Thư viện kinh sách

PHÁP KỆ TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU

 

LỜI TỰA

 

Nguyên bổn Hán văn “PHÁP KỆ TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU” do Tỳ-kheo Độc Thể vựng tập và cho lưu hành trong chúng đệ tử học Giới. Để hiểu ý nghĩa của tựa đề này, trước tiên chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của từ “Giới luật”.

Giới: Tiếng Phạn là Sìla, Trung Hoa dịch âm là Thi-la. Chư Tổ sư phiên dịch nghĩa của từ Sìla qua Hán ngữ là Giới.

Đại Thừa Nghĩa Chương, Quyển một, thuộc Hán tạng có nói: “Thi-la, ở Trung Hoa đây gọi là Thanh lương, cũng gọi là Giới. Ba nghiệp ví như lửa cháy thiêu đốt con người. Giới có khả năng ngăn chặn và dập tắt được, đem lại sự mát mẻ nên gọi là Thanh lương. Từ ngữ Thanh lương được dịch từ ý nghĩa ấy. Lại vì có khả năng phòng ngừa, cấm ngăn nên gọi là Giới”.

Quyển Mi-Tiên Vấn Đáp (Milindapanha) thuộc Kinh tạng Pàli có nói: “Nói rõ hơn, đức Toàn Giác của chúng ta, khi trong Tăng chúng xảy ra điều xấu ác nào, thì Ngài chế ra điều luật để ngăn ngừa hay ngăn cấm điều xấu ác ấy. Một vài vị Tỳ-kheo nào đó có lời nói hay việc làm quá thô bỉ, trược hạnh, bị mọi người mỉa mai, chê trách… Thì lúc ấy, Đức Thế Tôn mới chế ra điều học, đưa ra cấm giới”.

Luật: Tiếng Phạn là Vinaya, Trung Hoa dịch âm là Tỳ-nại-da hay Tỳ-ni; có khi còn dùng từ đồng nghĩa là Uparaksa, dịch âm là Ưu-bà-la-xoa. Khi các Tỳ-kheo từ Thiên Trúc (Ấn-độ ngày nay) truyền Phật pháp đến Trung Hoa, phiên dịch từ Vinaya qua Hán ngữ là Luật. Bắt đầu từ thời Tam Quốc (250 Tây lịch) trở về sau, các bộ Luật từ Ấn-độ lần lược truyền sang và phiên dịch ra Hán văn, hình thành nên Luật tạng Hán ngữ.

Như vậy, Giới là điều chẳng nên làm; Luật là lề lối, là điều nên làm. Nhưng các Tổ sư khi hoằng Luật, thường đem hai nghĩa Giới và Luật dùng chung, thành từ ghép gọi là Giới luật.

Giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn. Giới luật ví như người thầy dẫn đường, hướng chúng sanh đi đến sự thanh tịnh giải thoát. Kinh Đại Bát Niết-Bàn, Phẩm Di Giáo thứ 26 có nói rằng, trước giờ Đức Phật nhập diệt, Tôn giả A-Nan thuận theo lời dạy của Tôn giả A-Nậu-Lâu-Đà, mà bạch hỏi Phật bốn điều. Trong bốn điều đó, có một điều liên quan đến Giới luật như sau: “Đức Như Lai còn tại thế, có Phật làm thầy. Đức Như Lai khi đã diệt độ rồi, lấy gì để làm thầy ?”. Đức Phật đáp dạy lời di giáo rằng: “Này A-Nan! Ông hỏi sau khi Phật diệt độ, lấy gì làm thầy. Nên biết: Giới Ba-la-đề-mộc-xoa chính là vị Thầy của các ông, nương theo đó tu hành thời có thể được Định-Huệ xuất thế”.

 


PHÁP KỆ TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU (File PDF - 4,23 MB)

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 102
  • Số lượt truy cập : 6946340