Tin tức

ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA, PHẬT GIÁO NHẬT BẢN QUA TÁC PHẨM HẢI NGOẠI KÝ SỰ

ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA, PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

QUA TÁC PHẨM HẢI NGOẠI KÝ SỰ

 

TS. NINH THỊ SINH

Khoa Lịch sử, Đại học sư phạm Hà Nội 2

 

Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một trong những khuôn mặt Phật tử cư sĩ lớn của thời đại. Trong suốt cuộc đời làm phật sự không biết mỏi mệt của mình, ông đã để lại nhiều trước tác, trong đó có tác phẩm Hi ngoại ký sự. Tác phẩm gồm hai phần, phần ghi lại “Mười lăm ngày ở Nhật” tham dự Hội nghị Văn hóa Phật giáo lần thứ 9, năm 1958 tại Tokyo và phần II về chuyến “Thăm viếng nước Mỹ và vài nước châu Âu” năm 1962. Nhân dịp dự Hội nghị Văn hóa Phật giáo tại Tokyo lần thứ 9 ông có cơ hội trải nghiệm “cuộc sống Nhật”, khám phá văn hóa Nhật Bản. Với chuyến đi lần này ông tự nhận mình là “chú mán ra thành” nên đã ghi chép một cách chân thực những gì “mt thấy tai nghe” cùng những “cm tưởng đã chạm vào tâm não” do vậy khi đọc “mười lăm ngày ở Nhật”, người đọc có thể thâu thái cho mình những hiểu biết về con người, văn hóa, Phật giáo ở Nhật.

Nước Nhật hiện lên qua những thành phố, địa danh, thắng cảnh nổi tiếng như đảo Lưu Cầu, thành phố Nagoya, cố đô Kyoto, cố đô Nara (Nại Lương), núi Phú Sĩ “là ngọn hùng phong cao nhất trên đất Phù Tang. Phú Sĩ có thể xem như tượng trưng cho đặc tánh của dân tộc Nhật”1,… Đặc biệt ấn tượng với thủ đô Tokyo.

Tokyo hiện lên là một thành phố công nghiệp, văn minh, hiện đại

Trước hết, Mai Thọ Truyền đã cho chúng ta thấy được diện mạo của Tokyo với những nét sinh hoạt của một thành phố công nghiệp, văn minh và hiện đại.

Tokyo thủ đô của nước Nhật là một thành phố với quy môn rộng lớn, hiện đại và đông dân “Đi Đông Kinh to lắm, chiều dài nhất trên 60 cây số ngàn”2. Nơi đây tập trung tới 9 triệu người3. Do vậy, một bộ phận dân chúng tản ra sống ở những vùng ngoại ô, cách trung tâm Tokyo một vài trăm cây số. Sáng họ đón xe vào trung tâm làm việc, rồi chiều lại về. Nhờ có những xe tốc hành chạy với vận tốc hàng trăm km/h nên việc đi làm của người dân cũng rất thuận tiện. Hơn nữa giờ làm việc buổi sáng bắt đầu vào 9h nên dân chúng có đủ thời giờ đến chỗ làm. Muốn hình dung được cảnh tượng dòng người đổ về Tokyo buổi sáng trước giờ làm hãy nhìn vào các chuyến xe chở khách từ ngoại ô vào trung tâm thành phố làm việc thì biết “hành khách đông nghẹt, lớp đứng lớp ngồi”.

Vào giờ các công sở mở cửa, một cảnh tượng nhộn nhịp, náo nhiệt hiện ra trên đường phố Tokyo. Nam nữ đủ các lứa tuổi đổ về các tòa nhà “bul đinh”, các ngân hàng, công ty bảo hiểm… Trên đường phố có hai dòng thác người đổ về phía nhà ga trung tâm Tokyo, nơi có những chuyến xe tốc hành đưa “hàng vạn người dân” từ những vùng ngoại ô cách Tokyo hàng trăm cây số về làm việc. Ai cũng có vẻ hấp tấp, vội vàng nhưng tuyệt nhiên không gây ra cảnh hỗn loạn, “đông mà không rầy”, “đông mà có kỷ luật”. Ngoài đường các phương tiện cá nhân cũng rất nhiều, đa số là xe ô tô với mật độ dày đặc “chi chít xe ô tô”, chạy với tốc độ 60-70km/h.

Về việc giao thông trong thành phố cũng như từ trung tâm thành phố ra các vùng ngoại ô, ở Nhật sử dụng hai loại hình phương tiện: công cộng và cá nhân. Xe điện là một loại phương tiện công cộng phổ biến và hiệu quả. Để sử dụng phương tiện này cần phải có vé. Vé có thể mua ở các phòng bán vé trong nhà ga, hoặc mua ở máy bán vé tự động “đi ngay lại một cây trụ tương tự như cây xăng ở quê nhà, bỏ vào một lỗ kẽ trước sau hai đồng 10 yên. Một tiếng rè, một chiếc vé bằng giấy cứng đã lọt ra ở cái máng phía dưới”4. Để đến nhà ga có thể đi bằng đường bộ, hoặc muốn tránh đông đúc có thể chọn đi bằng đường hầm. Chánh Trí Mai Thọ Truyền được trải nghiệm việc đón xe điện ở nhà ga Trung ương Tokyo.

