Thông tin

ƯỚC NGUYỆN NGÀY XUÂN

 

HÀNG CHÂU

 


 

Gia đình Nhuận Tâm ở Cái Bè, từ đời ông bà, cha mẹ sống ở vùng sông nước phù sa cây trái quanh năm mơn mởn ngọt ngào. Nào ổi, lựu, nào cam, nào quýt, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm. Xe hàng chuyên chở trải dài khắp mọi miền đất nước, người dân vùng ven biển Á Đông sống vui hạnh phúc.

Gia đình anh có 5 anh chị em. Nơi đây ngoài làm vườn, người dân còn sống bằng nghề nông. Con đường cái quan quốc lộ 1, trên xe đò khách thập phương say sưa ngắm nhìn một màu xanh tươi mát của cánh đồng lúa phì nhiêu nơi vùng đất phương Nam mà tự hào trời phú cho quê hương mình.

Trong những năm giặc ngoại xâm tràn vào tàn phá xâm chiếm đất nước ta, cha mẹ Nhuận Tâm nồng nàn với tình yêu Tổ quốc, đã hăng hái góp sức mình, lên đường. Ngày im tiếng súng, cả nhà đoàn tụ trong niềm vui ngập tràn.

Ông nội rất tôn kính cuộc đời của đức Phật, ngài rất từ bi, là một hoàng tử cao sang mà dám từ bỏ ngai vàng vào rừng ẩn tu tìm ra chân lý của cuộc đời. Người ta rất tâm đắc ý tưởng luật nhân quả, ở hiền thì gặp lành, phải từ bỏ lòng tham, sân hận. Ngày ấy, loài người sống còn giản đơn, phát triển khoa học hiện đại còn quá xa vời mà trí tuệ của đức Phật đã trên đỉnh cao tuyệt mỹ. Ông nội vào ngôi chùa làng xuất gia. Tiếng tụng kinh hòa với tiếng chuông ngân nga, tâm hồn ông trở nên thanh thoát. Nhuận Tâm rất gần với ông, cậu nắm tay theo bước chân ông nội vào chùa lạy Phật. Với ý tưởng cảm thông người nghèo thiếu cơm ăn, áo mặc, bệnh tật không phương cứu chữa, Nhuận Tâm đi học 4 năm ngành Đông y, vừa nhận bằng trung cấp y tế, anh xin phép cha mẹ quy y. Hiểu và cảm thông ước nguyện của con, cả cha và mẹ đều đồng ý. Năm ấy, Nhuận Tâm vào tuổi 24, lứa tuổi đẹp nhất của đời người.

***

Chùa Khải Tường thuở ban sơ là một thảo am nằm ở khu vực chợ Đủi quận 3 thành phố Sài Gòn. Vào thế kỷ 19, người dân cư ngụ rải rác, lưa thưa, đây đó vài ngôi nhà vách cây mái tôn, có nhiều ao vũng với tên Cầu Kho, vườn Lài, bến tắm ngựa. Năm 1744, Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc là người đem phái Lâm Tế vào miền Nam Việt Nam, trên đường đi nhà sư gặp một tăng sĩ cùng lứa tuổi kết thành huynh đệ đến nơi ở mới là làng Tân Lộc, xóm chợ Đủi, cùng khai phá rừng dựng am thờ Phật. Thời gian sau, Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc tu bổ am đặt tên là chùa Từ Ân, nhà sư kết nghĩa là Thiền sư Thiệt Thành - Liễu Đạt, tức Hòa thượng Liên Hoa, tu bổ am cạnh đấy thành chùa Khải Tường là chùa trước, chùa Từ Ân là chùa sau.

Vào năm 1771, Hoàng tử Nguyễn Phước Đảm, tức vua Minh Mạng chào đời tại đây. Năm 1860, nước Nam rơi vào tay giặc Pháp, chùa Khải Tường bị chiếm đóng, chúng đập phá các tượng thờ cổ quý giá, các tăng chỉ kịp gởi một số tự khí, pháp khí vào chùa Từ Ân. Số tượng Phật nhỏ chuyển về chùa Cái Thia, Tiền Giang, do Hòa thượng Chơn Thành, quê Bà Rịa - Vũng Tàu, trụ trì.

