Hỏi đáp

  • + Dạ cho em hỏi ở chùa mình có lớp học dạy ngồi thiền không ạ. Em muốn được đăng ký học ngồi thiền thì đăng ký như thế nào ạ.

      TRẢ LỜI:

      Bạn Lệ Chi thân,

      Hiện tại Chùa Phật học Xá Lợi có lớp hướng dẫn ngồi thiền. Lớp thiền này học vào ngày thứ bảy hàng tuần, từ 13g30 đến 15g00. Bạn có thể đến Chùa gặp thầy Thích Phước Nhựt để đăng ký tham gia lớp.

      Chúc bạn tinh tấn.

  • + con can tim quyen 4 nen tang cua chanh niem

      Trả lời:

      Thanh Tâm thân mến,

      Có phải con muốn tìm quyển Thiền Phật Giáo BỐN NỀN TẢNG CHÁNH NIỆM của Thiền sư Bhante Gunaratana; Người dịch: Lê Kim Kha; Nhà xuất bản Hồng Đức 2015 không?

      Nếu đúng như vậy con có thể vào http://thuvienhoasen.org/a24410/bon-nen-tang-chanh-niem để download về.

      Chúc con tinh tấn.

  • + kính gửi các Thầy cho e hỏi bên chùa Xá Lợi có khóa tu hè 2017 ko ah? và độ tuổi bao nhiêu thì tham gia được khóa tu hè? em xin cảm ơn (Bạn Nguyen Minh Khuong)

      Bạn Khuong thân mến,

      Rất tiếc, chùa Xá Lợi không có tổ chức khóa tu hè 2017. Bạn có thể tìm một chùa khác.

      Chúc bạn an lạc, tinh tấn.

  • + Mô Phật, xin cho hỏi về việc thời gian mở khóa mới đào tạo cử nhân Tôn giáo học mà chùa liên kết với trường DHSP. Hình thức đạo tạo, và địa điểm học cụ thể. Xin cảm niệm. A Di Đà Phật. (Thầy Thích Thiện Nghĩa)

      Thầy Thích Thiện Nghĩa kính,

      Chùa có liên kết với trường ĐHSP và Học viện KHXH mở các lớp Cử nhân Ngữ văn và Thạc sĩ Tôn giáo học. Mọi chi tiết xin thầy hoan hỉ liên hệ với thầy Nguyên Huệ tại chùa Xá Lợi.

      Kính chúc thầy an lạc và tinh tấn.

  • + Lễ Tự tứ là gì?

      Hằng năm sau 3 tháng kiết hạ an cư, chư tăng làm lễ tự tứ vào dịp Vu lan. Rằm tháng 7. Vậy Tự Tứ là gì ? Tự Tứ là dịch nghĩa chữ Phạn "Paravarana" phiên âm là "Bát hòa la" Từ này còn được dịch là tùy ý, thỉnh thỉnh. Nghĩa là sau khi kết thúc an cư, mỗi vị tỳ kheo phải tự nguyện đưa mình ra trước đại chúng, nhờ các vị đồng phạm hạnh chỉ cho biết những lỗi lầm ta đã phạm phải mà các vị ấy đã thấy, nghe hoặc nghi. Nếu tự mình kiểm điểm thấy đúng sự thật, ta sẽ thành khẩn sám hối để được thanh tịnh. Nhờ vậy, mọi người đều trở nên hoàn thiện, xứng đáng là hàng trưởng tử của Như Lai. Phương thức xây dựng này hơi khác với thế thường. Bởi vì, thường tình chúng ta rất giàu lòng tự ái, không mấy ai muốn người khác biết khuyết điểm của ta, chứ đừng nói là có thể chấp nhận để cho họ nêu ra những lỗi lầm mà ta đã phạm. Giả sử có ai đó động đến tên tuổi, tự ngã của ta thì ta sẽ phản ứng lại bằng nhiều hình thức "ăn miếng trả miếng" ngay lập tức, vì kẻ khác chạm đến nhược điểm của ta, đó là một sự xúc phạm khó mà tha thứ được. Thế nên, phương Tây có câu châm ngôn : "Người ta có thể tha thứ cho kẻ thù của mình, chứ không ai có thể tha thứ cho kẻ làm nhục mình". Điều đó đủ nói lên thiện chí xây dựng và phục thiện là những gi hiếm có trên cõi đời này. Vì vậy, để tránh những rắc rối phiền toái khi chung sống với xã hội, có một số người đã chủ trương một cực đoan khác, tức là chỉ đề cao việc tốt của thiên hạ mà không đá động gì đến việc xấu của tha nhân, bằng một thái độ tỏ ra rất cao thượng, như nói : "Người quân tử chỉ ca ngợi những đức hạnh của người, chứ không đề cập đến lỗi lầm của họ" (Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác). Từ quan điểm đó, họ rút ra một nguyên tắc sống : "mình tự quét xong sương trước cửa, mặc ai để đọng tuyết trên nhà" (các nhân tự tảo môn tiền tuyết, mạc quản tha nhân ốc thượng sương), chủ trương này mới nghe qua thật cao thượng và hấp dẫn, nhưng lại dễ rơi vào tình trạng cầu an và tiêu cực. Vì hành vi đó chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho bản thân mình, còn trách nhiệm đối với nhân quần xã hội, cùng xây dựng cho nhau, giúp nhau tiến bộ, thì hoàn toàn chưa ổn.