Nhà ga Trung ương trước mặt, chỉ băng ngang một đại lộ là tới, nhưng thầy Quảng Minh lại kéo mình rẽ sang tay mặt. Chưa kịp hỏi nguyên do, thầy đã cắt nghĩa: “Mình lại đây đi đường hầm cho tiện, khỏi nguy hiểm như đi trên lộ”. Tuy nói đường hầm, vẫn rộng rãi, thênh thang và đèn ống sáng trưng. Đến bên kia lại chui lên. Lắm lúc mình phải đi nép vào vách đá, để tránh những lượng sóng người đang đổ mạnh....Lên đến nhà ga. Rộng mênh mông, đường dọc, đường ngang, thiên hạ nô nức, nhộn nhàng, mỗi hướng là một dãy phòng bán vé trong đó nhân viên làm việc không hở tay...Đến sân ga thì xe cũng vừa tới, toa nào toa nấy đều đặc hành khách, kẻ ngồi, người đứng, tay nắm những cái vòng tròn lủng lẳng trên nóc xe”5.

Về việc thông tin liên lạc, đa số các gia đình ở Nhật đều có điện thoại, chùa chiền cũng vậy. Ở ngoài đường có các trạm điện thoại công cộng hoặc ở trước các hiệu buôn đều có máy cho thuê. Muốn sử dụng chỉ cần bỏ một đồng 10 yên vào máy. Nhờ việc trang bị phương tiện liên lạc như vậy nên mọi người có thể “tứ tán bốn phương”, và “trực tiếp giao thiệp với nhau như cùng ở một nhà”. Tác giả nhận thấy đó là một “cái tiện lợi văn minh” của một đất nước công nghiệp.

Qua những lời mô tả chân thực kèm theo những cảm xúc của Mai Thọ Truyền chúng ta nhận thấy rõ cuộc sống công nghiệp, tấp nập, vội vã của người dân Tokyo Nhật Bản vào thời điểm năm 1958. Trung tâm thủ đô là nơi tập trung đông dân cư, các công sở với những tòa nhà cao tầng. Người dân làm việc ở trung tâm nhưng sinh sống ở vùng ngoại ô. Nhờ có phương tiện giao thông công cộng, việc đi làm của người dân trở nên hết sức thuận tiện. Trong thành phố, những dịch vụ công cộng như mua vé xe điện, gọi điện thoại công cộng đã bước đầu được tự động hóa. Nhưng đó mới chỉ là những cảm nhận ban đầu về nước Nhật. Điều thu hút tác giả là con người Nhật bản với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc.

Con người, văn hóa Nhật Bản

Người Nhật cởi mở, thân thiện, thật thà và tốt bụng. Văn hóa Nhật Bản đặc sắc. Đó là nét văn hóa ẩm thực với món “canh rong biển không dùng thìa, húp ngay trong bát”, “món của cải Nhật muối giòn và ngon”, thưởng thức món dưa hấu Phù Tang theo kiểu “thêm một chút khoa học vào thiên nhiên”, là kiểu “ngồi ăn cơm theo lối Nhật”, “tm kiểu Nhật”...

Ở Nhật sự sạch sẽ hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ trong quán ăn, khách sạn đến các chợ quê, đường làng ngõ xóm, ... “Sự sạch sẽ có tiếng ở Nhật, không chỉ ở trong nhà, mà gần như khắp cùng, ở các chợ nhà quê, ở các đường làng tuy nhỏ nhưng vẫn trải đá tráng dầu, luôn cả ở đồng ruộng được chia thành từng khoảnh nhỏ ngăn nắp,… ”6. Tác giả đã rất ấn tượng về cái sạch sẽ và lối trang hoàng “vừa đơn giản, vừa mỹ thuật”7 khi lần đầu đến một quán ăn Nhật khi máy bay bị hỏng và phải lưu lại Okinawa. Chưa hết, khi đi thăm Cao Vĩ Sơn, đi vệ sinh nhờ tại quán cơm của một bà cụ, tác giả lại một lần nữa phải thốt lên về cái sự sạch sẽ của người Nhật: “Tôi xin phép ra phía sau tiểu tiện. Bà cho. Cởi giầy, tôi bước lên sàn nhà, đi ngang gian phòng chánh, dưới trải chiếu, trên kéo trần, để ra hành lang phía hậu. Bà bảo rẽ sang tay mặt rồi đưa tôi tới trước một phòng nhỏ. Ngay ngưỡng cửa, nằm chờ hai đôi dép nhẹ, đầu day ra phía ngoài. Tôi ngụ ý, xỏ chân vào một đôi và xô cửa bước vào phía trong. Úi chà ! Sao mà sạch sẽ như thế này? Chỗ tiêu, chỗ tiểu riêng biệt, bằng đồ gốm tráng men, theo lối Nhật, sạch trơn, còn sàn gỗ thì đánh sơn bóng láng. Không một mùi hôi. Khi xong trở ra, bà chỉ một hũ con đựng nước, ra dấu bảo rửa tay. Phong tục người Nhật là như thế: bất luận giàu nghèo, không lựa ở khách sạn hay tư nhân, hễ vào nhà xí là phải đi dép riêng dành cho nhà xí, và sau khi tiểu đại xong phải rửa tay cẩn thận”8.

