Thư viện kinh sách

THIỀN SƯ TRUNG HOA - TẬP MỘT

THIỀN SƯ TRUNG HOA - TẬP MỘT

Tập I “Thiền sư Trung Hoa” này, chúng tôi góp dịch trong ba bộ sách “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục”, “Chỉ Nguyệt Lục” và “Cao Tăng Truyện”. Tuy chung hội cả ba bộ sách, song hành trạng của Thiền sư “ra đi không lưu lại dấu vết”, nên chi không thể tìm kiếm đầy đủ được. Mặc dù thế, chúng tôi nghĩ một câu nói của Thiền sư, nếu độc giả lãnh hội được, cũng có thể đủ tu hành đến giải thoát. Cho nên, chúng tôi không ngại phiên dịch ra đây. Đặc điểm trong sự truyền bá Thiền tông, Thiền sư không khi nào nói trắng ra những cái gì mình muốn dạy cho kẻ tham vấn. Các ngài khéo dùng những hành động lạ thường, những ngôn ngữ bí hiểm khiến cho người tham vấn phải ngạc nhiên, phải nghi ngờ. Vì thế, chỉ có những người lanh lợi mới có thể ngay đó thể hội được. Bằng người không thể ngay đó thể hội, thì phải ôm hoài nghi mãi trong lòng, đến bao giờ gặp cơ duyên mới tỉnh ngộ. Có một Thiền sư đã nói: “Tôi không quí Tiên sư về đức hạnh, mà chỉ quí chỗ không giải nghi cho tôi.” Do đó, khi cầm viết dịch tập sách này, tôi chỉ muốn hoàn toàn là dịch giả, không muốn xen vào một ý kiến nào.
THIỀN QUÁN THỰC HÀNH

THIỀN QUÁN THỰC HÀNH

Trong những năm gần đây, có một điều rất thú vị đã diễn ra trong sự giao lưu văn hóa Đông-Tây. Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích, và thiền tập đã thực sự mang lại những lợi ích lớn lao cho cuộc sống hằng ngày của họ. Chính điều này đã tạo điều kiện sản sinh ra hàng loạt các trung tâm thiền tập tại các nước phương Tây, với nhiều bậc thầy danh tiếng đã từng sang phương Đông tham học tại các nước như Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan... Trong tập sách này, bà Sylvia Boorstein, một nữ giáo thọ danh tiếng tại Hoa Kỳ, sẽ trình bày với bạn đọc những hướng dẫn chi tiết cho một khóa thiền tập cụ thể. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai muốn tìm đến với thiền như một phương pháp thực tiễn để đạt được niềm vui trong cuộc sống.
THẮNG MAN GIẢNG LUẬN

THẮNG MAN GIẢNG LUẬN

Bản kinh Thắng Man này được dịch và giải vào một thời điểm mà dấu ấn của nó sẽ mãi mãi không phai mờ trong tâm trí của những chứng nhân lịch sử. Mỗi cá nhân nhìn theo góc độ nhãn quang của mình. Bằng hữu thiện tri thức có thể tìm thấy đâu đó, giữa hai hàng chữ dịch và giải, dấu ấn mơ hồ của thời gian. Một cọng cỏ non yếu, cố vươn mình đón bắt ánh sáng cho lẽ sống, dưới sức nặng tàn bạo của khối đá vô tri lầm lì.
SỐNG MỘT ĐỜI VUI

SỐNG MỘT ĐỜI VUI

Mỗi chúng sinh là một cá thể độc lập, và cảm thọ trước kinh nghiệm của mỗi người cũng độc lập. Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, bằng vào sự “thể nghiệm thực chứng” của Ngài, đức Phật đã chứng được tâm bổn trí và khai triển được trí tuệ toàn tri, nên Ngài biết tất cả các phương pháp để giúp chúng ta tránh khổ được vui, và đã nói với chúng ta một cách chính xác, chân thật về luật nhân quả. Đó là một trí tuệ phương tiện lợi ích tất cả chúng sinh. Người tin Phật một cách chân thành có thể nương dựa và tuân theo phương pháp này trong cuộc sống để có được sự bình an và hạnh phúc. Ngài Mingyur Rinpoche đời thứ bảy, nhờ tinh tấn tu trì, “thể chứng” được bằng tâm thức và lý trí, cộng với sự thực nghiệm và thiết bị của khoa học Tây phương, đã nghiệm chứng một cách viên mãn phương pháp thực tu và triết học đời sống của pháp môn “Đại Thủ Ấn Căn Đạo Quả”.
RỘNG MỞ TÂM HỒN

