Tin tức

MAI THỌ TRUYỀN - NHÀ TRÍ THỨC TÂY HỌC

MAI THỌ TRUYỀN - NHÀ TRÍ THỨC TÂY HỌC

ĐÃ ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO VĂN HÓA DÂN TỘC

TRONG MỘT THỜI KỲ PHỨC TẠP

 

TS. LÊ SƠN PHƯƠNG NGỌC

 

1. Phật giáo là một thành phần văn hóa quan trong của văn hóa Việt Nam

Phật giáo phổ biến rất sâu rộng trong xã hội nước ta. Đại bộ phận người Việt theo đạo Phật. Trong thời phong kiến, Nho giáo chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp làm chính quyền và học trò đi thi để tham gia chính quyền. Đạo Phật gần gũi với văn hóa Việt cổ, lại với tư tưởng rất có hệ thống và hết sức cụ thể đã thật sự giài quyết được những vấn đề tâm linh và những vấn đề đời sống đầy đủ và rốt ráo hơn cả. Khi số dân ngày càng đông, trình độ ngày càng cao, mối quan hệ cuộc sống ngày càng trở nên đa dạng phong phú,.những tín ngưỡng sơ khai lẻ tẻ không thể làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần và đời sống tâm linh của con người thì đạo Phật như là một mẫu số chung, hấp dẫn mọi thành phần xã hội người Việt. Vì thế, đạo Phật ăn sâu bám rễ vào mọi ngóc ngách trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, trở thành tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nam, là một yếu tố quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc nước ta.

Một học giả Tây phương, ngài Giran trong tác phẩm Magie et Religion Annamite đã mô tả tóm gọn bản chất về đời sống tâm linh của người Việt Bắc bộ: “Người An-nam thờ cúng Trời Đất, thần linh trong ấy, thờ Phật, thờ các vong hồn, thờ các bậc anh hùng và danh nhân”.

Từ xa xưa, Phật giáo đã trở thành một yếu tố bản địa của người Việt Nam, là chỗ dựa tinh thần của nhân dân. Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thù của một dân tộc. Nó được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người. Nó tồn tại tự nhiên không thể ép buộc nhưng đòi hỏi phải biết giữ gìn, bảo lưu. Nó có thể được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Bản sắc văn hóa là một vấn đề tiếp biến và phát triển một cách thường trực. Người Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống rất nhân văn, nhân ái đã được tổng kết thành ngạn ngữ, thành ngữ, lời ca như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”,“Tôn sư trọng đạo”, “Kính già yêu trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”... Những nét bản sắc văn hóa ấy đã góp phần to lớn làm nên sức mạnh vô địch của cộng đồng dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam là thành trì vững bền trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

2. Thời kỳ Phật giáo bị pháp nạn

Pháp nạn Phật giáo bắt đầu từ khi thực dân Pháp theo chân các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa đến xâm lược nước ta, chúng chủ trương phát triển đạo Thiên Chúa bằng mọi cách, rẻ rùng và đưa ra các biện pháp khắc nghiệt kìm hãm và tiêu diệt đạo Phật, họ bắt tu sĩ đóng thuế thân, bắt đi lính, kiểm tra hội họp tại đình chùa để săn lùng người làm cách mạng, vì chúng biết đình chùa là chỗ náu thân của chiến sĩ hoạt động cách mạng. Thậm chí, chúng phá chùa, đày sư, như phá chùa Báo Thiên ở Thăng Long, lấy đất xây dựng nhà thờ Chánh toà Hà Nội. Thời đế quốc Mỹ dựng Ngô Đình Diệm làm Tổng thống tay sai thì chánh sách đàn áp Phật giáo càng bị đẩy lên cao. Chúng cấm treo cờ Phật giáo trong ngày lễ Phật đản, chúng bắt tù hàng loạt sư sãi chống đối chúng, chúng gây chia rẽ Phật giáo đồ bằng cách ủng hộ các tổ chức Phật giao đồ phân ly phái này phái nọ và đỉnh cao pháp nạn Phật giáo là cuộc tàn sát biểu tình Phật giáo tại Huế năm 1963, đã dẫn các vụ tự thiêu làm rung chuyển thế giới.

Đương nhiên, đại bộ phận công chức các cấp làm việc cho chính quyền thực dân đều theo đạo Thiên Chúa. Rất ít trí thức được đào tạo sở học Tây phương bài bản mà còn nặng lòng với văn hóa dân tộc chỉ đếm trên đầu ngón tay.

3. Đóng góp thiết thực cho Đạo pháp và Dân tộc của cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền từ cấp tiểu học đã được theo học các trường Tây do người Pháp trực tiếp đào tạo. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Làm việc nơi đâu ông cũng được các đồng sự và người dân quý mến vì ông giữ được bản sắc một viên quan mẫu mực người Việt là người liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, không nạt nộ cấp dưới và không hà hiếp dân chúng…

Nhà trí thức Mai Thọ Truyền là một trong số rất ít các nhà trí thức Tây học hàng đầu mà vẫn giữ tinh thần dân tộc sâu đậm và dấn thân vào việc vun bồi văn hóa dân tộc là cái gai trong con mắt của chính quyền thực dân Pháp và chế độ cộng hòa do Mỹ dựng lên. Thời Pháp thuộc, ông tích cực hoạt động trong phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Nam Bộ như các vị trí thức Tây học nổi tiếng dũng cảm khác mà tiêu biểu là bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám,

Năm 1950, Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền mạnh dạn đứng ra vận động thành lập Hội Phật Học Nam Việt, xây dựng chùa Xá Lợi để làm trụ sở của Hội Phật Học Nam Việt. Ông làm Tổng thư ký của hội và từ 1955, ông trở thành Hội trưởng cho đến khi qua đời. Hội đã mở các lớp Phật học phổ thông, mời các vị Hòa thượng Thượng tọa trí thức hàng đầu tham gia giảng dạy. Ông còn mời các vị cao Tăng Đại đức trong nước và nước ngoài đăng đàn diễn thuyết hàng tuần tại chùa Xá Lợi. Chùa Xá Lợi cũng là nơi hoạt động ban đầu của Trường Đại Học Vạn Hạnh đặt nền móng cho nền đại học Phật giáo Việt Nam. Chùa Xá Lợi là địa điểm lịch sử trong cuộc đấu tranh kiên cường đẫm máu của Phật giáo chống chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, và đã góp phần quan trọng trong cuộc lật đổ nền đệ nhất cộng hòa, mở đầu cho sự nghiệp xóa sổ chế độ tay sai của thực dân đế quốc Miền Nam Việt Nam.

Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền từng giữ chức Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa. Trên cương vị chính quyền cao cấp này, ông đã ra sức tạo dựng nền móng cho hoạt động văn hóa dân tộc. Ông chủ trương xây dựng Thư viện Quốc gia, nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đẩy mạnh hoạt động dịch thuật và xuất bản các sách Hán Nôm quý hiếm.

o0o

Đương nhiên, đại bộ phận công chức các cấp làm việc cho chính quyền thực dân đều theo đạo Thiên Chúa. Số trí thức được đào tạo sở học Tây, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã làm được những việc rất có lợi cho Đạo pháp và Dân tộc./.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 51
    • Số lượt truy cập : 6950047