Quan sát phía sau của một quán cơm cách quán của bà lão bán bánh chừng vài ba nhà, tác giả cũng rất đỗi ngạc nhiên vì sự sạch sẽ “thy nước rửa tay trong xanh, lại có vòi, có ống đường hoàng”. Đặc biệt, tác giả khám phá ra tinh thần “thi sĩ” của người Nhật khi phát hiện ngay phía sau nhà một thửa “vườn con, xin xinh như một hòn non bộ: có cây có lá, có hoa có thảo, có suối có hồ, trong lòng nước biếc nhởn nhơ vài con cá đỏ”9.

Vào quán ăn kem và giải khát, tác giả cũng cảm nhận rõ “sch sẽ, ngăn nắp, mỹ thuật, trang nhã, chưa kể những tiện lợi của điện khí như máy lạnh, đèn điện, ra dô, dây nói”10.

Phải chăng sạch sẽ là biểu hiện của một đất nước phát triển và văn minh?

Chưa hết, bên cạnh sự sạch sẽ, người Nhật còn rất gọn gàng và ngăn nắp, tỉ mỉ và tinh tế. Điều này được thể hiện cụ thể qua cách bài trí nội thất trong phòng. Căn phòng khách sạn ở Kyoto ông lưu trú từ ngày 7 đến ngày 9/8/1958 được bài trí tinh tế, gọn gàng. Phòng không rộng, nhưng đầy đủ tiện nghi. Mọi vật dụng cần dùng được bố trí hợp lý, tận dụng tối đa không gian. Ngay giữa phòng là một “cái bàn vuông sơn mài, chân thấp”, phía dưới nền trải bốn chiếc nệm. Nếu muốn dựa lưng thì đã có chiếc nệm có mảnh sắt dựa lưng. Nếu nóng bức thì có cây quạt chạy máy con bên cạnh. Ở góc phải, có một chiếc bàn lùn, trên đó có đủ giấy, bút, mực, phong bì. Nếu muốn viết thư thì dời sang chiếc bàn ấy. Ngoài ra, còn có một máy điện thoại và một niên giám. Bên góc trái có một bàn phấn lớn. Nhưng chỗ quan trọng nhất trong căn phòng là chỗ có cái kệ có bình hoa lưa thưa vài cọng và trên vách thụt vào trong có treo bức tranh thủy mặc cạnh tủ áo. Đó là chỗ danh dự, chỉ dành cho khách quý và các bậc trưởng thượng. Ở góc cuối phòng có một cái ấm con bằng đất trên một cái hỏa lò bé tí teo nằm gọn trong một cái chậu để khách có thể thưởng thức cái thú độc ẩm.

Không chỉ vậy, người Nhật còn có đầu óc thực tế và mỹ thuật, thể hiện qua cách đóng quà trong hộp, gói bọc và trang trí khéo léo: “Người Nhật có óc thực tế và mỹ thuật lạ. Và cũng rất tâm lý nữa. Ở các cửa hàng bán trái cây, bánh rượu hay đồ hộp, họ thường xếp sẵn các thức này thành từng hộp, từng giỏ, lớn nhỏ đủ hạng hoặc thuần một thứ, hoặc năm ba thứ khác nhau, ngoài bọc giấy kiếng trong ngần, lại thêm một chiếc giây băng màu thắt tréo thật khéo. Khách chỉ tùy túi mình mà lựa chọn. Trả tiền xong là trong tay có một món quà vừa tốt tươi, vừa xinh đẹp mà, khi đến nhà bạn, mình có thể đưa ngay ra biếu rất là lịch sự”11.

Điều ấn tượng khi nói về người Nhật, đó là thái độ phục vụ của nhân viên trong các cửa hàng, các khu di tích. Họ hiện lên với dáng vẻ ân cần, niềm nở, trung thực và lịch sự. Thái độ đó để lại những bài học về sự ngay thật cho người mình. Chuyện là khi đi thăm thác Hoa Nghiêm (Kégon), lúc thầy Quảng Minh vào mua vé xe treo, cô bán vé ôn tồn bảo “Hôm nay mưa gió, trời đục như sữa, không thấy gì hết, xin thưa trước ông hay”. Chánh Trí Mai Thọ Truyền rất đỗi ngạc nhiên. Bất chợt ông nghĩ “Trời xấu hay tốt, có xem được thác hay không, là chuyện của du khách, còn bổn phận cô bán vé là bán vé, cô báo trước làm gì. Ngộ người ta thối chí không đi, có phải cô mất 60 yên không?”. Nhưng người Nhật không luận như thế… Mt bài học ngay thật cho người mình!”12.

