Cuốn sách này là tập hợp ghi lại những chia sẻ của sư Chân Tuệ trong những năm gần đây, chủ yếu dành cho thiền sinh hành thiền trong các khóa tu tích cực cũng như nhóm một số bạn trẻ muốn áp dụng thiền Minh Sát trong thực tiễn đời sống.
Xin giới thiệu đến quí độc giả những bài viết ngắn mà tác giả góp nhặt trong tập truyện ký này, để cùng tôi mơ về chân trời ký ức ấy bằng tâm niệm giữa đạo pháp và tình người qua tuyển phẩm "Cành lá bồ đề".
Những bài viết trong tập sách này là một tập hợp những bài viết của tăng sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên của những Chùa, Viện hay các trường Đại học cả nước. Những tác phẩm viết về Phật pháp và Phật giáo dưới những góc nhìn đa chiều, đa tầng trong những viễn cảnh khác nhau, từ góc độ tâm lý học, xã hội học hay tôn giáo học, thiền học và sử học…
Nay Sa Di Tăng tôi, xin quay bánh xe Định tuệ, nguyện cỡi bè phao Từ bi, làm sáng tỏ Pháp giới bằng sáu quyển, để lộ rõ Sự lý chỉ một tâm. Nhuận sắc câu văn từ ngữ, ngõ hầu chỉ thẳng chỗ tôn chỉ thâm sâu; Sai thợ khắc ván kinh văn, thảy mong khắp nơi truyền bá. Nguyện mở tai mắt cho người trời; xin điểm tâm tông của Phật pháp. Soi đường cho người hậu học, chỉ chỗ cho kẻ cầu đò; Khiến kẻ tỏ ngộ tựa như sữa Đề hồ rưới vào đất tánh; Khiến người tụng đọc dường được nước Cam lồ tưới xuống ruộng tâm
Ngài Bồ Tát Di Lặc, theo lời phó dụ của Đức Như Lai, sẽ là vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp kế tiếp Đức Thích Ca hiện sanh ở cõi Ta Bà để hóa độ quần mê. Trong lúc độ sanh, tu hạnh Bồ Tát, Ngài đã thị hiện ra hằng sa thân tướng, tùy căn cơ cao thấp của chúng sanh mà hóa độ hằng sa pháp môn vi diệu Vì thế công hạnh của Ngài thật vô cùng to rộng, rực rỡ.
Nguyên bổn Hán văn “PHÁP KỆ TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU” do Tỳ-kheo Độc Thể vựng tập và cho lưu hành trong chúng đệ tử học Giới. Để hiểu ý nghĩa của tựa đề này, trước tiên chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của từ “Giới luật”.
Giới: Tiếng Phạn là Sìla, Trung Hoa dịch âm là Thi-la. Chư Tổ sư phiên dịch nghĩa của từ Sìla qua Hán ngữ là Giới.
Cách đây mấy năm, một buổi chiều, khi đi café với một người bạn trẻ về đến nhà thì nhận được 3 cuốn bản thảo “Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc” dày cả ngàn trang A4 của một người không quen biết gởi tặng.
Trong Phật giáo, chúng ta thường nghe nói có tới 84 ngàn pháp môn (*) để chỉ các truyền thống tu tập, các phương tiện khác nhau trong đạo Phật, và cho rằng bất kỳ pháp môn nào, bất kỳ truyền thống nào hay bất kỳ phương tiện nào cũng đưa đến mục đích cuối cùng là giác ngộ giải thoát. Có thể nói tám mươi tư ngàn pháp môn, thích ứng với tất cả nghiệp lực của chúng sanh từ địa ngục A tỳ đến các địa Bồ-tát, ai tu cũng được và tu hình thức nào đầy đủ công đức đều được giải thoát thành Phật, không thể thành gì khác ngoài Phật.
“Phật giáo và những dòng suy tư” của TT-TS Thích Đồng Bổn hay nói đúng hơn là những dòng suy tư của một tu sĩ Phật giáo. Và những dòng suy tư này được TT-TS Thích Đồng Bổn thể hiện qua các thể loại: điếu văn, chúc văn, tùy bút, thơ, nghiên cứu… Với tôi, không có đạo nào xấu, bởi nếu xấu thì không thể tồn tại với thời gian. Đạo pháp không phân biệt chính tà, chỉ cần giữ vững bản tâm, bảo vệ cho linh đài trong sáng, không phạm tới lương tâm, thì tà cũng là chính, ngược lại thì chính cũng thành tà.