Thư viện kinh sách

TRÍ TUỆ HOAN HỶ

TRÍ TUỆ HOAN HỶ

Theo cách nhìn của Phật giáo thì từ 2.500 năm nay, mỗi một giai đoạn trong lịch sử nhân loại đều có thể được mô tả như là một “thời đại bất an”. Sự bất an mà chúng ta cảm nhận hiện nay đã là một phần của kiếp người từ bao thế kỷ rồi. Nói chung, đối với sự bất an căn bản này và những phiền não phát sinh từ đó, chúng ta phản ứng bằng hai cách rõ rệt. Chúng ta cố gắng tránh né, hoặc chấp nhận đầu hàng. Dù là cách nào thì cuối cùng cũng thường sẽ tạo ra thêm những rắc rối và bất ổn cho cuộc sống chúng ta. Đạo Phật cho ta một lựa chọn thứ ba. Chúng ta có thể nhìn thẳng vào những phiền não cũng như các bất ổn khác gặp phải trong đời và xem đó như những bàn đạp để hướng đến giải thoát. Thay vì chối bỏ hay đầu hàng chúng, ta có thể thân thiện với chúng, nhận hiểu thấu triệt về chúng để đạt đến một kinh nghiệm lâu dài và chân chính về sự tự tin, trong sáng, trí tuệ và niềm vui vốn sẵn có trong mỗi chúng ta.
TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn và đã được in chung với bảng thuật ngữ tra cứu thành một Phụ lục đính kèm theo toàn bộ kinh, xuất bản trong năm 2009. Sau khi bộ kinh được lưu hành, rất nhiều độc giả đã ngỏ ý muốn có riêng phần Tổng quan này để giới thiệu cho nhiều người tìm đọc. Xét thấy điều này là hợp lý và đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của đa số Phật tử khi chưa đủ điều kiện tiếp xúc với trọn bộ kinh nên chúng tôi cho xuất bản riêng tập Tổng quan này. Mặc dù được in riêng, nhưng tập sách chỉ nhằm giới thiệu một cách khái quát về toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn chứ không hề có ý nghĩa như một bản tóm tắt hay cương yếu. Quý vị nào muốn tìm hiểu sâu về nội dung kinh xin hãy tìm đọc trọn bộ kinh hiện đã phát hành với đầy đủ các phần Hán văn, chú âm, Việt dịch và chú giải.
TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Nhan đề xuất bản lần thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh là Các Tông phái của Đạo Phật. Đó là nhan đề của tập giáo trình làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu Phật hoc. Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy mà lần tái bản này sẽ giữ nguyên, dịch theo tiếng Việt là Tinh hoa Triết học Phật giáo. Nguyên đề của sách đã nói rõ mục đích của tác giả khi viết sách. Như ông tự giới thiệu trong chương dẫn nhập, ông trình bày triết học Phật giáo theo xu hướng hệ thống. Mỗi tông phái đại diện cho một xu hướng đặc sắc. Tuy nhiên, nội dung sách có giới hạn của nó. Đó là chỉ giới hạn trong các xu hướng Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Tất nhiên tác giả cũng có đề cập đến nền tảng nguyên thủy của mỗi hệ tư tưởng. Theo bản ý của tác giả, thành tựu của triết học Phật giáo Trung Hoa, và sự phát triển của nó sang Nhật Bản, như là đỉnh cao tổng hợp các xu hướng Phật giáo từ trước đã xuất hiện tại Ấn.
TIỂU THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN

TIỂU THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN

Đối với tư tưởng sử của Phật giáo Ấn Độ, Kimura Taiken đã chia thành ba bộ môn Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận và Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, rồi chỉnh lý và bàn luận thêm để chỉ người ta thấy cái nguồn gốc của tư tưởng Phật giáo Ấn Độ qua các thời kỳ, tức đâu là manh nha của tư tưởng Phật giáo Nguyên Thủy, đâu là tiền đạo của tư tưởng Phật giáo Tiểu Thừa và đâu là tiên phong của tư tưởng Phật giáo Đại Thừa: đọc ba bộ sách này ta sẽ tìm ra manh mối. Bởi thế, nếu muốn hiểu rõ tư tưởng sử của Phật giáo Ấn Độ, chúng ta không thể không đọc ba bộ sách quý giá này.
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa. Từ xưa nhẫn nay, khắp chốn tòng lâm, những hàng long tượng trong giới truy lưu đều xem Thủ Lăng Nghiêm kinh là một trong những bộ kinh then chốt trong nền giáo lý Phật. Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật Đế và Di Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn. Mãi đến đời nhà Minh (1366-1661) tư tưởng Thủ Lăng Nghiêm, được các giới truy lưu, những hàng long tượng để tâm nghiên cứu rầm rộ một thì. Ở Việt Nam ta, từ những thập niên 30 về sau, phong trào chấn hưng Phật giáo, các trường cao cấp Phật học đều dùng bộ Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ của Ngài Hàm Thị mà giảng dạy trong giáo trình.
THIẾU THẤT LỤC MÔN