Nhật Bản là đất nước của nhiều nét văn hóa đẹp, mang đặc trưng riêng, là sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nên sự khác biệt. Văn hóa truyền thống được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi vì nó trường tồn cùng mỗi dân tộc. Đối với Nhật Bản, văn hóa truyền thống còn là một biểu tượng tinh thần. Văn hóa trà đạo là một nét văn hóa đặc sắc. Nó không chỉ phản ánh tính cách con người Nhật Bản mà nó còn cho thấy nét đẹp tâm hồn của người Nhật. Quy trình pha trà: lau chén trà, bỏ trà vào bát, chế nước sôi và lấy que tre đánh cho nước trà xanh nổi bọt, không đơn giản chỉ là quy trình mà nó còn là một bài học về chữ “nhn”. “Mi một cử động, như rút chiếc khăn lau ở thắt lưng ra, lật ngửa cái chén và đặt trở lại trên đĩa, mở nắp lọ đựng trà tươi nghiền nhỏ, lấy cái vá để múc nước sôi, mỗi mỗi đều cân nhắc, cẩn thận, chậm rãi…”13. Từng khâu, từng khâu đều thể hiện sự nhẹ nhàng, tỉ mỉ. Muốn lau chén trà “tay trái nhẹ rút chiếc khăn xếp vắt ở thắt lưng, chậm rãi mở ra từ chéo một rồi trải lên lòng bàn tay trái. Kế đó mới dùng tay mặt nhẹ lấy cái chén, đừng cho khua, đặt vào giữa khăn và cũng nhè nhẹ lau trong, lau ngoài đủ ba lần. Cái chén được đặt trở lại trong lòng dĩa, mặt ngửa lên trên, cũng không một tiếng khua, còn khăn thì xếp lại ngay thẳng như lúc nãy và dắt vào chỗ cũ”14. Để pha trà, “tay trái phải đưa ra trước, bàn tay phải (mặt) với theo tém tay áo kimono cho đừng vướng, rồi năm búp măng tay trái mở sè ra nhẹ cầm cái cán gáo đang đặt nằm ngang mặt nồi nước bốc hơi. Tay trái bèn thụt lại và đưa chiếc gáo cho cho tay phải (mặt); tay phải lấy gáo xong là tay trái thay giữ áo kimono. Chậm rãi, chiếc gáo được đặt vào miệng nồi rồi nhẹ nhàng được cất lên cất xuống ba lần cho nước nhểu thật hết mới lấy ra đưa sang miệng chén”15. Muốn cho thêm nước lạnh vào nồi, người pha trà đang ở tư thế quì đứng lên, từ trạng thái quì chuyển sang trạng thái ngồi chổm hổm, sau đó đứng dậy “êm dịu như cành liễu vươn mình”, rồi quay qua tay trái, bước nhẹ như đi trên bông. Đến góc phòng đối đầu với hũ nước, quì xuống, sau đó lấy lon khẽ múc nước rồi từ từ đứng dậy, trở về chỗ cũ.

Tất cả những thao tác đó được thực hiện một cách nhẹ nhàng, êm dịu.

Phật giáo ở Nhật Bản

Phật giáo là một tôn giáo lâu đời ở Nhật Bản. Chứng tích còn nhiều ngôi cổ tự, tượng Phật hàng ngàn năm tuổi, cố cung với những nét văn hóa, kiến trúc chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo. Chùa Pháp Long (Horyuji) là “ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới” do Ngài Thánh Đức Thái Tử xây dựng năm 60716. Chùa Đông Đại (Todai) cùng với pho tượng Phật “lớn nhất trên đất Nhật” “nặng 43 tấn”, “đúc xong năm 749”17 được xếp vào hàng “quốc bảo”, do Chính phủ trông nom, săn sóc. Cố đô Nãi Lượng (Nara), “kinh đô của nhiều triều đại từ thế kỷ thứ 8 và cũng là nơi khởi thỉ của nền văn nghệ Nhật Bản, một nền văn nghệ chịu rất nhiều ảnh hưởng Phật giáo” hiện còn những dấu tích đền đài, chùa tháp cổ hay Khiêm Thương (Kamakura) với pho tượng đồng thờ lộ thiên được đúc năm 1252, “cao 13 thước, trong lòng có bàn thờ Đức Quán Thế Âm và có thang leo lên tới đảnh”18.

Phật giáo ở Nhật Bản có nhiều tông phái khác nhau như phái Phong Sơn Chân ngôn tông (chùa Hộ quốc tự (Gokokuji), phái Tào Động (chùa Tổng Trì), phái Lâm Tế thuộc Thiền tông (chùa Viên Giác), phái Thiên Thai (núi Tỷ Duệ, nơi khởi thủy của Phật giáo Nhật Bản mà cũng là trung tâm điểm của Phái Thiên Thai (Tendai).

