêu biểu trên tượng Phật A Di Đà

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Trần Nghĩa Hiếu (2007), Từ vựng Phật học thường dùng, Nxb. Phương Đông.
  2. Ban Hoằng Pháp (1963), Kinh ThủLlăng nghiêm, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam phiên dịch, giải thích và phát hành, Hà Nội.
  3. Meher Mc Arthur (2005), Tìm hiểu Mỹ thuật Phật giáo, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.

 

 

 

 

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 272
    • Số lượt truy cập : 6948590