Tin tức

CƯ SĨ CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN (1905-1973) TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN CHO CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO

CƯ SĨ CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN (1905-1973)

TRỌN  ĐỜI CỐNG HIẾN CHO CÔNG CUỘC

CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM THẾ KỶ XX

 

NNC TUỆ KHƯƠNG

 

Chúng tôi rất hoan nghênh Cuộc Hội thảo Khoa học do Viện Nghiên cứu Phật học của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam tổ chức với chủ đề “Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyển với Hội Phật học Nam Việt ”; nhằm làm sáng tỏ vai trò của Cố cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền trong sự nghiệp truyền bá Phật học và vai trò lịch sử của Hội Phật học Nam Việt trong giai đoạn hậu chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX và phong trào đấu tranh của Phật giáo đồ tại miền Nam năm 1963, cũng như sự phát triển bền vững của Hội Phật học Nam Việt cho đến ngày tham gia vào sự kiện Thống nhất các hệ phái Phật giáo Việt Nam toàn quốc vào cuối năm 1981, để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong cuốn Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam do Tỳ kheo Thích Đồng Bổn chủ biên, bài viết về Chánh Trí Mai Thọ Truyền, tác giả đã nêu được những điểm nổi bật về tiểu sử nhân thân cùng những cống hiến to lớn của Ông cho Phật pháp nói chung và Hội Phật học Nam Việt nói riêng. Điều mà tôi tâm đắc và đồng cảm với tác giả là trong thời điểm những năm đầu Đổi mới, việc thông tin xuất bản cùng dư luận xã hội về các nhân vật ở miền Nam trước 1975, còn dè dặt và khá nhạy cảm, nhưng đã có những ghi nhận rất trân trọng về Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền: “Ông đã cống hiến trọn đời cho việc phụng sự Phật pháp. Ông là một người cư sĩ mẫu mực uyên thâm giáo lý, tận tụy với đạo dù đang ở những địa vị cao của quan trường. Ông là một điển hình cho sự tích cực của hàng cư sĩ lợi đạo ích đời theo tinh thần đạo Phật, và là điểm sáng chói ở miển Nam trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo, góp phần lớn lao trong sự nghiệp truyền bá trí thức Phật học, nhất là phát triển hệ thống Phật học cư sĩ do Ông sáng lập ra và vẫn còn duy trì hoạt động cho đến ngày nay”.

Lời ghi nhận trân trọng trên có thể coi như một lời đề dẫn tóm tắt, một sự gợi mở, mời gọi nhiệt thành với đông đảo phật tử gần xa, nhất là với các nhà nghiên cứu, các vị cư sĩ cao tuổi, lần giở lại lịch sử-văn hóa -Phật giáo Việt Nam nói chung, trong đó có các Hệ phái, các tổ chức, các Danh Tự-Danh Tăng, cùng các Phật sự ở miền Nam trước năm 1975, mà Hội Phật học Nam Việt do Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm Hội trưởng, có trụ sở tại Chùa Xá Lợi là những nơi không thể không đến chiêm ngưỡng và tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá kỹ càng hơn. Với tôi, do cơ duyên may mắn là từ sau khi nghỉ hưu (đầu năm 2001) tôi được quy y tại Thiền viện Chơn Không- Núi Lớn-Vũng Tàu, với Hòa Thượng Thích Thanh Từ- người khởi xướng khôi phục Thiền Tông Việt Nam theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Sơ tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông gây dựng, sáng lập đầu thế kỷ XIII. Rồi được giới thiệu tham gia Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam, sinh hoạt trong Ban Phật giáo Việt Nam, từ hai nhiệm kỳ gần đây gọi là Trung Tâm Nghiên cứu Phật giáo VN, mà Trưởng ban-Giám đốc Trung tâm lại là vị Trụ trì Chùa Xá Lợi – Thượng tọa, Tiến sỹ Thích Đồng Bổn, nên Văn phòng thường trực Trung tâm được đặt tại Phòng họp ở hậu cung Chánh điện. Vì vậy đây là cơ duyên thứ hai cho tôi có dịp hàng tháng-quý về chùa Xá Lơị tham dự các hoạt động của Trung Tâm, với tôn chỉ tiêu chí “Duy Tuệ Thị Nghiệp”. Dần dần chúng tôi được tham dự vào các Phật sự của Xá Lợi như: đọc và mượn sách của Thư viện với rất nhiều đề tài, nội dung cổ kim Đông-Tây của Phật giáo Việt Nam; triển lãm giới thiệu Thư pháp,sản phẩm Văn hóa-tôn giáo của VN cùng các nước khác. Chúng tôi cũng được giới thiệu, mời viết bài cho Tủ sách  Phật học “Từ Quang” truyền thống của Hội Phật học Nam Việt có từ thời thành lập Hội đến trước 1975. Sau giải phóng có gián đoạn mấy mươi năm, và rất may nhờ hội đủ duyên lành, TỪ QUANG đã được xuất bản trở lại từ Số I-2012. Đúng như “Lời Chứng Minh ” của Sa Môn Thích Hiển Tu, Trụ trì Kiêm Viện chủ Chùa Xá Lợi, viết ngày 15/5/2012, đăng trang trọng trên trang mở đầu  TỪ QUANG Tập I - 2012:

