Thông tin

TÚC DUYÊN TRI THỨC

 

HT GIÁC TOÀN (TRẦN QUÊ HƯƠNG)

 

 

Nếu mà biết được nhà xưa

Đã không tội tánh ắt vừa tâm nay

Lại không pháp học khứ lai

Tránh lạc tà đạo, gìn rày chánh tông

Khéo tu khéo sửa tự lòng

Trau dồi pháp học, thanh trong pháp hành

Theo Bụt là tịnh tâm thanh

Thiền cơ Mã Tổ, viên thành vấn tâm

Tài sắc đều buông tịch trầm

Bàng công xưa cũng âm thầm quăng sông

Tâm minh không đắm sắc - không

Cánh Diều Yên Tử cũng đồng chẳng ham

Sắc - thinh chẳng chuyển, chẳng làm

Non Đông, am Sạn thiên đàm sá chi?

Trần tục chẳng thị, chẳng phi

Phúc duyên Phật pháp ắt thì tròn xong

Núi rừng thanh tịnh, nhà không

Thức ăn, thức uống khỏi công buộc mình

Tôn sư thân cận sửa mình

Một đêm chứng ngộ tâm linh Bồ đề

Túc duyên tri thức tựu về

Hoa Ưu Đàm nở xum xuê thơm lành.

14/4/2010

 

HỘI THỨ BA

 

Nếu mà cốc, (1)

Tội ắt đã không;

Phép học lại thông.

Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo;

Sửa mình học, cho phải chính tông.

Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã Tổ; (2)

Vong tài đối sắc, ắt tìm cho phải thói Bàng công. (3)

Áng tư tài tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh Diều Yên Tử; (4)

Răn thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển,

Lọ chi ngồi am Sạn non Đông. (5)

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc; (6)

Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ công.

Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ đề một đêm mà chín;

Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa ưu đàm mấy kiếp đơm bông.

 


(1) Cốc: biết.

(2) Chỉn Bụt là lòng: Chữ chỉn là chỉ, Bụt là Phật, lòng là tâm. Nghĩa là chỉ Phật là tâm, Phật tức tâm. Chữ “xá” là đâu cần. Mã Tổ Đạo Nhất đời Đường, đệ tử Nam Nhạc Hoài Nhượng chủ trương “tức tâm tức Phật”.

(3) Bàng công tức là Bàng Uẩn, vốn theo Nho nghiệp, tư chất thông minh, gia đình giàu có, sau tham thiền ở Thạch Đầu Hy Vận, hoát nhiên liễu ngộ, và đắc pháp ở ngài Mã Tổ Đạo Nhất. Khi hiểu đạo rồi, ông đem tiền của bạc vàng đổ xuống sông Tương, chỉ lo tu hành.

(4) Áng: Đám, nhóm; tư tài: Tiền của. Cánh Diều Yên Tử: Trên dãy Yên Tử có một ngọn núi tên Cánh Diều.

(5) Lọ chi: Cần gì. Am Sạn non Đông là tên một am trên ngọn núi Yên Tử ở về phía Đông.

(6) Hết tấc: rất mực.

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 238
    • Số lượt truy cập : 6948132