Ngày nay trên khắp các châu lục người ta đều biết đến Phật giáo là tôn giáo được phát nguyên từ Ấn Độ. Duy có điều để hiểu về quá trình hình thành, truyền bá và phát triển của Phật giáo là như thế nào,thì phải cậy đến sử học…
Được biết người Ấn Độ thời ấy - thời đức Phật tại thế - họ không quan tâm đến việc ghi chép các biến cố xảy ra của đất nước họ; đúng hơn, họ không có khái niệm về việc ghi chép lịch sử biên niên. Theo họ, những biến cố của biên niên sử chỉ là chuyện nhất thời và mau chóng qua đi,và nó chẳng giúp được gì trong việc thiền quán tư duy và khổ tu để sớm giải thoát kiếp người vô thường giả
tạm này, mục đích nhắm tới và cũng là mối bận tâm của họ là tìm về cội nguồn an tịnh của thế giới tâm linh, đó là thể nhập về với đại thể của Phạm thiên nơi cõi vĩnh hằng. Do đó, mà trong cả nghìn năm, lịch sử của đất nước Ấn Độ “cơ hồ như tờ giấy trắng”. Phật giáo Ấn Độ cũng ở trong xu hướng đó.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bộ kinh tuyển chọn những lời Phật dạy ở rải rác trong kho tàng Kinh điển Phật giáo. Lịch sử truyền bá bộ kinh, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất. Theo sử Phật giáo Trung Quốc thì Kinh Tứ Thập Nhị Chương được hai ngài Ca Diếp Ma Ðằng (Kàsyapamàtanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmarakinhsa) dịch từ bản Phạn qua Hán năm 67 Tây lịch tại Lạc Dương. Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng là một bộ kinh được lưu hành tại Giao Châu vào thế kỷ thứ hai. Về văn bản Kinh Tứ Thập Nhị Chương, theo Hòa thượng Trí Quang, thì có hai bản chính, gọi tắt là bản A và bản B. Bản A là bản xưa nhất nằm trong Ðại Tạng Kinh, bản Ðại Chính, quyển 17, trang 722-724 có khoảng vào thời Hậu Hán hoặc Tam Quốc. Bản B là bản hiện đang lưu hành nằm trong Thái Hư Toàn Thư, tập 6, trang 1-74. Bản B này được sửa chữa từ bản A mà thành, có sớm nhất cũng vào đầu nhà Tống.
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán. Dĩ nhiên ai cũng biết đức Lục tổ khi gánh củi vào khách điếm bán, thấy có người đang tụng kinh Kim Cang, đức Lục tổ nghe qua, tâm liền khai ngộ, mới hỏi thăm và được biết là Ngũ tổ Huỳnh Mai dạy đồ đệ trì tụng"Kim Cang", do đó Ngài tìm đến học đạo.
Trong Thiền tông lúc Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả, Tổ trao bốn quyển kinh Lăng-già (Lankà) để làm tâm ấn. Đến đời Ngũ tổ, thấy Kim Cang là quyển kinh tối yếu trong nhà Thiền, Ngài dạy: Chẳng những tăng ni mà cả cư sĩ đều nên trì tụng kinh Kim Cang. Ngũ tổ chủ trương dùng kinh Kim Cang để ấn tâm, thế nên khi Lục tổ đến học, vào trước giờ truyền y bát, Ngài đem kinh Kim Cang ra giảng. Khi giảng đến câu Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Lục tổ hoàn toàn liễu ngộ. Như vậy Lục tổ ngộ đạo và được truyền y bát làm Tổ cũng nhân nơi kinh Kim Cang. Do đó chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của kinh này đối với Thiền tông. Sau này kinh Kim Cang được xem như tâm ấn trong nhà Thiền. Trong các chùa, các thiền viện bộ kinh này được xem như kinh nhật tụng.
Kinh Duy-ma-cật là một trong những bộ kinh được phổ biến khá rộng rãi trong giới học Phật, nhất là Phật giáo Đại thừa. Điều này một phần lớn cũng nhờ công lao của các vị tiền bối đã sớm chuyển dịch và giới thiệu kinh này bằng tiếng
Việt. Trong số những người làm công việc này từ rất sớm, phải nhắc đến cố học giả Đoàn Trung Còn. Gần đây, trong nỗ lực bảo tồn và phát huy những công trình của người đi trước, chúng tôi đã lần lượt hiệu đính và bổ sung, sửa chữa hoàn thiện nhiều công trình trước đây của học giả Đoàn Trung Còn, trong số đó có kinh Duy-ma-cật đã được dịch lại trên cơ sở tham khảo bản dịch cũ và bổ sung các chú giải, đồng thời giới thiệu cả nguyên tác Hán văn để phục vụ mục đích tham khảo.
Hiện thân vinh quang sự toàn thiện nguyên thủy của hai tích tập và sự thuần
tịnh bổn nguyên của hai che chướng được biểu lộ như trạng thái toàn thiện nguyên sơ, Đức Phật nguyên thủy Samantabhadra (Phổ Hiền). Sự xuất hiện của quang minh chói lọi và lòng bi mẫn không chướng ngại này được phô diễn như các hiện thân giác ngộ lẫn trí tuệ nguyên thủy. Nó hiển lộ như vô số cảnh giới thanh tịnh vượt khỏi những giới hạn của thực tại. Trong sắp xếp hoàn hảo này của sự bất nhị, biểu thị của bậc bảo hộ nguyên sơ là sự hiện diện tự nhiên toàn khắp vai trò của trí tuệ nguyên thủy và sự phô diễn không thể nghĩ bàn của hoạt động giác ngộ kỳ diệu bao gồm toàn thể thực tại.