Hòa cùng niềm vui chung trước các thành tựu của chùa Phật học Xá Lợi nói chung và Ban Phật học nói riêng, chúng ta đã hoàn thành trọn bộ Chánh Trí Toàn Tập và kế đến là tập đầu tiên của Tủ sách Phật học Từ Quang. Tôi có đôi lời tán thán Thượng tọa Thích Đồng Bổn cùng các Cư sĩ thành viên Ban Phật học Xá lợi, các vị cố gắng hỗ trợ nhiệt tình cho ngọn đèn Chánh pháp của bản chùa Phật học Xá Lợi luôn tỏ rạng như ngày Cụ Chánh Trí còn sinh thời, không vì lẽ gì mà để cho mai một. Đó là công việc có ý nghĩa trong việc kế thừa sự nghiệp của lớp Cư sĩ tiền bối vậy. Tôi có lời chứng minh cho tập ra mắt “Tủ sách Phật họcTừ Quang”, Xin giới thiệu với chư Tôn đức và phật tử gần xa ủng hộ tìm đọc, quảng bá sản phẩm trí tuệ này đến với mọi người mến chuộng Phật pháp.

Nam mô Chứng  minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát”.

Từ đó đến nay, Từ Quang ra đều đặn mỗi năm 4 tập, nội dung–hình thức ngày càng đổi mới, phong phú, thu hút thêm nhiều Cộng tác viên và bạn đọc gần xa, “TỪ QUANG không chủ trương luận thuyết cao siêu, không bàn luận chính sự, không chuyên biệt cổ súy pháp môn, giáo phái nào. Đó cũng là phong cách vốn có của Từ Quang xưa mà chúng tôi tuân thủ. Kính mong độc giả thông hiểu và chung tay góp sức cho Tủ sách Phật học của chúng ta bài vở ngày một phong phú, phổ biến thêm rộng rãi, dài ra…Nội dung sẽ gồm bốn phần  trích trọn tác phẩm của Từ Quang xưa, sáu phần còn lại là bài viết mới của các tác giả nghiên cứu phật học hiện nay.. Chúng tôi, những hậu duệ của Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, đã học hỏi từ chánh pháp của đức Phật, lại đọc và hiểu thêm từ sự chú giải của Cụ, để nhận thức tỏ tường hơn về tư tưởng giải thoát, cùng cách sống của Phật tử tại gia. Chúng tôi nguyện đem chút kiến giải đã học được, xin tiếp nối bước đường của các Cư sĩ tiền bối đi trước mà kế thừa có chọn lọc những tinh túy của của TỪ QUANG Xưa, để trở thành TỪ QUANG Nay… ”

