Thư viện kinh sách

PHÁP GIÁO NHÀ PHẬT

PHÁP GIÁO NHÀ PHẬT

Chúng ta ngày nay, khi đạt được sự giàu sang, danh vọng, thỏa thích về vật chất, thì chìm đắm mãi trong ấy, không còn biết tự phản tỉnh lấy mình. Sao không tự nghĩ xem những sự sung sướng, khoái lạc ấy, liệu sẽ kéo dài được đến bao giờ? Thế sự là phù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác. Như người leo núi, muốn lên cao thì phải vứt bỏ đi những đồ vô ích nặng nề trì kéo. Người muốn hoàn thiện bản thân cũng phải dứt bỏ đi những tình ái trói buộc.
NHỮNG NÉT VĂN HÓA CỦA ĐẠO PHẬT

NHỮNG NÉT VĂN HÓA CỦA ĐẠO PHẬT

Sức sống của một nền đạo lý từ bi, trí tuệ như Đạo Phật thì chỉ có thể là sức sống văn hóa. Bởi vì, chỉ trên bình diện văn hóa, hoặc ở những hình thái sống động của đời sống hoặc thâm trầm trong tâm hồn con người, nguồn suối từ bi, trí tuệ mới có thể thẩm thấu, chan hòa như đã thẩm thấu chan hòa trong đời sống và tâm hồn của phần lớn các dân tộc Á Đông. Sức sống văn hóa của Đạo Phật - như chính bản chất từ bi, trí tuệ của Đạo Phật - có thể không tạo nên những công trình vĩ đại cao kỳ của một nền văn hóa xa hoa mang đầy tính cách phù phiếm, bất chấp mọi nỗi thống khổ của nhân sinh; cũng không có sức quyến rũ mãnh liệt như nền văn hóa vật chất ngày nay đang lấy dục vọng làm nguồn năng lực kích động; nhưng sức sống văn hóa của Đạo Phật ấy đã có thể tạo nên được những tâm hồn bình dị trong lành, những nếp sống an hòa tươi mát; ở đó, vũ trụ thiên nhiên và con người hòa điệu với nhau và cùng biểu lộ cái đẹp thuần khiết, chân thực nhất của chúng.
NHỮNG CHUYỆN NHÂN QUẢ

NHỮNG CHUYỆN NHÂN QUẢ

Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lý, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng. Do đó, không phải một cách ngẫu nhiên mà đức Từ phụ Thích-ca Mâu-ni lại dạy về luật nhân quả trong hầu hết các kinh điển, và mỗi lời dạy của Ngài đều hàm chứa vô số ý nghĩa, song cũng không ngoài mục làm cho tất cả chúng sinh đều nhận ra được mối quan hệ giữa nhân duyên đời trước và quả báo đời sau của mình. Bởi một khi đã nhận hiểu được mối quan hệ đó, thì dù chúng ta làm việc gì, nói lời gì, cũng đều sẽ phải nghĩ đến kết quả tốt hay xấu mà nó mang lại.
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI

NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI

Mỗi tôn giáo đều có cách riêng để giải thích mối quan hệ của những sự việc diễn ra trong cuộc sống, tuy cũng đều khuyên người làm lành lánh dữ nhưng sự lập luận thật không hoàn toàn giống nhau. Chỉ riêng Phật giáo đưa ra thuyết nhân quả báo ứng, phủ nhận mọi yếu tố thưởng phạt siêu hình, mà chỉ dựa vào tính chất thiện ác trong hành vi của tự thân mỗi người. Thuyết nhân quả này từ khi được đức Phật Thích-ca thuyết giảng đến nay đã trải qua hơn 25 thế kỷ, ngày càng có nhiều bằng chứng xác thực hơn trong thực tế đời sống và cũng ngày càng tỏ ra gần gũi, phù hợp hơn với những hiểu biết, khám phá mới của khoa học hiện đại. Chính vì thế mà số người hoài nghi về những việc thiện ác báo ứng đã ngày càng giảm hẳn, trong khi số người tin chắc vào nhân quả ngày càng tăng thêm, đặc biệt là còn có không ít người thuộc hàng ngũ các nhà khoa học hiện đại nữa. Sở dĩ như thế là vì thuyết nhân quả báo ứng của Phật giáo đưa ra một quan điểm thấu triệt và hợp lý hơn hết.
NGƯỜI CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?

NGƯỜI CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?

