Tin tức

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ: “LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC”

 

Tin ảnh: TRÍ BÁ - TRÍ TÂM

  

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn

  

Sáng 04/7/2020 (nhằm ngày 14/5 Canh Tý), tại Chùa Phật học Xá Lợi, Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Trưởng Ban Phật học Chùa PH Xá Lợi, đã có buổi nói chuyện về đề tài “Lịch sử Phật giáo Trung Quốc”.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, năm T.L.65, vua Minh Đế nhà Hán nằm mơ thấy một người thân bằng vàng ròng, thân hình tỏa sáng rực rỡ và bay khắp cung điện. Sáng ra, hỏi khắp quần thần, đấy là vị thần tiên nào? Có vị quan Thông nhân tên Phó Nghị tâu: "Thần nghe, bên nước Thiên Trúc có một người tu hành đắc đạo, gọi là Phật. Vị ấy có thể bay trong hư không, toàn thân tỏa ra ánh sáng rực rỡ. Có lẽ ấy là vị thần trong mơ"... 

Nghe thế, Minh Đế chợt tỉnh ngộ, rồi sai người sang tận Tây Trúc mang tượng Thích Ca Mâu Ni và kinh sách về. Ông cho dựng chùa Bạch Mã ở kinh đô để đặt tượng, kinh và thờ Phật và mời hai vị cao tăng từ Tây Trúc là Ca-Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan (Falan) qua Trung-Hoa để hành lễ. Chùa Bạch Mã là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc. Hai Ngài đã dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương và mười sáu quyển kinh khác. Phật giáo được triều đình thừa nhận ở Trung Quốc, được xây chùa, dịch kinh là bắt đầu từ đó. Dần dần đạo Phật càng bành trướng và các nhà truyền đạo từ Tây-Vức kéo sang Trung Quốc. 

Từ thời Minh Đế đến nay, Phật giáo Trung Quốc đã trải qua những bước thăng trầm. Về sự hưng thịnh, chúng ta có thể ghi nhận bốn thời kỳ chính: 

Về sự hưng thịnh, chúng ta có thể ghi nhận bốn thời kỳ chính sau đây: 

Thời kỳ thứ nhứt - Từ Tam Quốc đến Tây Tấn (thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ IV T.L); Thời kỳ thứ hai - Dưới thời Nam Bắc triều (thế kỷ thứ V đến đến thế kỷ thứ VI); Thời kỳ thứ ba - Dưới đời nhà Đường (thế kỷ thứ VII- IX); Thời kỳ thứ tư – Dưới đời nhà Minh.

Đồng thời Phật giáo Trung Quốc cũng trải qua 4 thời kỳ đen tối: Thời kỳ thứ nhứt - Dưới đời hậu Ngụy Thái-Võ-Ðế (439-450 T.L); Thời kỳ thứ hai - Dưới đời Bắc Chu Võ-Ðế (574 T.L); Thời kỳ thứ ba - Dưới đời Võ-Tôn nhà Ðường (840-847 T.L); Thời kỳ thứ tư - Dưới thời Thế Tôn nhà hậu Chu (khoảng giữa thế kỷ thứ X). 

Phải đợi đến đời vua Thái-Tổ nhà Minh (Chu Nguyên Chương) đạo Phật mới lấy lại được cái vẻ huy hoàng của những thời hưng thịnh trước. Minh Thái-Tổ, nguyên lúc nhỏ là một vị Sa-Di, nên khi lên ngôi, Ngài hết sức ủng hộ Phật giáo. 

Từ khi nhà Minh mất ngôi, sang nhà Thanh, mặc dù các vua chúa cũng có ủng hộ Phật giáo, nhưng trong dân gian ít người hiểu thấu đạo lý của Phật, mà chỉ nghĩ đến cúng cấp, mê tín, dị đoan thôi. 

Phải đợi đến cuộc cách-mạng Tam-Dân chủ-nghĩa (1912), đạo Phật mới trỗi dậy bằng hình thức nghiên cứu Phật học và sự thành lập các hội Phật giáo khắp trong nước. 

Sau khi Mao Trạch Đông giành được lãnh thổ Trung Quốc (1949), Tưởng Giới Thạch phải chạy sang Đài Loan, Phật giáo ở Trung Quốc lục địa đối diện với tình hình mới, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đều bị hạn chế. Đến năm 1979, lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới. Trong thời kỳ cải cách thị trường đó, Phật giáo mới có sự hồi sinh rõ rệt.

Dưới đây là vài hình ảnh về buổi nói chuyện.

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 28
    • Số lượt truy cập : 6899689