Điểm lại hơn hai mươi Tập Từ Quang đã xuất bản thời gian qua, chúng ta thấy các Cộng tác viên, các NNC cùng Ban biên soạn đã thực hiện tốt những điều tâm huyết của Tỳ Kheo Thích Đồng Bổn -Trưởng ban Biên Soạn đã ghi nhận, hứa khả trong LỜI NGỎ, từ số ra đầu tiên I - 2912. Cũng trong thời gian trên Ban Phật học Từ Quang đã chủ động tích cực phối kết hợp với các nhà nghiên cứu, thành viên của TTNC Phật giáo – Viện NCPH Việt nam; Là lực lượng nòng cốt, chủ lực, của Viện NCPH VN viết bài tham gia các HTKH do Lãnh đạo Viện phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện HLKHXH Việt Nam, hoặc phối hợp, liên kết với GHPG các tỉnh thành phố trong cả nước tổ chức nhiều cuộc HTKH chuyên đề về Các Hệ phái Phật giáo, về các Danh tăng-Bảo tự, lịch sử Phật giáo các địa phương .v.v . Từ đó tập hợp, tuyển chọn các bài viết của các đạo hữu - tác giả trong  Ban Phật học Từ Quang và TTNC Phật giáo, đã tổ chức biên tập - xuất bản nhiều Tập Lịch sử chuyên đề như:  Phật Giáo Thời Lý; Phật giáo Thời Trần; Phật Giáo thời Hậu Lê; Phật giáo Thời Nguyễn. Đồng thời cũng chính qua các HTKH đó, nhất là các cuộc Tọa đàm, HTKH gần đây về Cuộc vận động phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX; Về Ngọn lủa- Trái Tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức; Về Pháp nạn và cuộc đấu tranh bất bạo động đòi tự do-bình đẳng Tôn giáo của Tăng ni,Phật tử miền Nam năm 1963; về Ban vận động hiệp thương giữa các hệ phái Phật giáo cả nước để tiến tới việc Thành lâp Giáo Hội Phật giáo Việt Nam năm 1981...Đã khắc họa ngày càng rõ nét Chân dung của Vị Trí thức-Quan lại trong nhiều triều chính cũ, nhưng vẫn giử vững khí tiết của một trí thức có tâm- có tài. Là người quê gốc ở Bến Tre của Nam kỳ Lục tỉnh, từ thuở học hành rồi ra làm công chức-quan lại ở các thị xã và đô thành Sài Gòn, nhưng thường thấy xuất hiện trên các tạp chí còn lưu lại, hình ảnh một người ăn vận chỉn chu “Khăn đóng áo dài” như một bậc “Túc Nho Bắc kỳ” cùng thời; Luôn nêu cao đạo đức thanh liêm-chính trực theo truyền thống của gia phong và dân tộc; Luôn ưu thời mẫn thế, ứng xử tinh tế linh hoạt mối tương tác giữa việc làm quan ở xã hội đương thời với việc tầm sư học đạo giữa thế gian, phục vụ các Phật sự theo khả năng, vị trí trong xã hội của mình. Khi đã tìm được “Minh Sư Chánh Pháp” rồi thì dốc lòng phụng sự-không hề thối chuyển.

Có thể nói Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều bậc Danh nhân Phật giáo ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, cả xuất gia cũng như tại gia. Trong hàng Danh nhân Cư sĩ, chúng ta không thể không nhắc đến ba vị vào hàng  “Đại thụ” ở 3 miền. Đó là:

- Cụ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954): Tự là Lạc Khổ, quê gốc Hà Nội. Tên tuổi của cụ đã trở thành bất hủ với bộ Tự điển Hán-Việt Thiều Chửu, Chủ biên tờ Đuốc Tuệ và nhà in báo Đuốc Tuệ, công việc cứu tế-từ thiện xã hội; và theo tham luận của một vị Tỳ kheo thì cuộc đời Cụ gắn với danh hiệu với 5 chữ Sĩ là: Nho sĩ, Cư sĩ, Đại sĩ, Chí sĩ và Tiết sĩ .

