Thư viện kinh sách

VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN (TRỌN BỘ)

VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN (TRỌN BỘ)

Cuốn sách của Nguyễn Lang đã biết dựa rất chắc chắn trên từng chặng thành tựu của những công trình đã có, kể từ những cuốn Lý hoặc luận, Từ thập nhị chương cuối đời Hán, cho đến những cuốn sách mới xuất bản gần đây. Về phương diện này, phải thừa nhận Việt Nam Phật giáo sử luận có cái nhìn thâu tóm khá rành mạch và chuẩn xác, có thái độ tri âm, tri kỷ của người biết kế thừa. Không những thế hay còn quan trọng hơn, tác giả lại biết chọn cho mình một phương thức trình bày uyển chuyển: kết hợp giữa viết sử và bình luận lịch sử; giữa xây dựng các mốc biên niên sử truyền giáo (bao gồm thế thứ các tông phái) và lần tìm ra sợi dây thống nhất bên trong kết nối các mốc biên niên sử ấy lại, qua đó tạo thành dáng nét riêng, là linh hồn, bản sắc của Phật giáo Việt Nam; giữa nghiên cứu tiểu sử các nhà tu hành và đi sâu tìm hiểu tính cách con người, tư tưởng, thơ ca của họ... Bởi thế, bộ sách của Nguyễn Lang tuy không đưa ra một tài liệu gì thật đột xuất, nhưng đã đáp ứng được một trong những nhu cầu khách quan, ngày càng trở nên bức xúc của khoa học xã hội và nhân văn nước ta, trong một cố gắng chung nhằm mạnh mẽ quay về với văn hóa dân tộc. Ðó là nhu cầu khám phá cặn kẽ về Phật giáo Việt Nam - một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm, không phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu, và vẫn được thường xuyên bản địa hóa, để trở thành một phần tâm linh dân tộc; không phải chỉ là một tôn giáo đơn thuần mà cao hơn hẳn thế, còn là một thành tố trọng yếu của văn hóa, tư tưởng; và không phải là một thành tố rời rạc, phiến đoạn, mà luôn luôn hiện diện như một hệ thống có sức vận động và phát triển tự thân trong suốt tiến trình lịch sử.
VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG

VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG

Các nhà khoa học đã vô cùng ngạc nhiên khi những kết quả nghiên cứu của họ cho thấy việc tu tập thiền định chẳng hạn, không chỉ mang ý nghĩa rèn luyện tâm linh, mà thực sự luôn mang lại những lợi ích lớn lao hết sức cụ thể cho sự phát triển thể chất, duy trì sức khỏe của con người. Họ cũng hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng những chỉ dẫn cho sự tu tập của một tu sĩ không chỉ hoàn toàn dựa vào đức tin, mà thực sự là dựa trên những cơ sở khoa học vô cùng chính xác và hợp lý, nhờ đó luôn tạo ra được những điều kiện tối ưu để sự hành trì có thể đạt đến kết quả khả quan nhất!
VÀI LÁ BỒ ĐỀ

VÀI LÁ BỒ ĐỀ

Tập VÀI LÁ BỒ ĐỀ này là tuyển tập gồm một số bài giáo lý đã đăng trong nguyệt san TIN PHẬT, do Hội Phật Tử Việt Kiều Hải Ngoại xuất bản từ năm 1968. Tuy chưa phải là hoàn hảo song tuyển tập Phật Lý này cũng giúp ích được ít nhiều cho những người mới bước vào cửa Đạo. Chúng tôi kính mong quý độc giả đọc tập VÀI LÁ BỒ ĐỀ này với lòng “trống không” của mình.
TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM Tập II

TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM Tập II

Từ điển BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM tập II bắt đầu từ chữ A DI ĐÀ TỊNH ĐỘ GIÁO đến chữ A DI ĐÀ TỰ, kèm với phần phụ lục từ A DI ĐÀ KINH CHÚ đến A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI TIỆN MÔNG SAO. Đúng ra, phần phụ lục này phải được phân phối vào giữa những trang viết về các bản chú sớ của kinh A DI ĐÀ. Nhưng vì muốn cho ra đời sớm tập II này nên đến khi những tư liệu sau đó tạo nên phần phụ lục đã không được phân phối theo trật tự ABC như ý muốn. Đây là một bất tiện mà chúng tôi thành thật mong sự tha thứ của độc giả. Nội dung tập II này tập trung chủ yếu những gì liên quan đến đức Phật A Di Đà. Tuy Ban biên tập đã nỗ lực tập trung tư liệu hiện có về Ngài, nhưng do phạm vi tập trung tư liệu còn giới hạn, đặc biệt vì thiếu một bộ đại tạng kinh tiếng Tây tạng, nên chúng tôi thấy chưa hoàn toàn thỏa mãn. Hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ bổ túc khi có cơ hội.
TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM Tập I

TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM Tập I

Bộ từ điển này đã được thực hiện trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn của đất nước vào những năm đầu của thập niên 1980. Các thầy trong ban biên tập, dù phải đương đầu với bao nhiêu chướng ngại, đã không quản công lao khó nhọc hoàn thành được hai quyển đầu của bộ Từ Điển mà cố H.T. Trí Thủ đã hằng khao khát thực hiện. Chúng ta chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể biết được rằng các ngài đã bỏ bao nhiêu tâm huyết cùng sự hy sinh. Hai quyển từ điển này, như chúng ta sẽ thấy, nội dung vô cùng phong phú, vừa uyên thâm lại vừa quảng bác; hơn nữa, lý luận vô cùng vững chãi, vừa hợp lý lại vừa sâu sắc. Sự kiện này không những đem đến một kiến thức mới mẻ mà lại còn tăng trưởng lòng tin tưởng vào Phật pháp nơi người đọc. Đây có thể gọi là một công trình khoáng tuyệt cổ kim. Điều đáng tiếc là công trình thực thi bộ Từ Điển này đã bị gián đoạn từ lâu, và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho biết là công trình sẽ được tiếp tục hay không. Kỳ nguyện trong tương lai, công trình này sẽ được tiếp tục cho đến khi hoàn tất. Nếu không đây sẽ là một điều ân hận rất lớn cho nền Phật học cũng như Việt học của dân tộc Việt Nam.
TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi được miêu tả trong rất nhiều kinh luận, đặc biệt là ở phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa, nhưng đối với hầu hết những người dân quê chất phác thì họ thường không được biết đến Ngài qua việc học tập, nghiên cứu kinh luận, mà là trực tiếp qua những câu chuyện kể hoặc sự hiển linh của ngài trong cuộc đời mà họ đã có lần được trực tiếp chứng kiến, trải qua hoặc nghe người thân kể lại. Sự linh cảm của Bồ Tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn bao giờ cũng chứng minh rõ ràng cho câu “hữu thành tất ứng” (có tâm chí thành chắc chắn sẽ được ứng nghiệm), nên là người Phật tử hầu như không ai hoài nghi về sự cảm ứng nhiệm mầu khi cầu khấn vị Bồ Tát này.
TRUYỆN LỤC TỔ HUỆ NĂNG

TRUYỆN LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Sự khai ngộ của Lục tổ Huệ Năng, khi nghe kinh Kim Cương đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, là một sự kiện lịch sử. Sự kiện đó, không những là một biến cố vĩ đại trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc nói riêng, mà cũng là một biến cố vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung. Điều này, đưa chúng ta đến sự ý thức được tầm mức quan trọng của trí tuệ Bát Nhã trong tòa nhà tư tưởng của nhân loại. Đây là một dòng tư tưởng siêu việt, giúp cho hành giả vượt thoát tất cả những sự chấp trước khổ đau, hạn hẹp, dày vò, bức bách. Những sự chấp trước này, đã, đang, và sẽ trói buộc tất cả mọi người chúng ta trong vòng sinh tử luân hồi. Nếu như không có giòng tư tưởng Bát Nhã siêu việt thời gian và không gian này của Phật giáo, nhân loại nói riêng, và chúng sinh nói chung, vĩnh viễn bị chìm đắm trong những sự trói buộc triền miên.
TRUNG QUÁN LUẬN

TRUNG QUÁN LUẬN

Tác giả của bổn luận là ngài Long Thọ. Ngài vốn là một học giả Phật giáo ở vùng Nam Ấn Độ, nhưng sau đó có đến vùng Tuyết Sơn ở Bắc Ấn Độ để tham học. Ngài đã thâm nhập được tinh nghĩa của học thuyết Nhất Thiết Pháp Tính Không (được xem trọng ở Nam Ấn), và đối với học thuyết Tam Thế Pháp Tính Hữu (được xem trọng ở Bắc Ấn), ngài cũng đã quán sát thấu triệt. Bởi thế, trong những luận thuyết mà ngài đề xướng (từ kinh nghiệm chứng ngộ của mình), ngài đã khéo léo nối kết được hai dòng tư tưởng lớn này: “Trước tiên phân biệt nói các pháp, sau đó nói Tất cánh không (Hán: Tiên phân biệt thuyết chư pháp, hậu thuyết tất cánh không)”. Ngài là một nhà Trung quán, thấu triệt được sự vô ngại giữa Không và Hữu, đã tống hợp Phật giáo của hai miền Nam Bắc, và cũng là kẻ quán thông Phật giáo Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Giáo thuyết của Phật giáo mà ngài tống hợp quán thông, đương nhiên là hùng vĩ, tinh thâm, không thể so sánh được. Ngài cùng các đệ tử, tuy cũng hoằng pháp ở vùng trung Ấn Độ, nhưng phạm vi hoạt động phần lớn là ở vùng Nam Ấn.
TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT

Tuy là những tích xưa, chuyện cổ, nhưng đối với người có óc quan sát sẽ rất là bổ ích, vì trong ấy chứa đựng những tư tưởng cao xa thâm thúy về triết lý đạo đức. Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn. Sau khi xem những chuyện tích được sưu tập trong phần này, hy vọng độc giả sẽ có thể dễ dàng thấy được những ý nghĩa đạo lý đã có tự ngàn xưa, được ghi lại qua những câu chuyện rất thú vị, làm cho chúng ta vui thích. Những ai đã từng suy nghĩ về đạo lý, nhưng tâm trí vẫn còn có điều ngờ vực, sẽ thấy được nơi đây có những điểm tương hợp suy nghĩ của mình. Những ai đã từng nghiêng về chủ nghĩa thần quyền, cho rằng mọi sự thành bại đều không phải tự nơi mình, mà do bởi nơi trời, nơi Phật, sẽ thấy rõ ra rằng nhân quả, nghiệp báo, thật sự là tự mình gây ra và nhận lãnh lấy, dù đó là khổ đau hay an lạc. Cho đến thông hiểu đạo lý, giác ngộ, giải thoát cũng đều do nơi chính mình. Nếu tự thân không có sự nỗ lực, thì không một vị Phật, Thánh nào có thể cứu độ cho mình được.
« 1 2 3 4 5 »

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
  • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
  • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 16
  • Số lượt truy cập : 6129462