Tin tức

LỄ RA MẮT KINH TRƯỜNG BỘ VÀ KINH TRUNG BỘ

 

Tin ảnh: NHUẬN KIÊN

 


 

Sau thời gian chuẩn bị, chiều 6-11-2020, Viện nghiên cứu Phật học VN đã tổ chức “Lễ ra mắt Kinh Trường Bộ và Kinh Trung Bộ, bản dịch của cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh, 750 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Đây là những ấn bản đầu tiên của Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.

Quang lâm chứng minh và tham dự lễ ra mắt tại văn phòng VNCPHVN  có HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Viện trưởng VNCPHVN; HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Phân viện trưởng VNCPHVN tại Hà Nội; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, cùng chư vị trong Hội đồng Quản trị VNCPHVN, lãnh đạo các trung tâm trực thuộc. Chư Tôn đức, Tăng Ni các viện, chùa và đông đảo Phật tử cũng đến tham dự.

 

Chư tôn đức và Phật tử tham dự

Chư tôn đức giáo phẩm niệm Phật cầu gia hộ

 

Qua thông bạch và được sự tán trợ của chư Tôn đức Trưởng lão lãnh đạo tinh thẩn, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, nhiệm kỳ VIII (2017-2022), đã phát nguyện tiếp tục quan tâm đến việc kết tập và ấn hành bộ Tam Tạng Thánh Điển Phật giáo Việt Nam.

Sau nhiều lần dự kiến ra mắt, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đến nay, hai dịch phẩm đầu tiên đã ấn hành, đánh dấu sự ra đời của những ấn phẩm tiếp theo, trong thời gian tới.

Theo HT Thích Thiện Nhơn, đây cũng là một trọng trách, một Phật sự kế thừa thiêng liêng, hoài bão của chư Tôn đức Trưởng lão tiền nhân, cũng như lòng khát ngưỡng về một Đại tạng kinh Việt Nam, nay gọi là Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, làm chỗ nương tựa căn bản để tu học, tìm hiểu chánh pháp của Đức Thế Tôn, những luận giải của các bậc Đại sỹ qua các thời đại và các nền văn hóa khác nhau, làm chỗ y cứ, tham khảo cho Phật giáo Việt Nam hiện tại và tương lai.

 

HT.Thích Thiện Nhơn ban đạo từ

 

Ký kết chuyển phát nhanh Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam với Bưu điện TP.HCM

Cúng dường các ấn bản kinh vừa in ấn đến chư tôn đức

 

HT.Thích Giác Toàn khẳng định, công trình ấn hành Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam đòi hỏi nhiều công sức tâm huyết, sự nhiệt thành đóng góp của chư Tôn đức thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và các Trung tâm trực thuộc đã phát nguyện nhận lãnh Phật sự này.

Về quy cách và chất lượng giấy của Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, như sau: 

-  Các ấn bản này, được sử dụng giấy siêu nhẹ, định lượng 36 gsm (grams per square meter), sản xuất tại Phần Lan (ưu điểm sử dụng là mỏng, dai, bền màu, thời gian sử dụng trên 100 năm).

-  Ấn bản thiết kế, trình bày công phu, khổ in 19×27 cm; các trang nén khoảng cách, 40-41 dòng/ trang; cỡ chữ 13, font Times New Roman. Mỗi quyển được mạ vàng 3 cạnh trên máy mới theo công nghệ của Thụy Sĩ có mặt tại Việt Nam lần đầu tiên.

Ngoài ra, bìa sử dụng giấy mỹ thuật cao cấp giả da sản xuất tại Hà Lan, chuyên dùng cho sách đóng bìa cứng, được bồi lên tấm solid board 1.575gsm. Chữ và các họa tiết ép nhũ vàng trên bìa được dùng loại nhũ hiệu Kurz của Đức sản xuất.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 23
    • Số lượt truy cập : 6795759