Thư viện kinh sách

NGÀI PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

NGÀI PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

 

 

LỜI TỰA

(sự cống hiến của một bậc thầy trong tám mươi tám năm qua)

 

Nhìn lại lịch sử nhân loại, mỗi lần đến những bước ngoặc lịch sử luôn xuất hiện một bậc hiền triết, vĩ nhân. Người ấy như một ngọn đèn sáng soi rọi trong biển khổ tăm tối, như người mang lại cho nhân loại phương hướng và hi vọng khi chơi vơi, vô trợ trong sinh tử. Bậc hiền triết ấy dùng tình thương vô hạn và tâm lượng quảng đại, trí tuệ viên mãn cũng như hành động của bản thân mà xả kỉ vị nhân, hóa giải mọi kiếp nạn của thế giới, dẫn dắt nhân loại bước ra khỏi tăm tối. Nếu như không có bậc hiền triết ấy xuất hiện, thì nhân gian sớm đã trở thành tù ngục. Giống như cổ nhân từng xưng tán Khổng tử rằng: “Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ”. Lại nói, thế giới nhân loại ngày nay đang đến gần tới biên duyên của sự tồn vong đoạn tuyệt, những điều khủng bố, tai họa, tà ác, phóng túng, thống khổ, mê loạn cứ diễn ra với mức độ trước nay chưa từng có. Thế nhưng ngọn minh đăng cứu thế đang ở nơi đâu, mọi người khổ công tìm kiếm mà không gặp. Tập tranh này được ra đời với hi vọng giúp cho người khắp thiên hạ bất luận là tín ngưỡng gì, thân phận thế nào cũng đều bình tâm hòa khí mà nghiêm túc duyệt đọc, tin rằng độc giả sẽ cảm nhận được ngọn minh đăng cứu khổ cứu nạn, từ bi lân mẫn nhân loại đang ở trên tay của mình.