- Cụ Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969): quê gốc Quảng Nam, là  nhà phật học lỗi lạc miền Trung, Chủ tịch An Nam Phật học Hội, kiêm Chủ bút tờ Viên Âm, ngưới tổ chức ra Đoàn Phật học Đức Dục ở Huế. Sau 1954 Cụ được mời ra Bắc tham gia hoạt động xã hội: Cụ là Ủy viên Đoàn chủ tịch MTTQVN, chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình của VN - Ủy viên UBBVHB Thế giới, Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam.v.v. Là tác giả của Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Được biết Bộ Kinh Phật được viết từ chùa Quán Sứ Hà Nội, nhưng được gia đình tác giả cho in và phát hành rộng rãi ở Sài Gòn, sau khi tác giả qua đời(1969) từ những năm Bắc-Nam chưa thống nhất

- Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền (1905-1973): Quê gốc Bến Tre. Từ một Thư sinh-Chính khách quan lại- trở thành một vị Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, gắn liền vói việc vận động thành lập Hội Phật học Nam Việt và trở thành Hội Trưởng; Vân động xây dựng Chùa Phật học Xá Lợi, đặt Trụ sở của Hội Phật học Nam Việt tại đây, làm nơi quy tụ các bậc Danh tăng, Cư sĩ hữu tâm quảng bá phật Pháp, Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX, như đã tóm lược giới thiệu ở phần trên.

Đó là ba vị Cư sĩ thuần thành tiêu biểu của ba miền nước ta thời đó. Cả ba vị đều ăn chay trường và đều là những nhà Phật học-Nho học uyên bác. Có thể dùng hình ảnh Cây Tre Ngà trên Núi Nùng; Cây Tùng La Hán trên Núi Ngự Bình và Cây Dừa Xiêm xứ Bến Tre bạt ngàn xanh tươi, làm biểu tượng cho các Cụ. Từ đó suy ra, do hoàn cảnh cụ thể về Lịch sử-kinh tế, chính trị-xã hội, địa lý-tự nhiên; cũng có thể còn do cả Phúc ấm Tổ tông và do căn cơ-duyên nghiệp của từng người, nên việc từng trải, hành trạng mỗi người mỗi khác. Nhưng tựu trung là cả ba vị đều là nhừng Cư sĩ tiền bối tiêu biểu, trọn đời tận tụy phụng sự Nhân gian-Đạo pháp- Dân tộc, “Mười phân vẹn mười”.

Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, đã có nhiều cơ quan và các nhà hằng tâm phối hợp tồ chức Tọa đàm, HTKH về Cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, về Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám và đã có các tập Kỷ yếu HTKH về sự nghiệp của hai Cụ rất trang trọng-sâu sắc, đông đảo lớp cư sĩ, nghiên cứu hàng hậu học chúng tôi đã có hân hạnh được nghiên cứu viết bài tham luận, được học hỏi, chiêm ngưỡng thêm nhiều điều trước những tư liệu mới về hành trạng của hai Cụ.

