Đây là cụ Niệm Tổ cảm thán vô hạn, nhắc nhở chúng ta: Nếu không có pháp môn này, tức là pháp môn “tín nguyện trì danh, vãng sinh Tịnh độ” này, có thể nói là chúng sinh đời Mạt pháp sẽ chẳng một ai có thể vượt thoát sinh tử luân hồi trong một đời này. Vì sao nói như thế? Vì tám vạn bốn ngàn pháp môn đều phải tiêu nghiệp chướng, chẳng hề đới nghiệp.
Lục đạo do Kiến Tư phiền não biến hiện; đoạn Kiến Tư phiền não thì luân hồi lục đạo chẳng còn nữa! Quả thật lục đạo giống như một cơn ác mộng; đoạn xong Kiến Tư phiền não sẽ tỉnh giấc mộng. Đó là như đức Phật thường nói trong kinh: “Hết thảy những gì có hình tướng đều hư vọng”.
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin xem tiếp Đại thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang mười hai, dòng thứ nhất. “Ất, tam căn phổ bị, thánh phàm tề thâu” (tiểu đoạn thứ hai là thích hợp khắp ba căn, thâu gồm thánh lẫn phàm). Chúng ta xem đoạn này; đây là đoạn thứ hai của phần Giáo Khởi Nhân Duyên.
“Phù chúng sinh căn khí thiên sai vạn biệt, Thế Tôn cố thuyết bát vạn tứ thiên pháp môn quảng ứng quần cơ” (Phàm là chúng sinh căn khí ngàn muôn sai khác; do vậy, đức Thế Tôn nói tám vạn bốn ngàn pháp môn để thích ứng rộng rãi các căn cơ). Vừa mở đầu đã bảo chúng ta: Đức Phật thuyết pháp chẳng lìa Nhị đế: Chân đế là cảnh giới đức Phật đích thân chứng đắc, Tục đế là do căn tánh của chúng sinh trong mười pháp giới khác nhau.
Xưng Tán Tịnh độ Phật Nhiếp Thọ Kinh vân” (Xưng Tán Tịnh độ Phật Nhiếp Thọ Kinh (tức kinh A Di Đà, bản dịch đời Đường) đã nói. Trong kinh văn có một câu như thế này: “Ngã quán như thị lợi ích an lạc đại sự nhân duyên, thuyết thành đế ngữ” (ta thấy đại sự an lạc lợi ích như thế, nói lời đúng thật). “Ta” tức là Phật Thích Ca Mâu Ni tự xưng.
Đức Phật nói lời ấy, Ngài thấy “đại sự lợi ích an lạc như thế”, tức là thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà phổ độ chúng sinh trọn khắp pháp giới hư không giới, chẳng giống các cõi Phật thông thường. Cõi của Phật A Di Đà dạy người ta thành Phật trong một đời; vì thế, kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ chẳng khác gì Hoa Nghiêm và Pháp Hoa.
Đoạn trước là phần thưa bày tâm nguyện, mấy câu cuối cùng của cụ nhằm hồi hướng, vừa cảm ân vừa hồi hướng. Chúng ta sau khi đọc, cũng phải biết cảm ơn, có biết ơn mới có thể cảm ơn. Nếu chẳng biết ân đức, tâm báo ân chẳng thể sanh khởi. Đặc biệt là chúng ta sanh nhằm thời đại này, gặp nhiều khổ nạn rất ít thấy xảy ra trong lịch sử, cũng có thể nói là: Không chỉ chưa thấy, mà cũng chưa từng nghe nói đến! Nguyên nhân vô cùng phức tạp, như trong kinh Phật đã nói là “vô lượng nhân duyên”. Chắc chắn không thể oán trời hờn người, nói chung là do nghiệp lực của chính mình cảm vời. Sống trong hoàn cảnh khổ nạn, chúng ta cũng phải cảm thấy may mắn, vì chúng ta biết dùng thân người để nghe Phật pháp, có thể nghe kinh Hoa Nghiêm và Tịnh Độ, đó là đã gặp gỡ nhân duyên hy hữu khôn sánh!
Trong Pháp Diệt Tận Kinh, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói về tình hình Phật pháp suy diệt trong tương lai: Hết thảy các kinh đều bị diệt mất, đều chẳng tồn tại, tới cuối cùng, kinh Vô Lượng Thọ còn được lưu truyền một trăm năm, đó là một trăm năm cuối cùng trong pháp vận của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bản nào của kinh Vô Lượng Thọ sẽ được lưu lại? Cũng theo các bậc đại đức thuở ấy, họ không sống cùng thời chúng ta, mà thuộc thời đại của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, còn sớm hơn tôi một thế hệ, cùng vai vế với thầy tôi, cùng khẳng định bản hội tập này của Hạ lão cư sĩ sẽ được lưu lại trong một trăm năm cuối khi pháp diệt tận.
Nói đến kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác. Ngũ Nghịch là gì? Là kẻ tạo tác tội nghiệp cực nặng. Trong kinh nói, tội Ngũ Nghịch, Thập Ác nhất định đọa địa ngục A Tỳ, vào rất dễ, thoát ra rất tốn sức, quá khó khăn!
