Tư liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam

HỘI THẢO KHOA HỌC:

“PHẬT TÍCH TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ”

 

 

Ngày 10/5/2011, tại Chùa Phật Tích (thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), Viện nghiên cứu tôn giáo, Viện nghiên cứu phật học phối hợp Trường Đại học Mỹ thuật tổ chức Hội thảo khoa học mang chủ đề: “Phật Tích trong tiến trình lịch sử”. Đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý văn hoá ở Trung ương và địa phương dự Hội thảo.

Hội thảo thu hút 38 tham luận của các nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý Trung ương và địa phương. Các báo cáo, tham luận đã đi sâu nghiên cứu, phân tích một số vấn đề về tên gọi của chùa, tiến trình, quy mô xây dựng, trùng tu qua các thời kỳ lịch sử, chỉ ra những giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo vào loại độc nhất vô nhị thời Lý hiện lưu tồn ở Phật Tích như: Bức chạm Hộ Pháp duy nhất ở Việt Nam thời Lý; Chân tảng đá hoa sen chạm dàn nhạc duy nhất ở Việt Nam; Hình tượng thú duy nhất trong nghệ thuật trang trí chùa tháp ở Việt Nam; Pho tượng đá lớn nhất, đẹp nhất có niên đại sớm nhất thời Lý…

Ngoài ra, các tham luận đã khẳng định rõ vai trò của các Thiền sư cũng như của chùa Phật Tích đối với Phật giáo Kinh Bắc cũng như Phật giáo Việt Nam nói chung, đặc biệt là của dòng Thiền Lâm Tế nói riêng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Đó còn là sự kết hợp Thiền - Tịnh song tu phổ biến của Phật giáo Việt Nam . Hội thảo cũng chỉ ra những giá trị lịch sử, văn hoá và mỹ thuật đối với các hiện vật được khai quật tại khuôn viên chùa Phật Tích trong thời gian qua đồng thời khẳng định từ thế kỷ thứ I, II sau Công nguyên đã có những dấu chân của các nhà truyền giáo Ấn Độ đến Trung tâm Phật giáo Luy Lâu để truyền bá đạo Phật và cùng thời này đã có các mối quan hệ giao lưu văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc, Chăm… nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá Việt Nam cho đến ngày nay.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu 24 bài tham luận trong Hội thảo

 


 

MỤC LỤC

 

01. Chùa Phật Tích trong không gian văn hóa xứ Bắc | NCS Nguyễn Huy Bỉnh

02. Chùa Phật Tích với Thiền phái Trúc Lâm | TT.TS Thích Đồng Bổn

03. Phật Tích-những suy ngẫm về lịch sử | TS Nguyễn Mạnh Cường

04. Có chăng một phong cách nghệ thuật Phật Tích | TS Nguyễn Mạnh Cường & TS Nguyễn Ngọc Quỳnh

05. Chùa Phật Tích, một địa danh mang tâm hồn, bản sắc văn hóa và sức mạnh dân tộc | TS Nguyễn Tất Đạt

06. Bài trí tượng thờ tại chùa Phật tích năm 1937 | Nguyễn Đại Đồng

07. Tìm hiểu Hòa thượng Chuyết Công qua “Chuyết Công ngữ lục” | Nguyễn Quang Khải

08. Chùa Phật Tích (Bắc Ninh) với các mốc niên đại xây dựng, trùng tu | ThS Tạ Quốc Khánh & ThS Huỳnh Phương Lan

09. Vài nét về nghệ thuật điêu khắc thời Lý ở chùa Phật Tích | PGS.TS NGND Hoàng Văn Khoán

10. Phật Tích-trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam | TS Trần Đình Luyện

11. Nghệ thuật điêu khắc cổ ở chùa Phật Tích một di chỉ văn hóa của dân tộc | NCS Đinh Viết Lực

12. Một số bài thơ về chùa Phật Tích | Nguyễn Hữu Minh

13. Tìm hiểu tên gọi của chùa Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh | PGS.TS Nguyễn Tá Nhí | Viện Nghiên cứu Hán Nôm

14. Chùa Phật Tích trong bối cảnh lịch sử Phật giáo Việt Nam | Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

15. Thiền sư Chuyết Công trong trang sử chùa Phật Tích | TT Thích Thanh Nhiễu

16. Tìm hiểu ý nghĩa về biểu tượng các linh thú trong kinh Phật qua dãy tượng ở chùa Phật Tích | Nguyễn Nguyệt Oanh

17. Chùa Phật Tích- một trung tâm tín ngưỡng Tịnh độ thời Lý | Nguyễn Văn Quý

18. Danh thắng chùa Phật Tích trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam | PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn

19. Quốc tự Phật Tích, những điều cần thảo luận | Trần Đình Sơn

20. Những “kỷ lục” giá trị lịch sử-văn hóa của chùa Phật Tích, Bắc Ninh | PGS.TS Tống Trung Tín

21. Tư liệu Hán – Nôm chùa Phật Tích | PGS.TS Đinh Khắc Thuân

22. Tìm hiểu triết lý xuất thế của các vị xuất trần thượng sĩ thời kỳ Đại Việt | Thích Thông Thức

23. Chùa Phật Tích, nơi phát tích Phật giáo và quá trình phát triển | ThS Đỗ Thị Thủy

24. Chùa Phật Tích qua một số hình ảnh cũ | Nguyễn Đắc Xuân

Riêng những bài dưới đây, chúng tôi chưa có, sẽ bổ sung khi nào chúng tôi tìm được. Xin quý vị thông cảm.

25. Vài nét về hệ thống chùa Phật Tích | Phạm Thị Lan Anh & Nguyễn Thị Dung

26. Phục nguyên nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết và khám cổ ở chùa Phật Tích | PGS.TS Nguyễn Lân Cường

27. Về tòa tháp thời Lý ở chùa Phật Tích | PGS.TS Ngô Văn Doanh

28. Các lớp niên đại pho tượng Adida chùa Phật Tích | ThS Trang Thanh Hiền

29. Chùa Phật Tích trong nghiên cứu di sản văn hóa dân tộc | TS Bùi Thanh Mai

30. Phật giáo thời Lý với những giá trị của văn học và kiến trúc chùa tháp | TS Nguyễn Ngọc Nhuận

31. Chùa Phật Tích với những dấu ấn | Nguyễn Xuân Ninh

32. Nhìn từ cánh hoa mai trên giáp nhục pho tượng mới phát hiện tại chùa Phật Tích | ThS Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế

33. Phong cách Phật Tích trong không gian mỹ thuật thời Lý | Nguyễn Anh Tuấn

34. Lạm bàn về thời điểm lập chùa Phật Tích | TS. Nguyễn Thanh Tùng

35. Tiếp cận Phật Tích từ hai nguồn nhân lực và nguyên liệu | TS. Nguyễn Việt

36. Những lớp văn hóa ở Phật Tích | GS. Lê Văn Lan

37. Những bước thăng trầm của chùa Phật Tích trong lịch sử và hiện đại | Lê Viết Nga

38. Đề dẫn hội thảo khoa học Phật Tích trong tiến trình lịch sử | PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương.

 

 HỘI THẢO KHOA HỌC: “PHẬT TÍCH TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ” (File PDF - 1,66 MB)

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 16
  • Số lượt truy cập : 6780950