Bản tiếng Anh quyển "Hsuan-Tsang, the Pilgrim and Scholar" này đã in ở Ấn Độ vào năm 1963 và năm 1966 tái bản ở Sài Gòn, cùng với bản dịch tiếng Việt mang đầu đề "Huyền Trang, Nhà chiêm bái và Học giả".
Tập này mở đầu với diện mạo và tác phong của Ngài và tiếp tục giới thiệu Huyền Trang là nhà chiêm bái, nhà học giả, nhà hùng biện, nhà dịch thuật, nhà trước tác, nhà thần bí và được kết luận với những ngày cuối cùng của vị chiêm bái và học thuật vĩ đại này. Đây là lần đầu tiên, Ngài Huyền Trang được diễn tả dựa trên những dữ kiện lịch sử, y theo quyển Tây Vức Ký của Ngài Biện Cơ, và quyển "Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư truyện" của Ngài Huệ Lập. Những sự tích thần thoại hoang đường như trong chuyện Tây du sẽ không có ở trong tập này, nhưng không phải vì vậy mà thân thế cùng sự nghiệp của Ngài Huyền Trang kém phần hào hứng, linh động và phi thường. Không những cuộc chiêm bái của Ngài đã là phi thường, cho đến học vấn, dịch thuật, hùng biện, trước tác của Ngài đều rất hi hữu, siêu việt và kỳ lạ hơn nữa là tâm tư thần bí của Ngài, một tâm tư có một không hai trong lịch sử của những bậc thánh nhân.
Một thời, vào một đêm trăng sáng, ngày rằm tháng Ca-đề (Kārttika, khoảng tháng 10-11 Dương lịch), vua A-xà-thế (Ajātaśatru) nước Ma-kiệt-đà (Magadha), một bạo chúa giết cha để soán ngôi, một con người không hề biết dao động trước hành vi giết cha, bỗng nhiên lại rung động trước vẻ đẹp huyền hoặc, huyền diệu, của ánh trăng rằm, khiến ông nghĩ đến tư duy triết học, nghĩ đến vi hành tìm một triết gia hay đạo sỹ để luận đạo. Được một cận thần khuyến khích, ông nghiêm chỉnh voi, ngựa, với một đoàn quân ngự lâm hộ giá, rầm rộ kéo đến vườn xoài của y sỹ Kỳ-bà, nơi Phật đang trú ngụ cùng với đại chúng gồm 1250 Tỳ-kheo. Nhưng khi vừa nhác thấy vườn xoài, nhà vua trẻ một thời hung tợn này chợt thấy trong lòng run sợ, lông tóc dựng đứng. Ông sợ cái gì? Ông không sợ binh hùng tướng mạnh của địch, không hề chùn chân trước rừng gươm giáo; nhưng sợ hãi trước cô liêu, u tịch của khu vườn: “Tại sao giữa một số đông có đến 1250 người, mà lại không có một tiếng động, một tiếng tằng hắng, hay một tiếng ho?” Như thế đấy, sự im lặng, tịch mặc vô ngôn, của thiên
nhiên có thể làm run sợ những bạo chúa hay dũng tướng tràn đầy khí phách anh hùng; nhưng cõi tịch mặc vô ngôn ấy lắm khi lại là chỗ đáng buồn chán cho những tâm hồn bạc nhược, hèn yếu.
Một trong những sự kiện văn hóa trọng đại nhất của Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh trong nhiệm kỳ V (1997-2002) có thể nói đó là tổ chức thành công "Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TP.Hồ Chí Minh". Hội thảo đã nhận được sự đóng góp của các bậc tôn đức, chư vị giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ, học giả và các nhà nghiên cứu... viết về tiến trình phát triển Phật giáo Gia Định - Sài Gòn trong 300 năm trở lại đây. Mỗi bài viết mang một màu sắc phản ánh khá phong phú bức tranh sinh động của Phật giáo đất phương Nam từ những ngày đầu khai hóa. Nơi bức tranh ấy, ta tìm thấy nét chấm phá độc đáo của Phật giáo miền Bắc, Phật giáo miền Trung, Phật giáo miền Nam, Phật giáo người Hoa, Phật giáo Khmer, và cả những đường nét uyển chuyển của tín ngưỡng dân gian bản địa.
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia. Cuốn sách nêu trên 70 vấn đề và giải thích những vấn đề này cặn kẽ, trên cơ sở rút những ý tứ từ Tam tạng kinh điển của Phật giáo để giải thích, mà những người mới tu Phật, học Phật hoặc có quan tâm tìm hiểu Phật giáo nhưng không có điều kiện đọc nhiều để hiểu cho tường tận. Cuốn sách cũng giúp cho ngoài xã hội hiểu được cơ bản thế nào là chánh tín của Phật giáo để ủng hộ và hướng dẫn tránh sa vào con đường mê tín dị đoan. Hoặc có vấn đề mà nhiều người quan tâm không hẳn là nghi hoặc nhưng cũng băn khoăn. Ví như vấn đề chữ Vạn trên ngực Phật có ý nghĩa gì? Và chữ Vạn trong Phật giáo có khác với chữ Vạn của Ấn giáo và Đức quốc xã không?