“Phật giới tôn túc đa dĩ hội bổn văn giản, nghĩa phong” (Các bậc tôn túc trong giới Phật giáo đa số công nhận bản hội tập văn từ giản dị, nghĩa lý phong phú). Quả thật, so với các bản dịch gốc và hai bản hội tập trong quá khứ, văn tự của bản hội tập này đơn giản và dễ hơn rất nhiều, ý nghĩa lại còn hết sức viên mãn. Những điều thiếu sót trong hai bản hội tập trước đã được cụ Hạ bổ sung toàn bộ, điều này rất khó có.
Trong phần trước, tôi đã giới thiệu các phiên bản kinh Vô Lượng Thọ hiện đang được lưu hành, ngoài năm bản dịch gốc ra, còn có bốn bản nữa: Ba bản là bản hội tập, một bản là bản tiết lục. Nhân tiện, tôi giới thiệu ở đây. “Vương thị” (họ Vương) là Vương Long Thư, hay Vương Nhật Hưu, hội tập kinh Vô Lượng Thọ sớm nhất. Có thể thấy là từ rất sớm đã có người chú ý tới vấn đề này. Các phiên bản nhiều lắm, mà nội dung sai biệt rất lớn. Nếu bảo năm bản đều cùng đọc, quả thật rất phiền; đọc một loại, sẽ chẳng thấy những điều được nói trong bốn bản kia, trong bốn bản kia có rất nhiều kinh văn không có trong bản này, rất đáng tiếc! Vì thế, đó là một nhân tố quan trọng khiến cho những bản này được lưu hành rất ít.
“Thử nhất cú Phật hiệu, chính như Yếu Giải sở thị, tức thị chúng sanh Bổn Giác Lý tánh, cố tri: Thử giới nhĩ năng niệm chi tâm tức thị Như Lai quả giác” (một câu Phật hiệu này, đúng như sách Yếu Giải đã dạy, chính là Lý tánh trong Bổn Giác của chúng sanh. Cho nên biết: Cái tâm niệm Phật nhỏ nhoi này chính là quả giác của Như Lai). Trong lần trước, chúng ta đã đọc tới chỗ này. Câu này vẫn phải nói rõ cặn kẽ hơn một chút, nó có quan hệ rất lớn đối với sự niệm Phật của chúng ta.
Chúng ta đã học đến chỗ cụ Niệm Tổ giới thiệu sự tán thán của cổ đại đức đối với bộ kinh này. Cụ nói: “Cái dĩ bổn kinh trì danh niệm Phật pháp môn” (là vì pháp môn trì danh niệm Phật được nói trong kinh này). Chúng ta đọc từ chỗ này, “viên mãn trực tiệp, phương tiện cứu cánh, nhất siêu trực nhập, tối cực viên đốn” (viên mãn, thẳng thừng, nhanh chóng, phương tiện rốt ráo, hễ vượt thoát bèn vào thẳng cảnh giới Phật, viên đốn tột bậc). Trong lần trước, chúng ta đã đọc đến câu này. Đây là nói vì sao pháp môn này được lắm người tán thán như thế, tôi nghĩ nó có quan hệ mật thiết với thập phương chư Phật. Có thể nói pháp môn này trọn khắp pháp giới hư không giới, không có vị Phật nào chẳng tán thán Phật A Di Đà. Trong kinh Di Đà, chúng ta đọc thấy sáu phương Phật ca ngợi; trong bản dịch kinh A Di Đà của Huyền Trang đại sư, ghi là mười phương Phật tán thán, nói rất cặn kẽ.
Trong tập này: 1. Đoản khúc thành đạo | HT. Thích Thiện Đạo - 2. Thi hóa tiểu sử HT. Thích Hiển Tu (1921-2024) | HT. Thích Giác Toàn - 3. Con đường an lạc | Đỗ Hồng Ngọc - 4. Ngẫu hứng | Nguyễn Bá Hoàn - 5. Nghĩ về xu hướng sống tối giản | Vu Gia - 6. Khái lược lịch sử Phật giáo Tịnh độ | AARON PROFFITT - Cao Huy Hóa dịch - 7. Nhớ mùa xuân của tuổi trẻ thanh niên Phật giáo | Dương Kinh Thành -
8. Tứ diệu đế / Trần Nhân Tông: Đạo - đời viên dung / Luân hồi / Tứ niệm xứ | Đinh Văn Viễn - 9. Các bài giảng liên quan đến thế giới (tiếp theo) | Hoang Phong - 10. Nụ cười mùa xuân | Nguyên Cẩn - 11. Giữa trời xuân | Ngô Nguyên Nghiễm -
12. Đức Phật giáo giới về pháp thần thông | Tuệ Ân (tổng hợp)
Chúng ta đều biết: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là kinh đứng đầu, trọng yếu nhất của Bát Nhã bộ, chẳng dài, hai trăm sáu mươi chữ. Đức Phật nói kinh Đại Bát Nhã suốt hai mươi hai năm, hai mươi hai năm giảng những gì? Tâm Kinh triển khai thành bộ Đại Bát Nhã sáu trăm quyển, quy nạp lại, bèn thành hai trăm sáu mươi từ này, bất tăng, bất giảm; nhưng Tịnh Độ Tông cũng có tâm kinh, tâm kinh là gì vậy? Kinh cuối cùng trong Tịnh Độ Ngũ Kinh là do Ấn Quang đại sư đề xuất, ghép vào sau Tịnh Độ Tứ Kinh, trở thành Tịnh Độ Ngũ Kinh. Tôi thấy cử chỉ này, kinh ngạc khôn cùng, thật sự rất tuyệt, đấy chính là Đại Thế Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông Chương trong kinh Lăng Nghiêm.