Nội dung chính của quyển sách này là trả lời câu hỏi “Người chết đi về đâu”. Đây là những lời nhắn gửi với người chết, những lời tụng đọc trong lúc cầu siêu sau khi chết, nhằm có thể giúp cho người chết đạt đến một cảnh giới tốt đẹp nhất có thể có trong điều kiện riêng của mỗi người. Tuy không chính thức nằm trong hệ thống kinh điển Phật giáo, nhưng đây có thể xem là một cuốn luận bao trùm nhiều quan điểm của các tông phái khác nhau trong đạo Phật. Điều này thật ra cũng không có gì khó hiểu, nếu chúng ta biết rằng các tông phái chẳng qua chỉ là những phương tiện khác nhau để dẫn đến cùng một mục tiêu duy nhất là giác ngộ.
NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM

NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM

Ngài Tulku Thondup, một vị thầy lỗi lạc thuộc phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng, đã chắt lọc cho người phương Tây phần tinh chất của cách thức có được sức khỏe trong nền văn hóa của Ngài, không chỉ cho thân thể và trí óc, mà cả cho phần tâm linh nữa. Ngài chỉ rõ là cả ba yếu tố đó liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi chúng ta có thể “tháo lỏng những trói buộc của sự bám chấp” tới một mức độ nào đó - nghĩa là buông bỏ những mối bận tâm nhỏ hay lớn đã làm hạn chế và đóng khung tầm nhìn của chúng ta - và thay vào đó là thư giãn trong cảm thức rộng lớn, rỗng rang hơn của chính ta và trong chỗ ở thực sự của ta trong vũ trụ, khi đó ta sẽ có thể khôi phục năng lực chữa lành thương tổn của tâm.
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN

MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN

Cuốn sách này là bộ sưu tập đầu tiên trong những bài pháp thoại của Đại Thiền sư Sùng Sơn và các tài liệu khác được công bố kể từ khi ông qua đời. Rất có thể bởi thế hệ đầu tiên của các môn sinh phương Tây tập hợp chúng lại với nhau theo sự giảng dạy của ông. Bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng những cụm từ nhất định và những chủ đề được lặp đi, lặp lại nhiều lần, đó là vì Đại Thiền sư thực sự đã nói rất nhiều trong những bài pháp thoại của mình. Một trong những cụm từ “Bạn phải đạt được cái không đạt”. Hoặc “Mở miệng đã là sai lầm”; “Không tạo tác”; “Đừng tạo ra bất cứ điều gì”; “Không tôi – của tôi – thuộc về tôi ; Tốt – xấu; Tôi – bạn; Khó – dễ; Giác – mê; Phật – chúng sanh”; các thí dụ sẽ qua qua lại lại như thế. Đây là cách ông khai thị Chân lý là “trước khi suy nghĩ”. “Chỉ giữ tâm trong sáng, tiến thẳng về phía trước”. “Cố gắng, cố gắng, cố gắng mười ngàn năm không thôi nghỉ” hoặc “Từng khoảnh khắc nhất tâm cho vấn đề đó” – chúng giống như ông, bởi vì ông cũng đã không “tạo ra” thời gian, hoặc: “Chính là như thế!” “Cái đau này (sau khi đánh thiền trượng vào một thiền sinh tượng trưng) là tâm ban đầu của bạn”.
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH (TẬP 2)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH (TẬP 2)

Ông Nguyễn Hiền Đức là nhà nghiên cứu Sử Phật giáo đã từng cộng tác với Báo Giáo Ngộ và viết những bài sưu khảo có giá trị. Hôm nay, ông đã hoàn thành được tác phẩm “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài: 1593-1802” và gởi tặng tôi, xin ý kiến. Tôi nhận thấy đây là một công trình sưu tập công phu, có giá trị. Tôi hoan hỷ giới thiệu đến tất cả mọi người muốn tìm hiểu lịch sử Phật giáo để hiểu biết thêm về những điều cần biết trên bước đường thăng hoa tri thức. (trích Lời giới thiệu của Hòa thượng Thích Trí Quảng)
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH (TẬP 1)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH (TẬP 1)

Ông Nguyễn Hiền Đức là nhà nghiên cứu Sử Phật giáo đã từng cộng tác với Báo Giáo Ngộ và viết những bài sưu khảo có giá trị. Hôm nay, ông đã hoàn thành được tác phẩm “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài: 1593-1802” và gởi tặng tôi, xin ý kiến. Tôi nhận thấy đây là một công trình sưu tập công phu, có giá trị. Tôi hoan hỷ giới thiệu đến tất cả mọi người muốn tìm hiểu lịch sử Phật giáo để hiểu biết thêm về những điều cần biết trên bước đường thăng hoa tri thức. (trích Lời giới thiệu của Hòa thượng Thích Trí Quảng)
« 6 7 8 9 10 »

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 24
  • Số lượt truy cập : 6733108