Còn về Cư sĩ Chánh Trí, với tôi đây là lần đầu tiên được mời viết bài tham gia “Hội thảo Khoa học về Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền với Hội Phật Học Nam Việt” trong những bước thăng-trầm của Phật giáo miền Nam đầu thế kỷ XX . Tôi coi đây là một duyên lành của một người đã bước sang tuổi “bát tuần”, còn có cơ hội thuận lợi được tìm hiểu học hỏi rộng rãi hơn, được cập nhật thêm nhiều tư liệu kiến thức mới về một Vị cư sĩ tiền bối – Chánh Trí Mai Thọ Truyền, để tiếp tục trải nghiệm, bổ sung hoàn thiện mình, để có cuộc sống thanh thản - thuần thành - An bình hơn trong những tháng năm của buổi xế chiều.Tôi nhớ lại tại cuộc “Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập GHPG Việt Nam(1981-2011)” do Ban Văn hóa TƯGHPGVN chủ trì, tổ chức tại Văn phòng II của TƯGH tại thành phố HCM, trong hai ngày 23-24/12/2011; tôi được mời viết bài và dự Hội thảo. Tôi cùng NNC Đình Nguyên có dịp ngồi cạnh cụ Tống Hồ Cầm trong hàng ghế dành cho các vị Cư Sỹ. năm ấy Cụ đã yếu, đi lại khó khăn. Sau khi nghe bài tham luận của TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện NCTG-Viện KHXHVN với tiêu đề “Từ An Nam Phật học Hội đến GHPGVN”, tôi hỏi thêm cụ về Hội PHNV và Cụ Chánh Trí Mai thọ Truyền, mà cụ là một thành viên kỳ cựu từ buổi ban đầu. Cụ chỉ nhỏ nhẹ trả lời đại ý: “Đây là câu chuyện dài và tế nhị”. Lát sau cụ nói thêm: “Nếu ông sinh hoạt trong Ban Phật giáo với TT Đổng Bổn, Chùa Xá Lợi, thì sẽ có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về nội dung mà ông đề cập, và chúng ta sẽ có dịp đàm đạo.” Lời của Cụ Tống như một sự khích lệ nhiệt thành, luôn nhắc nhở tôi phải tìm hiểu sâu hơn các nội dung mình đang quan tâm.

Về trước tác biên soạn, qua các bài của Chánh Trí-Mai Thọ Truyền, được BBT Từ Quang trích đăng tải lại trong hơn 20 tập thời gian qua, được biết trọn bộ “CHÁNH TRÍ TOÀN TẬP” của Ban Phật học chùa Xá Lợi đã cho xuất bản hơn chục cuốn. Tôi đã thỉnh được một số cuốn như: Pht giáo VN, Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải, Tiết học Tông giáo Ấn Độ, Một đời sống vị tha, Khảo cứu về Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Long thơ Tịnh độ,Tịnh độ Mật nghĩa, Trình tự của Cư sĩ Học Phật Hi Ngoại Ký Sự... Sách của ông viết không thuyết lý dài dòng, chỉ dày từ trên 100 trang đến trên 400 trang. Nhưng dẫn giải trình bày khúc triết, rõ ràng, từ người bình dân ít học đến các bậc trí thức tân văn-thiện hữu trí thức đều tiếp nhận được, tùy căn cơ trình độ của mỗi người.Trong số đó, cuốn “Lược sử Phật giáo Việt Nam” (ngoài Việt ngữ, ông còn dịch sang Anh-Pháp ngữ mà ông đã mang theo tặng bạn bè quốc tế trong chuyến công du năm 1962) có thể được coi là Tư liệu đầu tiên về Phật giáo Việt Nam được chính thức giới thiệu trên văn đàn Phật học thế giới, mà ông kể khá tường tận trong “Hi ngoại Ký sự”. Chỉ vẻn vẹn 130 trang cả bìa, bằng 3 ngôn ngữ, ông đã khái quát tóm tắt giới thiệu từ Thời du nhập, Phát triển, Suy sụp, Cận đại đến tình hình hiện tại, cùng Những ảnh hưởng-đóng góp trong đời sống đến Những quan niệm, thực hành đạo Phật của Người Việt Nam thời điểm đó ra sao.. đã làm cho dư luận thế giới bước đầu quan tâm tìm hiểu về Phật giáo-Đất nước-Con người Việt Nam. Ngay từ trang mở đầu Phật Giáo Việt Nam -Thời kỳ du nhập ông đã viết:

