Tư liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam

BIÊN NIÊN SỬ GIỚI ĐÀN TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX

 

 

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

Tỳ Kheo THÍCH ĐỒNG BỔN

Biên soạn

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

Tìm hiểu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, tất nhiên không thể không căn cứ vào sự kiện giới đàn như là chứng nhân cụ thể của mốc thời gian ấy.

Đề án biên soạn quyển sử về giới đàn này, nằm trong tổng thể công trình biên soạn bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam hoàn chỉnh, mà Viện Nghiên cứu Phật học đã chủ trương và Ban Phật Giáo Việt Nam thực hiện.

Tác giả Thích Đồng Bổn đã để tâm nhiều năm sưu tầm biên soạn, hệ thống lại những sự kiện giới đàn trong cả nước, mặc dù chưa thể đầy đủ được tư liệu, bởi thời gian khá xa không lưu lại gì nhiều, nhưng cũng đáng trân trọng qua những tư liệu mà tác giả đã sưu khảo được trong quyển sách này về một thế kỷ đã qua.

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xin giới thiệu đến chư tôn đức, đọc giả tác phẩm biên soạn về lịch sử giới đàn này, để chúng ta có thêm tư liệu trong nghiên cứu, giảng dạy và làm căn cứ chuẩn mực khi tìm hiểu về lịch sử tiền nhân, cũng như mong được phản hồi bổ sung những thiếu sót để dần hoàn chỉnh hơn về mặt chứng cứ tư liệu.

 

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2009
Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam
Hòa thượng THÍCH TRÍ QUẢNG

 

 

TRI ÂN CÔNG ĐỨC

 

Quyển sách này được hoàn thành, xin tri ân sự góp ý hiệu đính, cộng tác sưu khảo, cung cấp tư liệu của:

Hòa thượng Thích Hiển Tu

Hòa thượng Thích Trí Quảng

Hòa thượng Thích Minh Thông

Hòa thương Thích Thiện Nhơn

Hòa thượng Thích Phước Sơn

Hòa thượng Thích Giác Toàn

Hòa thượng Thích Hải Ấn

Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm

Thượng tọa Thích Thanh Giác

Thượng tọa Thích Thanh Ninh

Thượng tọa Thích Trung Phú

Đại đức Thích Hoằng Dự

Đại đức Thích Đồng Văn

Đại đức Thích Vân Phong

Đại đức Thích Phước Triều

Đại đức Thích Phước Nhân

Tiến sĩ Nguyễn Đại Đồng

Cư sĩ Duy Hiền

Cư sĩ Minh Ngọc

Cư sĩ Chính Trung

Cư sĩ Tánh Thuần

Cty Văn hóa Phát Quang

Tác giả xin trân trọng tri ân công đức chư tôn đức và quí vị.

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Sự kiện một Giới đàn, một Trường kỳ được mở ra,  mang một ý nghĩa trọng đại và thiêng liêng trong sinh hoạt của Phật giáo. Giới đàn là biểu tượng “Tục Phật huệ mạng”, là nối truyền tương tục mạng mạch Phật pháp cho thế hệ kế thừa. Giới đàn còn mang ý nghĩa chứng nhận sự trưởng thành của một thế hệ tu sĩ đã đầy đủ điều kiện và năng lực trở thành một vị Tỳ kheo, một Sứ giả Như Lai,  nương thừa sự nghiệp truyền bá chánh pháp để lợi lạc quần sanh như hạnh nguyện của người xuất gia tu Phật.

Mặt khác, Giới đàn  là mốc cơ bản cho thấy nhịp sống Phật giáo đang được tương tục. Số lượng giới đàn trong từng năm là chỉ số cho biết thực trạng sinh hoạt của Phật giáo trong mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh lịch sử. Trong những giai đoạn lịch sử Việt Nam đi vào những khúc quanh, thì đời sống của Phật giáo nước nhà cũng lâm vào những khúc quanh như thế, tưởng chừng như mạch sống của Phật giáo bị gián đoạn. Thế nhưng, nếu giới đàn được khai mở, thì ta thấy như rằng đời sống Phật giáo vẫn tiếp tục dòng chảy, dẫu cho thời thế có biến động, để làm an tịnh lòng người và là lối thoát của những bế tắc tâm linh, xã hội.

Công trình sưu khảo này là một chứng minh, nhìn vào nếp sống của giới đàn mỗi năm, chúng ta như thấy được những biến động lịch sử lưu dấu trong một thế kỷ trôi qua. Tuy rằng lịch sử có nhiều biến động, nhưng không năm nào mà không có giới đàn, cũng như khí thiêng đất nước dân tộc, vẫn âm thầm sức sống tương tục một tinh thần Việt không đứt đoạn, chỉ khác nhau là nhiều hay ít trong sự tương tục ấy mà thôi.

Biên soạn công trình này, người viết muốn nêu lên một thông điệp: Giới đàn chính là những cột mốc giúp chúng ta nhận định được toàn cảnh sinh hoạt Phật giáo và tìm hiểu về cội gốc truyền thừa qua từng sự kiện, từng nhân vật, dù đó là giới tử, giới sư hay Hòa thượng đàn đầu từ các giới đàn đã ghi chép lại.

Quyển sách này được cấu trúc theo hình thái biên niên sử để đọc giả tiện bề tra cứu, và cũng để theo dõi mạch sống của Tăng đoàn qua suốt thời gian thế kỷ 20. Việc công bố một công trình chưa hoàn bị này, chính vì tác giả mong muốn nhận được những góp ý bổ sung, những phát hiện mới mà việc biên soạn còn thiếu sót. Vì rằng, một cá nhân thực hiện thì khó tránh khỏi mắc phải lỗi lầm, bởi chưa thể đi đến hết các nơi chốn diễn ra giới đàn để sưu khảo.

Sau nhiều năm xếp lại, ngần ngại sợ rằng việc sưu khảo của mình chưa đến đầu đũa đối với lịch sử giới đàn của cả một thế kỷ, nhưng nay xin được lượng cả của chư tôn đức cho tác giả sám hối ra mắt mong nhận được chỉ giáo thêm, để cho lần in tới công trình biên niên sử này sẽ hoàn thiện hơn, hầu góp phần nhỏ nhoi vào việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam phục vụ đạo pháp và nhân sinh.

Chùa Xá Lợi, mùa an cư kiết hạ PL 2553-2009

Tác giả cẩn bút

Tỳ kheo Thích Đồng Bổn

 

 

PHẦN I: 

Thuyết minh về thuật ngữ

I. Các loại giới đàn        

II. Giới sư

III.Giới tử

Tổng quát một thế kỷ giới đàn       

I. Lược khảo thống kê

II. Bản liệt kê tổng số

PHẦN II: Biên niên sử

TỪ NĂM 1900  ĐẾN NĂM 1910

TỪ NĂM 1911  ĐẾN NĂM 1920

TỪ NĂM 1921  ĐẾN NĂM 1930

TỪ NĂM 1931  ĐẾN NĂM 1940

TỪ NĂM 1941  ĐẾN NĂM 1950

TỪ NĂM 1951  ĐẾN NĂM 1960

TỪ NĂM 1961  ĐẾN NĂM 1970

TỪ NĂM 1971  ĐẾN NĂM 1980

TỪ NĂM 1981  ĐẾN NĂM 1990

TỪ NĂM 1991  ĐẾN NĂM 2000

PHẦN III:

- Phụ lục – Tiêu bản

- Thư mục tham khảo

 

BIÊN NIÊN SỬ GIỚI ĐÀN TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX (File PDF - 1,08 MB)

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 303
  • Số lượt truy cập : 6948315