Giang sơn Việt Nam bị quân giặc tàn phá khốc liệt, ngôi chùa Khải Tường phải di dời nhiều nơi, điểm cuối cùng dừng chân ở ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Năm 1858, quân Pháp đánh phá Đà Nẵng, qua năm sau tấn công Gia Định, chúng đóng quân ở chùa Khải Tường, Kiển Phước và Cây Mai. Tướng Nguyễn Tri Phương đem quân phục kích giết chết Barbier khi tên sĩ quan này cưỡi ngựa đi tuần tra. Chùa Khải Tường trở thành trường đào tạo giáo viên. Tấm hoành phi “Quốc Ân Khải Tường tự” được chuyển về chùa Từ Ân, đường Tân Hóa, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh cất giữ.

Sau một thời gian, Đại đức Nhuận Tâm được Ban Đại diện Phật giáo huyện Cái Bè bổ nhiệm trụ trì chùa Khải Tường, ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang ở vị trí Cảng Cái Thia là chợ nổi đầu tiên, qua gần 300 năm với bao nỗi thăng trầm, người dân phương Nam luôn giữ văn hóa truyền thống tâm linh.

***

Chùa Khải Tường nằm dọc theo chi nhánh sông Tiền. Buổi chiều tắt nắng lưa thưa vài chiếc thuyền qua lại trên mặt nước lững lờ, êm đềm theo hàng bần, dừa nước với màu xanh yên ả.

Thầy Nhuận Tâm gắn bó yêu thương ngôi chùa cổ kính truyền thống 300 năm của quê hương mình. Hình ảnh đức Phật nhìn về cõi trần gian sao mà thanh thoát, sao mà hiền từ quá đỗi. Là người phải nhân ái, phải yêu thương đồng loại, yêu thương gia đình, quý trọng cha mẹ là người đã hình thành nên vóc dáng con người mình. Nhớ lại các vị thầy đã khai sinh ra ngôi chùa Khải Tường từ am tranh giữa mảnh đất Sài Gòn hoang sơ cây cỏ dại thưa dân, mò mẫm khai khẩn đất lập nghiệp lúc ban đầu rồi lửa đạn tàn phá dời về vùng sông nước miền Tây. Trái tim nhỏ bé như lắng đọng với nhịp đập âm thầm.

Ngày vua Minh Mạng chào đời ẩn náu trong ngôi chùa Khải Tường, khi lên ngôi nhà vua nhớ nơi Hoàng hậu ẩn cư, ngài lập bức hoành phi “Quốc Ân Khải Tường tự”, không bao giờ quên tháng ngày gian nan mà Hoàng hậu đã ôm ấp 9 tháng 10 ngày để vị Hoàng tử ra mắt chào cõi trần gian.

 


 

Ngôi chùa Quốc Ân Khải Tường đã tồn tại qua ba thế kỷ là một di tích lịch sử văn hóa cổ Việt Nam. Vách tường xi măng phai màu vôi tường đã lâu trông cũ kỹ, khách phương xa đến viếng chắp tay lễ Phật, ra sân vòng quanh lặng người với quá khứ xa xôi. Người dân Việt Nam sinh sống dọc theo biển Đông với dải đất hình chữ S, tay lấm chân bùn gieo trồng từng hạt lúa, củ khoai hình thành tính cách chịu khó, nhân hậu, hiền hòa yêu thương mảnh đất nuôi sống mình. Ngàn năm qua bao nỗi thăng trầm nhưng không một mãnh lực nào chia cắt ra được.

Đêm đêm, tiếng chuông ngân nga vang vang trên xóm làng vùng sông nước, thầy Nhuận Tâm ghi lời Phật dạy phải giữ tâm hồn mình yên ả, nhân hậu, kính trọng tổ tiên, yêu thương ông bà cha mẹ, nhân ái với bao người.

Qua ngày, qua tháng, thấm thoát đến mùa hoa mai nở, xuân lại về, hằng ngày nhìn ngôi chùa Khải Tường ở làng Cái Thia, Thầy như băn khoăn, ước ao bức hoành phi “Quốc Ân Khải Tường Tự” được trở lại chính ngôi chùa mà vua Minh Mạng chào đời. Một vì vua thiết tha với đất nước và quyết tâm giữ nước.

Ngôi chùa Việt Nam là công trình văn hóa tồn tại từ ngàn xưa hình thành nên tính cách dân tộc. Ngày lễ Phật đản, lễ Vu lan, nhắc nhở nguồn gốc, nhắc nhở tình người, chữ hiếu mà con cháu đời đời phải ghi sâu.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 19
    • Số lượt truy cập : 6795197