Có nhiều thuyết chống nhau về ngày tháng Phật giáo du nhập Việt Nam. Đáng tin hơn hết là thuyết cho Phật giáo được truyền sang nước ta vào khoảng năm 189 của kỷ nguyên cơ đốc..Khởi xướng công cuộc truyền bá này có lẽ là ngài Mâu Bác, một nhà sư trước tu theo đạo Lão, gốc ở Ngô Châu (Trung Hoa). Tuy nhiên, nên biết rằng trước Mâu Bác, có nhiều giáo sĩ như Ma La Kỳ Vực, Thiện Hữu và Khương Tăng Hội đã do đường bộ, ngả Trung Hoa, hoặc đường biển mà đến Giao Châu, nơi phát tích của nước Việt Nam hiện nay, và chắc chắn các giáo sĩ ấy cũng đã có gieo rắc ít nhiều hột giống từ bi, dọn đường cho sứ mạng của Mâu Bác về sau”.

Có thể nói, sau buổi ban đầu dung nạp ấy, Phật giáo VN luôn đồng hành, gắn liền sự thịnh suy của mình cùng sự thăng trầm của lịch sử-vận mệnh của đất nước Việt Nam qua các thời kỳ. Về tỉnh hình hiện tại của Phật giáo Việt Nam lúc đó, ông viết:

Xét theo khía cạnh của Tổng hội Phật giáo VN, là đoàn thể quan trọng nhất, tổ chức chặt chẽ hơn hết.. và cũng duy nhất được chính thức nhìn nhận là đủ tư cách để đại diện cho nền Phật giáo nghìn năm của việt Nam..Lại nữa, nên ghi nhớ rằng Tổng Hội PGVN là Hội viên của Hội Phật Giáo Thế Giới từ ngày sáng lập là năm 1950 tại Colombo, Tổng hội đã tham dự nhiều Hội nghị PGQT và hiện liên lạc với nhiều Phật giáo trên hoàn cầu. Về Tổ chức, Tổng hội được quy tập, một bên là 3 Giáo hội Tăng già gồm 3000 Tỳ khưu và độ 600 Tỳ khưu ni, một bên là 3 đoàn thể Cư sĩ có chi nhánh tận những làng mạc xa xôi hẻo lánh.. lên đến con số ngót một triệu (1.000.000) người, chưa kể cái khối tín đồ không gia nhập hội đông gấp 3 số người nhập hội. Đại khái, sự phân công giữa Tăng già và Cư sĩ như sau: Các giáo hội đảm nhiệm mọi Phật giáo sự liên quan đến vấn đề tinh thần, còn bổn phận của các đoàn thể Cư sĩ là gánh thay cho hàng Tu sĩ mọi lo nghĩ về mặt vật chất. Công cuộc chấn hưng thiên về xã hội, nguồn cảm hứng của tất cả những hoạt động của Tổng Hội PGVN là một sáng kiến hay. Chắc chăn với sự vãn hồi hòa bình, nhiều kết quả khích lệ hơn nữa sẽ thu hoạch được để làm rạng vẻ tột độ uy danh của Đấng thiên Nhân Sư.”. Cuối cùng ông Kết luận: “Nếu Phật giáo là nguồn nước để giải khát cho hàng trí thức, Phật giáo cũng là giọt sữa để nuôi dưỡng những đaọ tâm nồng nhiệt, là ngọn đuốc soi đường cho kẻ say mê lạc lối, là bờ giác để cho người đắm đuối quay về. Cửa Thiền là nơi mà các bậc tín tâm đến chiêm ngưỡng, mà cũng là đám vườn xanh giữa bãi sa mạc chờ đón những ai quá khổ vì nóng nực. Vì thấm nhuần đời sống hàng ngày của dân chúng một cách mật thiết như thế, đạo Phật hiện nay đã trở thành một nhu cầu tối yếu cho người dân Việt. Trước kia là một đạo của xứ ngoài, Phật giáo nay là một đạo của Dân Tộc.”