Bên cạnh những ngôi cổ tự, ở Nhật cũng có những ngôi chùa quy mô lớn, bề thế. Chẳng hạn như hai ngôi chùa Hộ Quốc và Tổng Trì. Chùa Hộ Quốc, trong chùa có vườn, có hồ nước trong, có những cây cổ thụ cong queo, có phòng phát thuốc, có trường Đại học Phong Sơn. Đó là một ngôi “trường to lớn, ba tầng lầu, hai dãy, mỗi dãy 17 căn, sinh viên 8000”19. Trong khi đó chùa Tổng Trì, là chùa Trung ương của phái Tào Động “Chùa chiếm tất cả là năm ngọn núi, chu vi rất rộng… Muốn đi cho giáp, một ngày không đủ. Chùa có 2 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 4 trường trung học và 5 ấu trĩ viên”20. Trong chùa có “trường nữ trung học và nghĩa địa”. Lớp học nào cũng rộng rãi, các nữ sinh mặc đồng phục, học hành chăm chỉ. Toàn trường là hai dãy nhà lầu ba tầng, xung quanh có vườn tươi đẹp và sân chơi, tất cả đều nằm trên sườn một đồi con. Chùa có Thiền đường, dành cho cư sĩ và chư tăng, Chánh điện là một “ngôi nhà ba gian, rộng lớn, hai cột cái rất to có treo hai khổ gấm vàng, từ đầu đến chân… Giữa thờ Đức Thích Ca, phía hậu, trong một cái khánh khóa cửa, thờ vị Tổ khai sáng Phái Tào Động ở Nhật”21. Giảng đường rộng lớn, “sức chứa 600 người”, được xây trên một sàn gác cao. Ngoài ra còn có Khách đường.

Trường Phật học ở Nhật

Trường Câu Trạch (Komazawa), có quy mô rộng lớn, gồm có Giảng đường đủ chỗ cho “Khu đất khá to rộng, dung chứa một tòa nhà chính gọi là Bản Quán, một  Giảng đường đủ chỗ cho 1000 sinh viên, hai dãy nhà lầu chia thành 500 lớp học”, một Thư viện “5 tầng có rất nhiều sách về Phật giáo, Kinh tế, Chánh trị, Xã hội, Địa dư, bằng chữ Hán, Nhật, Bali, Sanscrit, Anh, Pháp, Đức, Triều Tiên và một trường riêng chuyên dạy Anh, Pháp ngữ. Ngoài ra còn một sân bóng tròn và một khu vườn để cho sinh viên làm nơi tập thể dục và di dưỡng tinh thần”22.

Trường dạy chữ, dạy võ nghệ và ngồi thiền. Thiền định là một môn cũng như các môn khác trong chương trình giáo khoa. Trường Phật giáo dạy cả môn võ nghệ xuất phát từ đặc điểm nguồn gốc của Thiền tông Nhật. “Thiền tông của Nhật là do các thiền sư của Phái Thiếu Lâm tự ở Trung Hoa truyền sang. Để cảm hóa dân tộc Phù Tang là một dân tộc có tinh thần thượng võ và rất trung thành với Thần đạo, các vị Thiền sư Trung Hoa, trong lúc đầu, không đem Phật giáo ra giảng, mà đem môn võ Thiếu lâm ra truyền. Về sau, khi chinh phục được lòng môn sinh, các ngài mới lần lượt đưa êm họ vào cửa thiền. Chừng họ nhận được chân tinh thần của pháp môn này, họ hết sức hoan nghênh vì Thiền tông không làm lụn bại khí phách của dân tộc họ, trái lại còn giúp cho khí phách ấy nảy nở, phát đạt. Do đây mà hạng thượng lưu Nhật cho rằng không thể bàn đến nền văn hóa của Phù Tang mà không đề cập đến Thiền Tông”23.

Trường Waseda (Tảo Đạo Điền). Đây là một trường tư thục, số sinh viên lên tới 15.000, có các ngành học như Văn khoa, Luật khoa, Khoa học, Kinh tế học, Xã hội học, Mỹ thuật, Kiến trúc, Hội họa, Công chánh, Điện khí… Trong trường có thư viện “rt to, đủ các thứ sách báo kim cổ chữ Nhật và ngoại ngữ, thuộc các môn hc. Nếu là ngày thường thì bao giờ sinh viên cũng phải xếp hàng chờ đợi có khi mất đến nửa giờ mới vào được”24. Quy định vào thư viện cũng rất nghiêm ngặt: đầu tiên phải xuất thẻ sinh viên cho Trưởng phòng kiểm soát xem, sau đó sẽ được cấp một vé vào cửa; trình vé cho người giữ cửa và trả lại khi ra. Về cách sắp đặt trong thư viện: nơi cửa thư viện có đặt một cái bàn quay chia làm 4 cánh, bắt buộc khách phải vào từng người. Khi qua cửa, người đọc có thể tự do đi lại. Mỗi gian phòng dành cho một ngành học, sách vở sắp bày có trật tự, và có người túc trực để chỉ dẫn. Phòng mục lục với hai tủ hộc từ dưới đất lên cao, kế đó là phòng báo chí với những chồng báo đóng thành tập nếu là cũ, hay căng trên khuôn cho đọc được hai mặt, nếu là mới xuất bản trong ngày. Tiếp đó đến phòng Đọc sách hay còn gọi là Phòng tham khảo. Ngoài ra, còn có phòng Hán văn. Trong trường có Phòng tập thể dục. Đây là phòng rất “to lớn, bề ngang độ trên  hai mươi và bề dài trên ba mươi thước”. Các môn thể dục, thể thao đều có thể tập duyệt được ở đó.