Ở vùng ngoại ô xa xôi xứ Cảng Thơm (Hongkong), có một cõi Tịnh Độ được bao bọc bởi một quẩn thể núi non, nơi đó đang hiện diện một bậc cao tăng đại đức đã tám mươi chín tuổi, Ngài là một bậc lãnh tụ tôn giáo thế giới - lão pháp sư thượng Tịnh hạ Không. Ngoài việc tiếp kiến các vị khách đến từ các nơi trên thế giới, mỗi ngày Ngài đều dành ra bốn tiếng dồng hồ để giảng kinh dạy học nơi phòng thu, xưa nay chưa từng gián đoạn. Nội dung dạy học là kinh “Vô Lượng Thọ”. Một bộ kinh tối trọng yếu của tông Tịnh Độ. Đến năm nay đã trải qua mười bốn lần tuyên giảng. Tuy là kinh Phật, nhưng kinh giáo mà Lão pháp sư giảng có thể viên dung vạn pháp, bao trùm hết tất cả, người lấy trọng tâm là tam giáo Nho Thích Đạo trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, thông qua vệ tinh và mạng internet để truyền bá khắp thế giới. Theo sự thống kê chưa đầy đủ, toàn cầu ít nhất đã có hơn ba trăm triệu khán thính giả đang theo dõi việc giảng kinh dạy học của lão pháp sư. Trong lòng của trăm vạn đại chúng, Ngài như là hóa thân của Phật đà vào thời đại ngày nay, vì tất cả khổ nạn của chúng sanh mà khai thị giáo hóa không biết mệt mỏi, khiến người trong thiên hạ phá mê khai ngộ. Cho nên, người ngày nay tán thán rằng: “Thiên bất sinh lão pháp sư, trường dạ như vạn cổ”. Nếu như đại chúng không nhận ra được lợi ích chân thật thì không thể nào phát ra lời tán thán tận đáy lòng như thế. Càng cảm động hơn chính là Phật giáo quả thật không phải là mê tín, mà là một nền giáo dục thần thánh của Phật đà. Nho, Thích, Đạo tam gia là nền giáo dục của thánh hiền, cấu thành nên trọng tâm của nền văn minh Trung Hoa vĩ đại, trải qua thiên vạn năm cho đến ngày nay chúng đã trở thành một bảo vật của Hoa tộc, mạch máu của dân tộc. Nhưng hiện nay khắp thế giới không lấy nền giáo dục của thánh hiền làm thầy chỉ đạo, không lấy mạch máu truyền thống ấy làm linh hồn, nhà đã sắp không phải là nhà, nước đã sắp không là nước, lòng người đọa lạc, tư tình túng dục, thị phi điên đảo, thiện ác bất phân, chúng chiêu cảm nên thiên tai nhân họa không ngừng xảy ra ở các nơi, nước nhà ô trược giang sơn tan vỡ, trời đất tăm tối, lòng người bất định, u ám một màu. Ngay tại thời khắc ấy, hằng ngày lão pháp sư vẫn không ngừng giảng kinh dạy học cho toàn thế giới, thật giống như một ngọn đèn cứu thế, giơ cao và chiếu khắp nhân gian từ vùng đất Hoa Hạ của chúng ta. Lão pháp sư là người Trung Quốc của chúng ta, thật thân thiết và tự hào biết bao. Điều mà mỗi ngày lão pháp sư giảng dạy, mỗi việc Người làm chính là tinh thần truyền thống của Trung Quốc, như: “Tồn hảo tâm, thuyết hảo thoại, hành hảo sự, tác hảo nhân”. Với sự giáo dục tốt đẹp ấy, trước mắt toàn thế giới chỉ có một mình đất nước chúng ta còn có, nó khiến cho người dân trong nước càng thêm tin tưởng, cho nên chúng ta càng có trách nhiệm, nghĩa vụ để người khắp trong thiên hạ đều biết đến công tác giáo dục của lão pháp sư. Đó không phải là phát minh của một nhà, cũng không phải là sáng tạo của một học thuyết, học phái, mà là chân lý nhân sinh vũ trụ đã tồn tại ngàn năm vạn thế của cổ thánh tiên hiền. Hoa tộc của chúng ta đã tương truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay, không tách rời khỏi vận mệnh quốc gia dân tộc giây phút nào. Nhận thức lão pháp sư, càng là để người trong thiên hạ hiểu và thực hành năng lượng chân chánh này. Trong lòng có tín ngưỡng thì cuộc sống có điểm tựa, quốc gia có chánh đạo. Phàm là người trong nước, phàm là người Hoa trong thiên hạ, ngay tại thời loạn thế trôi nổi bất định cần suy nghĩ kĩ mà phản tỉnh. Nên nhận lấy tổ tông mình mà quay về với Hoa tộc tử tôn. Ngày nay, mục đích duy nhất của việc phổ cập nền giáo dục thánh hiền chính là giáo dục tốt con người, chỉ có giáo dục tốt, con người mới khôi phục lại lương tâm, ngàn nhà vạn hộ mới hòa thuận thương yêu nhau, quốc gia dân tộc mới thái bình an định, giấc mộng Trung Quốc là phục hưng dân tộc mới trở thành hiện thực. Vấn đề hiện nay chính là nền giáo dục của cổ thánh tiên hiền đã đoạn tuyệt hơn một trăm năm, người khắp thế giới đối với nền giáo dục ấy tương đối lạ lẫm, kết quả dẫn đến việc hỗn loạn trong tiêu chuẩn về thiện ác, thị phi, đẹp xấu, trí tuệ và ngu si, tạo nên vô số tai nạn, đối diện với mối họa khôn lường. Nhận thức lại nền giáo dục của thánh hiền đã trở thành một việc lớn quan trọng hàng đầu. Ý nghĩa của tập tranh này cũng chính là vì thế, đấy quả thật là điều trước nay chưa từng có.