THIẾU THẤT LỤC MÔN

Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ Đề Đạt Ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Từ khi tổ Bồ Đề Đạt Mađến Trung Hoa (vào khoảng năm 520) cho đến lúc Thiền tông Trung Hoa thực sự phát triển hưng thịnh, đã phải mất gần hai thế kỷ, truyền qua năm đời tổ sư, cho đến vị tổ thứ sáu là Huệ Năng (638 - 713) thì Thiền tông mới thực sự trở thành một trong những tông phái mạnh nhất của Phật giáo Trung Hoa. Với sự hoằng hóa của Lục tổ Huệ Năng ở đất Tào Khê, Thiền tông đã lan rộng ra khắp nơi và không bao lâu đã phát triển thành 5 tông Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn...
THIỀN SƯ TRUNG HOA - TẬP BA

THIỀN SƯ TRUNG HOA - TẬP BA

Tập III Thiền sư Trung Hoa này là ghi lại những Thiền sư đời Tống. Ngũ gia Tông phái đến khoảng giữa và cuối đời Tống thì tông Qui Ngưỡng, Pháp Nhãn mất dạng, Tào Động và Vân Môn thì khi tỏ khi mờ, chỉ có tông Lâm Tế là sáng rực. Dưới tông Lâm Tế lại chia hai nhánh (Hoàng Long, Dương Kỳ), riêng nhánh Dương Kỳ chói lọi hơn cả. Thiền sư đời Tống chẳng những thống nhiếp môn đồ nhà Phật, còn gây ảnh hưởng to lớn đến đồ đệ nhà Nho. Những vị Nho nổi tiếng như: Học sĩ Tô Đông Pha, Thừa tướng Trương Vô Tận, Khu mật Từ Phủ, Quận vương Triệu Lệnh Câm, Thị lang Lý Di Tôn, Thái sử Huỳnh Đình Kiên, Bí thơ Ngô Tuần, Thị lang Trương Cửu Thành, Tham chánh Lý Bỉnh Cư, Đề hình Ngô Vĩ Minh... đều là người được truyền tâm ấn trong Thiền gia. Phật giáo Thiền tông đã nhiếp phục được Tống Nho và bao dung cả Lão giáo. Vì thế, thời Tống đã chủ trương Tam giáo (Phật, Lão, Khổng) đồng nguyên. Trong đây Phật giáo Thiền tông làm chủ thể, dung hợp Tam giáo.
THIỀN SƯ TRUNG HOA - TẬP HAI

THIỀN SƯ TRUNG HOA - TẬP HAI

Tập II Thiền sư Trung Hoa này, chúng tôi chú mục vào Ngũ gia Tông phái. Muốn độc giả thấy rõ sự kế thừa của năm Tông phái, chúng tôi soạn dịch những vị có trọng trách trong việc truyền bá sau này, với những vị tuy không quan trọng mà vẫn có mặt trong việc kế thừa của tông phái ấy. Còn lắm vị có nhiều đặc sắc, nhưng không phải nằm trong hai điều kiện trên chúng tôi lược bớt. Sử chư Thiền đức ở Trung Hoa còn quá nhiều, song chúng tôi chỉ soạn dịch đến đây tạm ngưng. Thấy rằng độc giả cần tìm hiểu đạo lý thâm sâu và những gương cao đẹp, qua bấy nhiêu vị ấy cũng đã đủ lắm rồi. Nếu cố dịch nhiều thêm nữa, chỉ có thêm người thêm lời, chớ đạo lý cũng không có gì khác lạ. Cốt chúng ta lãnh hội được thâm lý qua lời nói hành động của các ngài, không phải cần đọc nhiều để thêm kiến giải.
THIỀN SƯ TRUNG HOA - TẬP MỘT

THIỀN SƯ TRUNG HOA - TẬP MỘT

Tập I “Thiền sư Trung Hoa” này, chúng tôi góp dịch trong ba bộ sách “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục”, “Chỉ Nguyệt Lục” và “Cao Tăng Truyện”. Tuy chung hội cả ba bộ sách, song hành trạng của Thiền sư “ra đi không lưu lại dấu vết”, nên chi không thể tìm kiếm đầy đủ được. Mặc dù thế, chúng tôi nghĩ một câu nói của Thiền sư, nếu độc giả lãnh hội được, cũng có thể đủ tu hành đến giải thoát. Cho nên, chúng tôi không ngại phiên dịch ra đây. Đặc điểm trong sự truyền bá Thiền tông, Thiền sư không khi nào nói trắng ra những cái gì mình muốn dạy cho kẻ tham vấn. Các ngài khéo dùng những hành động lạ thường, những ngôn ngữ bí hiểm khiến cho người tham vấn phải ngạc nhiên, phải nghi ngờ. Vì thế, chỉ có những người lanh lợi mới có thể ngay đó thể hội được. Bằng người không thể ngay đó thể hội, thì phải ôm hoài nghi mãi trong lòng, đến bao giờ gặp cơ duyên mới tỉnh ngộ. Có một Thiền sư đã nói: “Tôi không quí Tiên sư về đức hạnh, mà chỉ quí chỗ không giải nghi cho tôi.” Do đó, khi cầm viết dịch tập sách này, tôi chỉ muốn hoàn toàn là dịch giả, không muốn xen vào một ý kiến nào.
« 1 2 3 4 5 »

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
  • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
  • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 44
  • Số lượt truy cập : 6127709