Tin tức

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ: “AN CƯ - TỰ TỨ - DÂNG Y”

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ: “AN CƯ - TỰ TỨ - DÂNG Y

 

Tin ảnh: TRÍ BÁ - TUỆ QUÁN

 

Cư sĩ Minh Ngọc

 

Sáng 6/7/2019 (nhằm ngày mùng 4 tháng 6 năm Kỷ Hợi), tại Chùa Phật học Xá Lợi, Cư sĩ Minh Ngọc, Phó Trưởng Ban Phật học Chùa PH Xá Lợi, đã có buổi nói chuyện về đề tài “AN CƯ - TỰ TỨ - DÂNG Y”

An cư

Theo Cư sĩ Minh Ngọc, an cư phải gọi đầy đủ là kết hạ - an cư. Theo Đại Phẩm Luật Tạng, trong những năm đầu thiết lập Tăng đoàn, đức Phật chưa chế pháp an cư, thế rồi khi mùa mưa đến cây cối mọc lên kéo theo sự sinh sôi nảy nở của vô số côn trùng. Một số đạo sĩ các giáo phái khác họ có quy định an trú trong mùa mưa để tránh giẫm đạp làm tổ̉n hại sinh mạng; thế nhưng chư tăng đệ tử Phật vẫn tiếp tục du hành trong ba tháng mùa mưa.

Sự việc này đã khiến dân chúng và các giáo phái ngoại đạo kịch liệt chỉ trích: “Làm thế nào có thể những Sa-môn, con trai của dòng họ Thích Ca đi về trong mùa đông, mùa hè và cả trong mùa mưa, họ chà đạp xuống thảm cỏ xanh, làm bị thương, giết hại nhiều sinh vật”? “Đến mùa mưa, chim, kiến còn biết làm tổ để trú mưa, các đệ tử Sa môn Cồ Đàm cứ đi mãi và giậm phải côn trùng”. Sự kiện này được trình báo lên đức Phật, thế rồi ngài dùng huệ nhãn để quán xét và nhận thấy nhân duyên đã đến, nên ban hành pháp An cư Kiết vũ hằng năm để những người xuất gia hành trì có an lạc. Ngài dạy: “Nay Tôi quy định, các Tỳ kheo phải kiết túc an cư trong ba tháng mùa mưa”. Từ đó về sau truyền thống an cư được thực hiện đều đặn hằng năm trong Tăng đoàn và đã mang lại nhiều lợi lạc không chỉ cho hành giả an cư mà còn cho hàng Phật tử tại gia.

Ý nghĩa và lợi ích của an cư trong thời đại hiện nay:

- Các vị tăng sĩ được nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.

- Các vị trẻ được học hỏi từ các vị thượng tọa cũng như bè bạn.

- Các vị được trau dồi Giới - Định - Tuệ, bổ khuyết những gì còn thiếu sót.

- Các vị tạo duyên phước điền đối với các cư sĩ hộ pháp.

- Được tăng thêm 1 tuổi Đạo.

Tự tứ

Theo cư sĩ Minh Ngọc, tự có nghĩa là tự mình; còn tứ là buông mở tâm ý. Tự tứ có nghĩa là tự mình buông mở lòng, đón nhận nghe những lời xây dựng của các vị đống tu, thông qua 3 sự: Thấy, Nghe và Nghi.

* Sở dĩ có pháp Tự tứ là khởi đầu do các tỳ kheo tự chế nội quy trong 3 tháng an cư, không nói chuyện, chào hỏi, lễ bái, tuyệt đối im lặng,… Thoạt nhìn tưởng rằng đó là phương pháp hữu hiệu đưa đến đời sống an lạc nhưng thực ra đó là giả dối, không thật.

* Việc đến Phật, Phật quở trách, cho đó là pháp tu câm của ngoại đạo Bà La Môn. Ở chung với nhau mà im lặng không khác gì kẻ thù. Phật từng dạy sống chung với nhau, phải cùng dạy bảo nhau, giác ngộ cho nhau,…

* Từ đó phát sinh ra pháp tự tứ. Tuy nhiên người cầu tự tứ phải đủ 5 điều kiện:

- Biết thời chứ không phi thời: 15/7 (âm lịch) cuối hạ

- Như thật chứ không hư dối

- Có lợi ích chứ không vô ích

- Dịu dàng chứ không thô lỗ

- Từ tâm chứ không sân hận.

* Mang đến tinh thần tự kiểm, cầu tiến và bình đẳng, hòa hợp, đoàn kết trong đời sống Tăng đoàn, giúp Tăng đoàn gạn đục khơi trong, thanh lọc đại chúng.

Dâng y

Sau ba tháng an cư mùa mưa, vào tháng cuối cùng (từ 16 tháng 9 âm lịch cho đến 15 tháng 10 âm lịch) là mùa lễ hội dâng y Kathina tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền. Kathina có nghĩa là Y công đức.

Theo Ngũ phần luật, có 2 nguyên do dẫn tới Lễ Dâng y:

- Ngài A Na Luật y hư rách, muốn đổi nhưng không thể may y trong 1 ngày xong. Vì quá 1 ngày là phạm giới chứa y thừa.

- Sau 3 tháng hạ đến thăm Phật, trên đường gặp mưa phải mặc y Tăng già lê rất nặng, nên đi rất vất vả.

Qua 2 sự việc trên, Phật chế cho sau 3 tháng hạ để tưởng thưởng Y công đức và 5 điều được hưởng:

1/ Được cất giữ y thừa

2/ Được nghỉ đêm chỗ khác, không mang y theo.

3/ Được ăn riêng ở ngoài chúng Tăng

4/ Được ăn nhiều lần trước giờ Ngọ

5/ Khi được thỉnh mời, vị Tỳ kheo ấy có thể ra khỏi chùa, mà không báo vị Tỳ- kheo khác biết.

Công đức cho các vị tăng sĩ xuất gia, cũng là công đức cho những người Phật tử cúng dường. Người cúng dường y Kathina là người cúng dường theo cách thức của bậc chân nhân nên việc cúng dường như thế được phước báu rất to lớn.

Dưới đây là vài hình ảnh về buổi nói chuyện.

 

Lắng nghe thuyết trình

Trao đổi về đề tài được thuyết trình

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 21
    • Số lượt truy cập : 6796006