Chúng tôi nhớ nghĩ công hạnh của tiền nhân và thấy việc lễ Phật theo nghi thức này có hiệu quả vô cùng trong việc để hạn chế bệnh tật, nên mạo muội dịch thành chữ Việt, để cho hàng Phật tử lớp trẻ ngày nay hiểu được ý thú của các bài kệ khen ngợi chư Phật Bồ tát. Dẫu rằng, nếu đọc tụng bằng âm chữ Hán thì ý nghĩa súc tích, văn chương rung động hơn nhiều. Nhưng ngày nay trước cao trào thực hiện kinh điển bằng Việt ngữ đang được chư tôn đức cổ súy, chúng tôi cũng tùy thuận mà dịch, tuy rằng không thể gói ghém chỉ trong bốn câu kệ mà đầy đủ ý nghĩa như tiền nhân đã soạn, nhưng cũng là bước đầu hoàn thành tâm nguyện dịch thuật để phổ biến rộng rải cho mọi người có duyên.
Trong thực tế, số người Phật tử ăn chay trường hiện vẫn chiếm một tỷ lệ vô cùng khiêm tốn, nếu không muốn nói là rất thấp, so với tuyệt đại đa số chỉ ăn chay vào một số ngày trong tháng, hoặc thậm chí là không ăn chay. Điều này có vẻ như không thích hợp lắm với giáo pháp từ bi cũng như những lời dạy về nhân quả mà người Phật tử nào cũng tin nhận và noi theo.
Tâm lý nhân loại xưa nay do sợ hãi các thế lực u minh, huyền bí, sợ bệnh tật ốm đau, sợ tai trời ách nước, sợ nghịch cảnh éo le, sợ tai ương hoạn nạn; hoặc do cơ khổ nghèo nàn, do làm ăn lụn bại thất bát, do tội tù nguy khốn, do sự nghiệp bấp bênh, do danh vọng địa vị lung lay; hay do rủi ro bất hạnh, do thất vọng tình đời... mà phát sanh tin cuồng, tin bậy. Tức là từ những lòng tin mù quáng để gởi gắm cuộc đời, số phận của mình. Họ nương tựa bất cứ ở đâu có thể nương tựa. Họ cầu khẩn, van xin đủ mọi ước mơ hão huyền, ngây thơ hoặc không tưởng... trên cuộc đời nầy! Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắn và sáng suốt.
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I).
Tên gọi của Đức Phật là “Thích-ca Mâu-ni” có nghĩa là “Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca”, “Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca”, chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là “Mahamuni”: Maha là lớn, “Mahamuni” là “Bậc yên lặng Lớn lao” hay vị “Đại Thánh nhân của Yên lặng”. Thật vậy, Phật là một vị Tịch Tĩnh, một Trí giả trầm lặng và những lời Phật dạy đều nhắm vào mục đích dẫn dắt chúng sinh đến cõi an vui và êm ả, an bình và phẳng lặng.
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật.
Tên ngài thơm trong kinh. Chuyện về ngài làm đẹp sử Phật. Ngài lại là người có dung mạo đẹp đẽ không ai bằng. Vì vậy mà có chuyện sau đây.
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bịnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
Bát quan trai giới cũng trong trường hợp như vậy.
Theo truyền thống Ấn Độ, vào thời đức Phật (cũng như trước đó), tu sĩ của các Tôn giáo thường tập hợp sinh hoạt hằng tháng vào các ngày 8, 14, 15, 23, 29 và 30 để học tập kinh luật và sách tấn nhau tu học. Vua Tần-bà-sa-la trông thấy không khí sinh hoạt của họ có nhiều ý nghĩa nên suy nghĩ: “Nếu chúng Tỳ-kheo đệ tử của Phật cũng sinh hoạt như thế thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các Phật tử tại gia.”
Đức Phật dạy ba cõi không yên, như ở trong nhà lửa, người muốn xa lìa cõi khổ, thì phải nương tựa Tam Bảo. Người muốn thoát khỏi bến sanh tử luân hồi, không thể bỏ qua sự thọ trì giới pháp mà được. Giới như chiếc bè báu đưa người qua bể khổ; giới như đất bằng phẳng, muôn vật đều từ đấy phát sinh; giới như ngọn đèn sáng, chiếu phá các chỗ tối tăm; giới là con đường tắt đưa đến cõi nhơn thiên.
Bấy giờ đức Phật ở tinh xá Kỳ Viên, tôn giả A Nan khởi lên nghi vấn đến bạch lên đức Phật: Người thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch quy y Tam Bảo, không biết được bao nhiêu công đức? Cúi xin đức Thế Tôn xót thương phân tích, chỉ bày cho chúng sanh được sự thấy biết chân chánh. Đức Phật khen A Nan là người có trí và dạy về công đức quy y Tam Bảo.
Quý thiện nam tín nữ khi phát tâm quy y Tam Bảo, trước tiên nên tìm hiểu ý nghĩa và lợi ích của quy y Tam Bảo. Sau đó đến ngôi tự viện mình có duyên đăng ký và nghe chư Tăng hướng dẫn trước về buổi lễ truyền thọ Tam quy. Đến ngày ấn định nên tắm gội sạch sẽ, chuẩn bị áo tràng về chùa đúng giờ quy định.
Từ khóa V này trở đi, bài học sẽ đi sâu dần vào giáo lý. Như trong khóa V này, năm bài đầu tiên sẽ dành riêng cho lịch sử Phật giáo, bắt đầu từ nguồn gốc Ấn Độ đến cuộc phát triển sang Trung Hoa, rồi đến sự du nhập vào Việt Nam. Bài thứ Sáu, Bảy và Tám nói về mười tôn phái Phật giáo ở Trung Hoa, cuối cùng bài Chín và Mười, trình bày về quan niệm Phật giáo đối với hai vấn đề trọng đại của triết học ngày nay: VŨ TRỤ QUAN và NHÂN SINH QUAN. Khóa VI, VII nói về Triết lý đạo Phật hay là đại cương Kinh Lăng Nghiêm và khóa VIII trình bày về Kinh Viên Giác.