Tù sự khẳng định tóm lược trên về “Phật Giáo Việt Nam”, từ thời điểm đó (1962) đã khiến các nhà tu hành-trí thức-chính khách và dư luận thế giới ngày một quan tâm tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về Phật giáo nói riêng và về Lịch sử- Đất nước- Con người Việt Nam nói chung. Phải chăng từ sự khởi đầu đơn sơ ấy; Cộng với những thành tựu trên mọi lĩnh vực trải hai thế kỷ vừa qua,làm cho tầm vóc của Dân tộc ta có vị thế ngày càng xứng đáng hơn, đã thu hút mạnh mẽ ngày càng đông đảo các nhà NNC Khoa học Xã hội- Tôn giáo-Chính trị -kinh tế và KHKT, tìm đến VN khảo sát điền dã viết Luận văn, dự các cuộc Hội nghị mà ngày nay nâng lên tầm cao mới gọi là “HTKH về Việt Nam Học”

Tuy chưa có dịp gặp lại Cụ, nhưng qua bài “Đạo Hữu Chánh Trí với Hội Phật học Nam Việt” của Tống Hồ Cầm viết cho TỪ QUANG Tập 20, nhân Kỷ niệm 112 năm ngày sinh Đạo Hữu Chánh Trí Mai Thọ Truyền (01/04/1905 – 01/04/2017), Tôi như đã có duyên được đàm đạo với Cụ, Cám ơn cụ đã giải đáp phần nào cho câu hỏi từ 6 năm trước đây, giúp tôi hệ thống lại và kiểm chứng những điều đã nhận thức được về Hội Phật Học Nam Việt và những cống hiến cực kỳ quý báu của Cố Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền trong việc Quảng bá Lịch sử-Phật giáo Việt Nam với thế giới và nhất là trong công cuộc chấn hứng Phật giáo thế kỷ XX; trong cuộc đấu tranh đòi quyền tữ do-bình đẳng tôn giáo trong pháp nạn 1963 và các hoạt động phật sự  của cụ cho đến ngày giờ chót của cuộc đời. Với độ lùi về thời gian và những tư liệu được công khai hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta có thể khẳng định:

CƯ SĨ CHÀNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN xứng đáng là Một Danh nhân Văn hóa – Một Chí sỹ chân chính suốt đời tận tụy phụng sự ĐẠO PHÁP-DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA NHÂN VĂN VIỆT NAM.

Ông thật sự là Bậc Cư Sĩ Tiền bối khả kính cho hàng hậu học chúng tôi. Vì vậy, mặc dù đã có nhiều vị viết về Tiểu sử & Sự nghiệp Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Nhưng mỗi người viết ở một thời điểm cụ thể, với vị thế - động cơ - mục đích nhất định, trong khi đó  Lịch sử cùng các nhân vât-sự kiện chỉ có một, được diễn ra trong một bối cảnh lịch sử rất khác biệt, nên không thể nói ai là người thấu hiểu và viết về Ông đầy đủ khách quan nhất. Cho nên ngoài đôi điều đại lược, tản mạn ở trên, tôi xin mạnh dạn “đánh trống qua cửa các Nhà Sấm”, viết thêm một bài riêng, ghi lại nhận thức thu hoạch của riêng mình về Tiểu sử-Hành trạng của một Vị Cư sĩ tiền bối mà tôi cùng nhiều người hằng ngưỡng vọng lâu nay – Thay cho một vòng nhang-Một tràng hoa tinh khiết kính dâng lên Hương linh CỐ ĐẠO HỮU CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN.

(Từ TP Vũng Tàu - Nơi có Thích Ca Phật Đài)

Ngày 10 tháng 10 năm Mậu Tuất – 16/11/2018

 

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 50
    • Số lượt truy cập : 6950081