Đức Phật từng dạy, chúng sinh còn trong lục đạo luân hồi thì phải chịu nhiều nỗi khổ. Sướng vui trên đời thường ngắn ngủi, còn lại không ai tránh được quy luật Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Không chỉ thế, ngày ngày ta còn đối mặt với nhiều nỗi khổ khác như gặp điều mình không ưa thích, sống cách xa người mình yêu thương, mong cầu nhiều nhưng không đạt... Thực hiếm ai được may mắn vẹn toàn, vì thông thường người được cái này lại mất cái kia...
Nhìn lại lịch sử nhân loại, mỗi lần đến những bước ngoặc lịch sử luôn xuất hiện một bậc hiền triết, vĩ nhân. Người ấy như một ngọn đèn sáng soi rọi trong biển khổ tăm tối, như người mang lại cho nhân loại phương hướng và hi vọng khi chơi vơi, vô trợ trong sinh tử. Bậc hiền triết ấy dùng tình thương vô hạn và tâm lượng quảng đại, trí tuệ viên mãn cũng như hành động của bản thân mà xả kỉ vị nhân, hóa giải mọi kiếp nạn của thế giới, dẫn dắt nhân loại bước ra khỏi tăm tối.
Phát triển điều thiện có nghĩa là tìm lại ngọn lửa thiêng của tình thương lúc nào cũng có mặt trong mỗi chúng ta. Trên con đường tu tập, ta cần biết sửa lại cách nhìn sai lầm của mình, cách nhìn sai lệch về tiềm năng của chính ta. Tiềm năng ấy không bị giới hạn, và ta sẽ dùng sự tu tập để biến nó thành hiện thực, kinh
nghiệm thực tiễn trong từng giây phút. Phát triển điều thiện có nghĩa là ta sống đúng với khả năng chân thật của mình.
Cuốn sách này là tập hợp ghi lại những chia sẻ của sư Chân Tuệ trong những năm gần đây, chủ yếu dành cho thiền sinh hành thiền trong các khóa tu tích cực cũng như nhóm một số bạn trẻ muốn áp dụng thiền Minh Sát trong thực tiễn đời sống. Được ghi lại trực tiếp từ văn nói nên nó mang tính thân mật và gần gũi. Hầu hết ghi chép được trích từ các cuộc đối thoại, hỏi đáp và một số bài Pháp trong nhiều bối cảnh, tình huống khác nhau.
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp
môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa
của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây
người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình
thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với
một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
Đến thời Lê Trung hưng (1592 – 1789), đất nước lại bị phân chia thành Đàng Ngòai và Đàng Trong với cuộc chiến tranh của Chúa Trịnh với Chúa Nguyễn … Trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, phái thiền Trúc Lâm được phục hưmg ỏ Đàng Trong với Thiền sư Minh Châu-Hương Hải (1628 – 1715). Nhưng năm 1682, Thiền sư Hương Hải cùng 50 thiền sư của phái thiền Trúc Lâm rời Đàng Trong
của Chúa Nguyễn, ra Đàng Ngoài hoằng hóa, khiến cho phái Thiền Trúc Lâm bị coi là “chống Chúa Nguyễn” theo thần phục Chúa Trịnh, nên các Thiền sư Trúc Lâm còn lại ở Đàng Trong phải chuyển sang phái thiền Lâm Tế ; đồng thời các Chúa Nguyễn phải cử người sang Trung quốc mời các Thiền sư Trung Hoa như Tổ sư Nguyên Thiều của phái thiền Lâm Tế, hay Hòa thượng Thạch Liêm của phái thiền Tào Động …
Đức Phật đã nhấn mạnh thiền, hay sự tu dưỡng tâm (bhavana) là con đường để dẫn đến sự giác ngộ và giải thoát như là mục tiêu rốt ráo của đạo Phật.
Và công cụ và mục tiêu để tu thiền chính là sự chú tâm tỉnh giác mà chúng ta hay gọi là chánh niệm. Chánh niệm là tất cả. Không có chánh niệm, hay không tu tập được khả năng chánh niệm, thì không có gì để thiền cả.
Tâm và Ta của Thầy Thích Trí Siêu gồm hai phần. Phần đầu có 3 chương, phân tích học thuyết vô ngã, là phần mở rộng của quyển Vô ngã do chính tác giả xuất bản năm 1990. Phần hai gồm 3 chương, phân tích bản chất của tâm, dựa vào kinh điển Pàli và Đại thừa.