Trên phương diện quốc tế, Nhật Bản là nơi du học của các thanh niên tăng Việt Nam

Qua Hi ngoại ký sự, Chánh Trí cũng cho biết về hoạt động du học Nhật Bản của các thiền sư Việt Nam giai đoạn này. Ở Nhật Bản tại thời điểm năm 1958, Phật giáo miền Nam có 4 vị thanh niên sa môn tăng đang theo học. Mặc dù không có một mô tả cụ thể nào về ngoại hình của từng vị nhưng qua cách Mai Thọ Truyền biểu đạt chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng đó là những vị sa môn trẻ tuổi, linh lợi, hoạt bát, thông thạo ngoại ngữ và có tài ngoại giao. Nhân dịp ông Mai Thọ Truyền sang dự Hội nghị, 4 vị thanh niên sa môn đã trở thành những hướng dẫn viên tình nguyện đưa ông đi thăm thú và khám phá Nhật Bản. Đó là các thầy Quảng Minh25, thầy Tâm Giác, thầy Thiên Ân, thầy Thanh Kiểm.

Thầy Quảng Minh năm 1952 đã đi dự Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ nhì, được tổ chức tại Nhật Bản. Năm đó thầy cùng với các phái đoàn khác trú tại chùa Tổng Trì. Năm sau khi thầy trở lại Đông Kinh đi học, thầy trú tại chùa gần hai năm, sau mới chuyển đi nơi khác. Thầy Quảng Minh xuất hiện trước cửa phòng khách sạn của Chánh Trí với một bộ âu phục, đầu “đi mũ đen”, “mình mặc áo sơ mi trắng”, “dưới quần dạ đen”. Đạo hữu Chánh trí tỏ vẻ ngạc nhiên trước lối phục sức như vậy, nhưng thầy đã kịp giải thích ngay lý do. Do kỷ luật nhà trường “bắt buộc phải mặc đồng phục”, thứ nữa là trang phục như vậy sẽ thuận tiện cho việc đi lại trong một đất nước công nghiệp “nhn nhịp lên xe, xuống xe”, vì “từ chỗ trọ đến trường phải đi xa, bằng xe điện, và phải tranh thủ như mọi người”. Thầy Quảng Minh theo học Trường Câu Trạch (Komazawa), là một Đại học đường của Phái Thiền Tông.

Thầy Tâm Giác xuất hiện ngay sau thầy Quảng Minh, trong “chiếc áo nhà sư Nhật bằng xuyến đen, trông rất đẹp mắt. Thầy trắng hồng, vóc người đầy đặn”26. Thầy ở chùa Tăng Thượng tự.

Kế đó là thầy Thiên Ân, trong “chiếc áo đà của Tăng giới Việt Nam”, “mặc qun tây màu”, “đi giày tây và đội nón nỉ”27. Lối phục sức trên tăng dưới tục của thầy Thiên Ân khiến cho ông Mai Thọ Truyền cảm thấy vừa “bun cười” vừa phục cái “can đảm” của thầy. Tuy nhiên, không phải là không có lý do. Hồi mới sang thầy vẫn mặc áo dài đà đi học, nhưng sau một hôm suýt bị chết vì khi lên xe điện có người giẫm lên tà áo dài của thầy. May là tà áo rách, chứ nếu không thì thầy đã bị ngã và bị cả trăm đôi giày giẫm lên. Sau vụ đó thầy quyết định ăn vận như vậy.

Thầy Thiên Ân còn hiện lên với vẻ tinh ranh qua câu nói “ra ngoài không khoác không được”. Chuyện là khi thầy dẫn đạo hữu Chánh Trí thăm quan thư viện trường thầy học, nhằm đúng vào ngày chủ nhật, hơn nữa quy định ra vào thư viện cũng rất nghiêm ngặt. Do vậy, để có thể ngoại giao cho thầy Quảng Minh và đạo hữu Chánh Trí được cấp vé vào thăm thư viện, thầy đã phải giới thiệu cụ Chánh Trí là Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam. Việc “nói khoác” này được hơn một lần sử dụng và đều mang lại hiệu quả tích cực! Thầy Thiên Ân theo học tại Trường Waseda (Tảo Đạo Điền).