Ngày nay, không chỉ người Hoa mà khắp thiên hạ tất cả mọi người đều có đại phước báo. Chúng sanh gặp được nhân duyên thù thắng ngàn năm khó gặp. Nên biết rằng tính ngược lại đến năm 1958, lão pháp sư đã giảng kinh dạy học hết 57 năm chưa từng gián đoạn. Đó là một việc hiếm có trong lịch sử nhân loại. Thế giới công nhận rằng Đức Phật Thích-ca-mâu-ni thuyết pháp vào thời cổ xứ Ấn Độ hết 49 năm là thời gian giảng kinh dạy học lâu nhất. Lão pháp sư là đệ tử của Phật, đã vượt qua được thầy của mình, thật là hậu sanh khả úy. Người không những vượt qua về thời gian, mà còn về không gian nữa, bởi vệ tinh và sóng truyền hình đã giúp việc dạy học của Người đến với mọi nơi trên toàn thế giới. Cho nên nói lão pháp sư là một nhà giáo dục cừ khôi nhất lịch sử nhân loại, đó không phải là lời tán thán quá mức. Kinh Phật nói: “Tòng minh sư thọ giới, chuyên tín bất phạm”, đó mới là đại đạo cát tường, hạnh phúc. Mà gặp được minh sư lại không thừa nhận, không tin tưởng thì há chẳng là việc tổn thất to lớn nhất đời đấy sao? Nên biết rằng, đời người cần có một vị thầy tốt.

Đại chúng đều biết, lão pháp sư không phải là một nhân vật cổ xưa trong lịch sử, Ngài vẫn sống bên cạnh chúng ta ngày nay, chỉ cần mở ra kênh truyền hình giảng kinh dạy học hay đăng nhập vào các trang mạng thì Ngài lập tức xuất hiện trước mắt chúng ta. Chỉ cần tín thọ phụng hành, nghiêm túc tu học, mỗi một người, mỗi một gia đình cho đến cả một dân tộc, cả thế giới đều sẽ thay đổi từ đây, chuyển nguy thành an. Cho nên tập tranh này, không phải là một sự kết thúc mà là một sự khởi đầu. Bởi nó càng giống như là một quyển sách hướng dẫn của nên giáo dục thánh hiền, dạy ta bỏ ác hành thiện, giúp ta tin tưởng khắp thiên hạ, tử tôn đời sau, vô số người sẽ thay đổi vận mệnh nhờ vào tập sách này, tâm tưởng sự thành, hạnh phúc mỹ mãn, đăng đường nhập thất, thành thánh thành hiền.

Cổ nhân cảm thán thánh nhân: “Ngưỡng chi di cao, tán chi di kiên” (仰之彌高,鑚之彌堅). Với tư cách là người biên tập quyển sách chúng tôi rất đồng cảm đối với một bậc hiền triết vạn thế khó gặp này, trí tuệ của Người, cảnh giới của Người, đức từ bi của Người, tâm lượng, tầm nhìn, học thức của Người thật khó mà đo lường bởi hàng phàm phu, càng không thể gói gọn trong một quyển sách mà ghi lại một cách viên mãn. Bởi giới hạn về số trang của tập sách, trong số hàng vạn hình ảnh và kinh giáo như biển rộng của Người, chúng tôi đã cố gắng tuyển chọn, tận lực mở ra cánh cửa của nền giáo dục thánh hiền, lượt thuật ân đức giáo dục một đời của lão pháp sư. “Tám mươi tám năm bao thăng trầm, một lòng tận lực độ chúng sinh” (八十八載雲和月,殫精竭慮救蒼生. bát thập bát tải vân hòa nguyệt, đàn tinh kiệt lự cứu thương sanh). Nay đã hình thành nên một tập sách trên tay độc giả, tập sách đã chuyên chở cả một đời từ tâm, một điềm cát tường của đất nước, một vật báu của thế giới, tin rằng quý độc giả sẽ cảm ngộ được đại ân, đại đức, xúc động tận đáy lòng, đời này kiếp này thật không biết lấy gì để báo đáp. 

Từ cựu nghinh tân, cuối năm giáp ngọ 2015

Biên giả tác lễ kính bạch

 

 

 NGÀI PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG (File PDF 12,83 MB)

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
  • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
  • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 66
  • Số lượt truy cập : 6344002