Tin tức

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC PHẬT

 

Tin ảnh: TRÍ BÁ

 

Cư sĩ Đạo diễn Kha Thùy Châu

 

Sáng 15/5/2021 (nhằm ngày mùng 4 tháng 4 năm Tân Sửu), tại Chùa Phật học Xá Lợi Cư sĩ Đạo diễn Kha Thùy Châu  (Nguyễn Tấn Thành) đã có buổi chia sẻ về kinh nghiệm học Phật. Theo cư sĩ Kha Thùy Châu, trong quá trình học Phật ông nhận thấy các vấn đề sau: Lời Phật dạy hầu hết là phương tiện; Kinh do nhiều người viết; Học Phật phải biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý; Thực hành những gì là phù hợp; Lý thuyết và thực hành luôn là khoảng cách lớn; Đạo Phật có phải là tôn giáo không; Người theo đạo Phật cần xin ban phước không; Đạo Phật chỉ dạy triết lý sống, Phật tử vận dụng thực hành; Phật tử phải biết là mọi việc đầu do chính ta làm, nếu có cầu xin cũng không được gì; Muốn chuyển nghiệp phải tu nhất là phải hành; Muốn hành đúng phải học đúng; Phật tử luôn nhớ là phải làm chủ hành động, không cầu xin; Nhẫn nhịn, kiềm chế phải làm chủ lấy mình; Phật tử phải làm chủ kỹ năng sống, trầm tĩnh từ trong ra ngoài, tâm không âu lo; Phật tử luôn quán chiếu bản thể của sự vật; Không vướng mắc vào hình tướng của đau khổ; Tâm giữ an nhiên thanh thản, không làm bộ, kỹ xảo của người đời; Phật tử thích nghe thuyết pháp dễ hiểu, đọc kinh phải tìm có kinh và khó hiểu; Phần lớn Phật tử bị trở ngại lớn nhất là thích vừa ý mà bản thân thiếu hiểu biết. đầu óc thiếu suy luận; Phật tử thích những gì phù hợp với bản thân và cả nể quần chúng xung quanh, a dua và thiếu trình độ nhận xét.

Những vấn đề cư sĩ Kha Thùy Châu đặt ra rất gần gũi và hữu ích. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên phần lớn thời gian các thành viên chỉ tập trung thảo luận vấn đề “Đạo Phật có phải là một tôn giáo?”

Theo ông Châu, Đạo Phật không phải là một tôn giáo theo như mọi người vẫn nghĩ. Đạo Phật không chấp nhận rằng có một thế lực, sức mạnh, thần linh, chúa trời, thần thánh, lễ nghi, tục lệ nào có thể quyết định vận mệnh của chúng ta. Do vậy, Đạo Phật không có các tập quán lễ nghi nào tỏ thái độ tin tưởng và tôn sùng sức mạnh, thế lực nào đó.

Các thành viên góp ý thêm: Theo Đạo Phật, mọi vật vận hành theo luật nhân quả. Do ta gieo nhân là các hành động (hành nghiệp) có chủ ý ở quá khứ mà chúng ta sẽ gặt hái các quả trong hiện tại hay trong tương lai; tương tự, hành động có chủ ý ở hiện tại sẽ cho quả ở tương lai. Hành động ở đây bao gồm ý hành, thân hành và khẩu hành. Ý hành là các suy nghĩ trong tâm, thân hành là các hành động bằng thân thể và khẩu hành là lời nói. Quả ở hiện tại hay ở tương lai có cơ hội trổ ra hay không còn tùy thuộc vào các điều kiện (duyên) cần thiết. Khi nhân duyên chín muồi thì quả chắc chắn sẽ trổ mà không thể ngăn cản được. Khi nhân đã được gieo và quả đã được trổ ra trọn vẹn thì nhân ấy không còn tồn tại nữa.

Do vậy mà không có các thế lực, sức mạnh siêu nhiên, thần linh, thần thánh, lễ nghi nào quyết định số phận, vận mệnh của ta. Nếu có tồn tại một vị thần linh có thể tác động đến vận mệnh của ta thì đó chính là nghiệp của ta. Nhưng vì nghiệp là do ta tạo ra và ta không thể thay đổi được nghiệp quá khứ nên không thể có vị thần linh nào cả.

Tuy nhiên, nếu xét theo tiêu chí của ngành Tôn giáo học thì Đạo Phật là một tôn giáo vì nó hội đủ điều kiện: Niềm tin vào cái thiêng, được biểu đạt bằng thực hành gắn kết với niềm tin đó, tạo thành cộng đồng người có cùng niềm tin vào cái thiêng, trước hết là cộng đồng luân lý. Các yếu tố đó tạo ra các hệ thống được gọi là tôn giáo.

Do đó có thể nói rằng đạo Phật là một tôn giáo theo nghĩa thế tục nhưng mang tính triết lý sâu sắc. Đạo Phật không có sự ràng buộc tín đồ, khác hoàn toàn so với các tôn giáo khác. Đức Phật không phải là một đấng tối cao quyết định vận mạng của chúng ta. Đức Phật ra đời và dạy chúng ta bốn chân lý cao thượng là Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế. Vì lý do như vậy mà chúng ta tôn kính Đức Phật, vì đó là vị thầy tối thượng: Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và nhân loại./.

 


Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 34
    • Số lượt truy cập : 6791603