Cuối cùng là thầy Thanh Kiểm, “ít nói và điềm đạm như cô gái”, “sức khỏe cũng có vẻ kém hơn ba thầy còn lại”28.

Các Thầy không những thông thạo ngoại ngữ mà còn ngoại giao rất giỏi. Tác giả được chứng kiến tài ngoại giao của thầy Thiên Ân “Khi nói tiếng Nhật, lúc nói tiếng Anh, Thầy tiếp xúc với nhiều người, quen cũng có mà chưa biết nhau lần nào cũng có. Thầy rất tự nhiên, trong khi nhiều con mắt tò mò nom mãi Thầy vì cái áo đà và chiếc nón nỉ, là hai vật làm cho Thầy giống các xính xáng ở Thượng Hải”29.

Qung bá Phật giáo Việt Nam

Trong thời gian ở Nhật Bản, Mai Thọ Truyền đã kết hợp chiêm bái các danh thắng ở Nhật với những hoạt động quốc tế như bái yết các vị cao tăng vừa khám phá Nhật Bản vừa góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam nói chung và chùa Xá Lợi nói riêng.

Bái yết cụ Pháp chủ Tăng Thượng tự. Chùa này là nơi ở của thầy Tâm Giác khi du học ở Nhật. Có thể hình dung Tăng Thượng tự là một khuôn viên gồm có Cổng chính, sân chùa, lầu chuông, chánh điện, nhà khách, dãy hành lang, phòng cụ Pháp chủ. Cổng chính cao độ 15 thước, bốn góc quớt lên theo kiểu Nhật. Hai bên cổng có đặt hai tượng Thần tướng to gấp rưỡi người thường. Mỗi pho là “một công trình mỹ thuật tuyệt tác, đầu mình tay chân rất cân đối, còn gương mặt và cặp mắt rất linh động”30. Ngay cửa là một sân rộng. Bên tay phải có một cái nhà nhỏ, treo một đại hồng chung, cái dùi to bằng một cột buồm ghe chài và dại khoảng 3 thước. Phía bên tay trái là nhà khách. Nhà khách cũng như các công trình khác đều là bằng gỗ, cao cẳng. Từ nhà khách đến phòng cụ Pháp chủ phải đi qua một dãy hành lang lót chiếu trắng, viền vải hoa xanh thẳm. Bái yết cụ Pháp chủ, ông Mai Thọ Truyền có sắp một lễ để toàn là đồ Việt, được chính tay ông mang từ Sài Gòn sang, gồm “hai chiếc giò chay, vài hộp muối sả ớt, một tập ảnh chùa Xá Lợi và 2.000 yên”.

Cụ Pháp chủ là một “Đi lão sư, uy nghi trong bộ pháp phục”. Mặc dù đã 86 tuổi, nhưng dáng người nhanh nhẹ, tinh anh, “gương mặt cụ hồng hào, đôi mắt sáng dưới cặp chân mày bạc dài”. Trong lần gặp mặt này, chùa Xá Lợi có cơ hội được giới thiệu tới cụ Pháp chủ khi Chánh Trí trình cụ Pháp chủ “bộ ảnh chùa Xá Lợi”. Chùa Xá Lợi hiện lên trong lời nhận xét của cụ “lớn và đẹp”. Nhưng ý nghĩa của chùa không phải ở đó, mà quan trọng hơn là chùa “có một thư viện và một phòng phát thuốc”. “Thư viện để bồi bổ trí tuệ” còn Phòng phát thuốc là để săn sóc sức khỏe. Hai cơ quan này thể hiện nghĩa “từ bi” của đạo Phật. Thật đáng quý biết dường nào!

Cụ còn nổi tiếng có một “bút pháp lỗi lạc”, do vậy Mai Thọ Truyền đã xin cụ ban chữ cho chùa Xá Lợi để làm kỷ niệm. Cụ Pháp chủ Tăng Thượng tự ban cho chùa Xá Lợi và riêng Chánh Trí mấy chữ kỷ niệm. Về phần chùa Xá Lợi cụ viết “Hiện tiền thọ ký” và cho cụ Chánh Trí, cụ viết “Nam mô A Di Đà Phật” (ở giữa) và “Niệm Phật vi tiên đồng pháp ích, cộng sanh Cực lạc thành Phật đạo” (bên trái)31.

Ngoài cụ Pháp chủ Tăng Thượng tự, Mai Thọ Truyền còn bái yết cụ Phó Thiền trưởng chùa Tổng Trì, là chùa Thiền của phái Tào Động, đồng thời cũng là chùa Tổ hay còn gọi là trụ sở trung ương của phái “Tào Động tông, Đại bản san, Tổng Trì tự”. Pháp hiệu của cụ là Cao Phong (Koho) Trí Xáng Thiền sư, 80 tuổi, “da hng hào, thân to, trông như hình Di Lặc”. Thăm cụ Phó, đoàn Việt Nam được cụ tặng 1 cuốn sách do cụ viết đã được dịch ra Tiếng Anh có tên là “SOTO ZEN” (Tào Động Thiền). Mai Thọ Truyền cũng đã chụp ảnh kỷ niệm cùng Cụ trước khi ra về.