RỘNG MỞ TÂM HỒN

Trong đạo Phật, lòng bi mẫn được định nghĩa như là tâm nguyện cứu giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Thật không may là chúng ta không thể diệt trừ hết khổ đau trong thế giới này. Chúng ta không thể riêng một mình làm điều đó, và không có bất kỳ phép lạ thần kỳ nào để tự nhiên chuyển hóa phiền não khổ đau thành hạnh phúc an lạc. Dù vậy, chúng ta có thể phát triển tâm thức của chính mình bằng giới hạnh và qua đó giúp đỡ những người khác cũng làm giống như ta.
RỘNG MỞ TÂM HỒN VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

RỘNG MỞ TÂM HỒN VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Cuốn sách này có tựa là “Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ”. Tâm hồn rộng mở chính là lòng từ bi và vị tha chân thành. Lòng từ bi được nâng đỡ và hoàn thiện bởi trí tuệ sáng suốt - một tâm thức thanh tịnh, trong sáng. Sự kết hợp giữa từ bi và trí tuệ mang lại sự phát triển trọn vẹn tiềm năng con người, tức trạng thái giác ngộ. Tâm hồn rộng mở và trí tuệ sáng suốt cho đến ngày nay vẫn là thiết yếu như cách đây hơn 2.500 năm, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên chỉ dạy phương pháp tu tập các phẩm tính này.
QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ

QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ

“Quy nguyên trực chỉ” là một trong số rất ít tác phẩm văn học Phật giáo được truyền lại từ cách đây cả ngàn năm. Mặc dù mục đích chính của sách này là khuyên người tu tập, làm lành lánh dữ, niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng với văn tài của các tác giả, tập sách này đã thực sự có được một giá trị văn chương rất độc đáo. Sách ra đời vào triều đại Nam Tống của Trung Hoa, có lẽ đã được soạn trong khoảng cuối thế kỷ 11. Nhờ được lưu giữ trong Đại tạng kinh, nên văn bản có thể nói là khá hoàn chỉnh, không có nhiều nghi vấn. Ngược lại, một số đoạn văn trích dẫn trong sách này còn gợi ra những vấn đề khá thú vị cho việc nghiên cứu.
QUY SƠN CẢNH SÁCH

QUY SƠN CẢNH SÁCH

Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”. Mặc dù đã ra đời từ hơn ngàn năm qua nhưng bài văn vẫn còn được truyền tụng, nhờ vào nội dung vô cùng sâu sắc, thâm áo và văn chương súc tích, lưu loát. Không những thế, đây còn là một áng văn rất được trân trọng trong chốn thiền môn, hầu như bất cứ ai khi mới bước chân vào con đường tu học cũng đều phải học thuộc nằm lòng. Tuy khá ngắn gọn, nhưng tính hàm súc của văn chương đã cho phép bài văn nêu lên rất trọn vẹn chủ đề muốn nói. Bằng một cách diễn đạt gây nhiều xúc cảm thay vì là răn đe, quở trách, những lời khuyên dạy của Tổ sư thật gần gũi và thân thiết, khiến người nghe không khỏi rung động trong lòng.
PHẬT GIÁO

PHẬT GIÁO

Vạn vật đã là ảo tưởng, thì cuộc đời có khác chi những trò tuồng ở trên sân khấu, bày ra đủ mọi trò rồi lại biến mất. Cho nên về đường triệt để, thì Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đối với cuộc đời đều có cái tư tưởng như thế cả. Song Nho giáo thì cho rằng dù thế nào cũng là bởi cái lý tự nhiên, mà đã sinh ra làm người để diễn các trò tuồng, thì ta hãy cứ đóng các vai trò cho khéo, cho giỏi, khỏi phụ cái tiếng ra đóng trò. Đạo giáo thì cho rằng đã là trò tuồng, ta nên tìm chỗ yên lặng để ngồi mà xem, tội gì ra nhảy múa cho nhọc mệt. Phật giáo thì cho rằng các trò tuồng là nguồn gốc sự đau buồn khổ não, lăn lộn vào đó làm gì cho thêm buồn thêm khổ, chi bằng tìm lối ra ngoài những cuộc múa rối ấy, đến nơi yên vui thảnh thơi, khỏi phải ở những chỗ ô trọc xấu xa.
« 6 7 8 9 10 »

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 18
  • Số lượt truy cập : 6732498