      Vượt lên trên những cách xử trí của thế thường, hàng xuất gia áp dụng phương thức Tự Tứ một cách tinh tế và đầy lòng vị tha. Tự tứ là nhằm mục đích xây dựng Tăng đoàn có một đời sống cao khiết, thanh tịnh và an lạc thực sự. Bởi vì, Tăng đoàn là một tập thể sống hòa hợp, vô ngã, theo duổi một mục đích tối thượng là giác ngộ và giải thoát. Mà muốn thực sự giải thóat giác ngộ thì nỗ lực đọan trừ tận gốc ngã chấp và ba độc tham sân si. Vì ba độc và ngã chấp vốn là những trở lực chủ yếu trên tiến trình hướng đến giác ngộ. Điều đó bất cứ người xuất gia nào cũng đều quán triệt.

      Thế nên 3 tháng an cư là khỏang thời gian lý tưởng nhất để tu tập, dẹp trừ các chướng ngại ấy. Và nếu như chưa dẹp trừ tận gốc, thì ít nhất cũng trấn áp được chúng đến một mức độ nào đó để giành lấy quyền tự chủ. Khi đã có tự chủ, ta sẽ dễ dàng hành động theo một chiều hướng vô ngã, không cố chấp, với một tấm lòng vị tha, có trí tuệ sáng suốt soi đường.

      Do đó, khi tự tứ, mọi người điều có chung một niềm tin : tin mình và tin người. Tin mình nghĩa là trãi qua ba tháng tu học, mình tiến bộ chứ không thoái hóa, nghiêm túc chứ không buông lung, tinh chuyên chớ không biếng nhác. Chân thực chứ không hư dối... Còn tin người là tin các vị dồng phạm hạnh là những người vị tha chứ không ích kỷ, vô tư chứ không thiên vị, từ mẫn chứ không ác ý, xây dựng chứ không đả kích...

  • + Tín đồ Phật có phải ăn chay không? (Trần Bác Ái)

      Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm trả lời:

      Không phải. Tuy đạo Phật khuyến khích ăn chay, nhưng không phải Phật tử nào cũng bắt buộc phải ăn chay. Ăn chay là một nét đặc sắc của Phật giáo đại thừa, là phát xuất từ lòng từ bi đối với tất cả mọi loài hữu tình. Vì vậy, ở các nước Phật giáo Nam truyền, kể cả Tỷ khiêu xuất gia cũng không ăn chay. Các Lạt Ma ở Tây Tạng cũng không ăn chay. Nhưng bản thân họ không sát sinh. Bởi vì, điều giới thứ nhất của 5 giới là không sát sinh. Sau khi tin Phật mà thực hành việc ăn chay là chuyện tốt nhất. Nhưng vì có khó khăn về gia đình và xã giao mà không ăn chay được cũng không sao. Thế nhưng, không được tự mình sát sinh hay là chỉ huy người khác sát sinh. Còn nếu mua thịt, cá về nhà ăn thì không có hại gì.

Gửi Câu hỏi của bạn

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
  • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
  • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 33
  • Số lượt truy cập : 6137789