Cũng tại chùa Tổng Trì, Mai Thọ Truyền được gặp thiền sư Thích Đại Nhạc để hỏi thăm cách ngồi thiền. Thiền sư 67 tuổi nhưng dáng trông như ngoài năm mươi. Được Thiền sư giải thích về “phép ngồi thiền”. “Phép ngồi thiền là dứt các vọng niệm, chuyên chú đến mọi hành động của thâm tâm. Hễ thấy vọng niệm nổi lên, là phải đánh bạt ngay, đúng theo ba nguyên tắc căn bản là vô niệm, vô tưởng, vô năng”32. Trong khi ngồi thiền phải điều chỉnh hơi thở cho đều, không nhanh, không chậm. Ngồi thiền có tác dụng giúp con người giữ gìn sức khỏe. Để minh chứng cho lời nói của mình, thiền sư cho Chánh Trí xem “cổ tay no tròn, to lớn của Ngài”, sau đó còn đề nghị đánh vào bụng ngài. Sau khi đánh mạnh vào bụng thiền sư, Chánh Trí nhận thấy “cái bụng quái lạ của thiền sư nửa cứng nửa mềm, như toàn bằng gân”33.

Sau khi được giảng giải về mặt lý thuyết, đoàn Việt Nam được đưa sang Thiền đường của cư sĩ để thực hành. “Thiền sư dạy giữ lưng cho thật ngay, đầu hơi nghiêng về phía trước, tay mặt đặt trên tay trái và lật ngửa ra, hai ngón cái đụng đầu nhau và thật ngang. Rốt hết là bắt đầu thở tự nhiên và đều hòa, trong tâm lóng bặt các vọng niệm”34. Trong khi ngồi thiền có thể lấy thiền trượng đánh lên vai để trừ bệnh ngủ gật. Sau giai đoạn nhập thiền chuyển sang giai đoạn xuất thiền. Đối với bước này cần “o hai chân để xuống lót đít, theo lối ngồi thường của thế gian, hai bàn tay đặt ngửa trên gối, lắc mình qua bên trái, bên phải ba lần, rồi cúi xuống lấy dép để ra phía ngoài, ngay chỗ mình sẽ bước xuống đất. Bỏ chân xuống, xỏ vô dép, đứng ngay thẳng, tay mặt bắt ấn Tý (ngón cái quặp lại và bấm vào gốc ngón áp út), bốn ngón kia nắm lại thành quả đấm, rồi lấy bàn tay trái trùm lên và nắm chặt lại để sát vào ngực. Kế đó, chậm rãi như lúc vào, đến trước bàn thờ Đức Chuẩn Đề cúi đầu rồi quay lại trở ra… ”35.

Vào những năm 50 của thế kỷ XX khi công nghệ thông tin chưa phát triển như bây giờ, nhờ có Hi ngoại ký sự mà chúng ta có thêm những hiểu biết quý báu về đất nước, con người, văn hóa, Phật giáo Nhật Bản cùng những hoạt động quốc tế của Phật giáo Việt Nam. Do vậy, Hải ngoại ký sự thực sự là một tư liệu có giá trị khi nghiên cứu về Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ XX.

 


1. Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hi ngoại ký sự, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2012, tr.119.

2. Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hi ngoại ký sự, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2012, tr.46.

3. Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hi ngoại ký sự, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2012, tr.75.

4. Mai Thọ Truyền, sđd, tr. 27.

5. Mai Thọ Truyền, sđd, tr. 26-28.

6. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.89.

7. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.17.

8. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.53.

9. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.55.

10. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.48.

11. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.68-69

12. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.84.

13. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.71.

14. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.72.

15. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.72.

16. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.142.

17. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.144.

18. Mai Thọ Truyền, sđd, tr. 91.

19. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.38.

20. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.58.

21. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.66-67.

22. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.100.

23. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.102.

25. Thầy Quảng Minh từng giữ chức vụ Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt trước khi đi du học Nhật Bản (Theo https://thuvienhoasen.org/a13370/cu-si-chanh-tri-mai-tho-truyen-1905-1973-thich-nhat-hanh).

26. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.21.

27. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.21.

28. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.35.

29. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.26.

30. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.29.

31. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.69-70.

32. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.60.

33. Mai Thọ Truyền, sđd, tr. 62.

34. Mai Thọ Truyền, sđd, tr.65.

35. Mai Thọ Truyền, sđd, tr. 65-66.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hi ngoại ký sự, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2012.

2. https://thuvienhoasen.org/a13370/cu-si-chanh-tri-mai-tho-truyen-1905-1973-thich- nhat-hanh.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 45
    • Số lượt truy cập : 6950108