Thư viện kinh sách

CHẾT - VÀO THÂN TRUNG ẤM VÀ TÁI SINH

CHẾT - VÀO THÂN TRUNG ẤM VÀ TÁI SINH

Phật giáo Mật tông có thể được xếp thành 4 loại, tương ứng với 4 trình độ của khả năng thiền tập du già: Hành động, Tư duy, Du già và Tối thượng du già. Dạng thức cao nhất, Tối thượng du già, có mục đích chấm dứt vòng sinh tử luân hồi và cả thân trung ấm, giai đoạn trải qua giữa khi chết và tái sinh, và nhằm mục đích chuyển hóa tam thân (sinh, tử và trung ấm) thành Phật. Phương pháp này thực hiện qua một tiến trình tu tập thuần thục thiền định du già lấy mẫu từ các tiến trình thực tập mô phỏng lại sự chết, vào thân trung ấm và tái sinh,2 thực tập nhiều lần cho đến khi hành giả đạt được sự kiểm soát thuần thục các tiến trình của sự chết này và thoát ra khỏi sự kiềm chế của cái chết.
CHẾT VÀ TÁI SINH

CHẾT VÀ TÁI SINH

Tập sách này phần chính là ghi lại cuộc tham vấn giữa Thượng Tọa Pende Hawter và các Lạt Ma Tây Tạng, những con người được mệnh danh là có đủ năng lực để thẩm định sự sống chết. Thượng Tọa Pende Hawter là một Tăng sĩ người Úc, sáng lập viên Dưỡng Ðường Tiếp Dẫn Kasura để chăm sóc người sắp lâm chung ở thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland, Úc Ðại Lợi. Ngài đã viếng thăm các bậc Lạt Ma tên tuổi như Dalai Lama, Dilgo Khyentse Rinpoche, Kirti Tsen-shab Rinpoche, Garje Khamtul Rinpoche, và Geshe Lamrimpa, để tìm hiểu về tiến trình hấp hối, chết và tái sinh của con người… Ngoài ra tập sách này cũng cung cấp nhiều tài liệu khác có liên quan đến chủ đề "Chết và Tái sinh", những thông tin có thể giúp ta ít nhiều trong tiến trình chết và sau khi chết.
CHẾT AN LẠC - TÁI SINH HOAN HỶ

CHẾT AN LẠC - TÁI SINH HOAN HỶ

Tập sách này là kết quả của sự gạn lọc trí tuệ thâm áo hàng ngàn năm của truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những ngôn ngữ đơn giản để giúp cho mọi người có thể hiểu được. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa lành những đau khổ và vô minh của chúng ta về cái chết và lúc hấp hối, mà còn giúp chúng ta nhận ra được mục tiêu giải thoát của sự an lạc và hoan hỷ vô thượng, không những cho đời này mà còn cho lúc chết và cõi bên kia nữa.
CHÍNH NIỆM THỰC TẬP THIỀN QUÁN

CHÍNH NIỆM THỰC TẬP THIỀN QUÁN

Có nhiều phương pháp thiền tập (meditation) khác nhau. Trong bất cứ truyền thống tôn giáo lớn nào, cũng có những phương cách mà ta thường gọi là tĩnh tâm, hoặc thiền. Danh từ này thường được dùng với tính cách chung chung. Cũng xin bạn hiểu rằng, trong quyển sách này chúng tôi chỉ đặc biệt nói về thiền vipassana trong truyền thống Phật giáo Nam tông mà thôi. Vipassana thường được dịch từ tiếng Pali sang là Minh sát tuệ, hay còn gọi là thiền quán. Mục đích của loại thiền này là mang lại cho hành giả một tuệ giác, hiểu được tự tính của mọi vật và nhìn thấy sâu sắc được sự vận hành của tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống.
CON ĐƯỜNG ĐẾN TỰ DO VÔ THƯỢNG

CON ĐƯỜNG ĐẾN TỰ DO VÔ THƯỢNG

Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cực và tích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.
CAO TĂNG DỊ TRUYỆN

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN

Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Đáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẩu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, khi sinh khi tử đều vượt ngoài giới hạn thường tình. Chúng ta sẽ tưởng rằng các Ngài có một công hạnh hoặc một phép mầu nào lạ lùng. Thật ra, tất cả đều bắt đầu từ chỗ "tâm bình thường". Còn chúng ta, vì tâm không bình thường nên đành chịu trôi nổi trong nghiệp thức lưu chuyển. Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ - TẬP 3

CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ - TẬP 3

Tập sách Cẩm nang của người Phật tử - Tập III (Buddhism 301- Questions and Answers) được biên soạn tiếp theo Tập I và Tập II nhằm nâng cao kiến thức Phật học dành cho những Phật tử sơ cơ mong muốn tìm hiểu sâu hơn về Phật học. Tập này tập trung vào một số vấn đề Phật học căn bản của cả hai truyền thống: Nguyên thủy và Phát triển, đặc biệt là về triết lý tu tập và lịch sử phát triển tư tưởng của Phật giáo. Chúng tôi đã cố gắng không dám đi sâu hơn vào những khác biệt thú vị giữa các tông phái. Do vậy, các cụm chủ đề chọn lọc ở đây là phần mở rộng những kiến thức căn bản đã được giới thiệu trong các Tập trước.
CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ - TẬP 2

CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ - TẬP 2

Tập sách Cẩm nang của người Phật tử, Tập II (Buddhism 201 Questions and Answers, Book II) được biên soạn nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về Phật học dành cho những người mới tìm hiểu về đạo Phật. Nội dung được chọn lọc và trình bày trong Tập II là sự bổ sung và tiếp nối cho Tập I, bao gồm các chủ đề giáo lý căn bản và giáo lý ứng dụng. Do vậy, để có thể theo dõi và nắm bắt các vấn đề một cách dễ dàng, bạn không nên bỏ qua Tập I, vì phần lớn các giải thích thuật ngữ và khái niệm đều nằm ở đấy. Về mặt kiến thức, nội dung của Tập II được nâng cao hơn so với Tập I. Do đó hẳn bạn sẽ gặp phải một số vấn đề triết lý thâm sâu, khó hiểu, nhất là những giáo thuyết về Nghiệp cảm Duyên khởi. Để có thể lãnh hội được những vấn đề uyên áo như thế, đòi hỏi bạn đọc phải có thời gian nghiên cứu và tu học. Ở đây, chúng tôi chỉ giới hạn sự trình bày trong khuôn khổ của một “cẩm nang” mang tính chất giới thiệu và một vài gợi ý cần thiết.
CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ - TẬP 1

CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ - TẬP 1

Tập sách Cẩm nang của người Phật tử (Buddhism 101 – Questions and Answers) dưới hình thức vấn đáp này là một tổng hợp của các chủ đề giáo lý căn bản dành cho những người mới tìm hiểu đạo Phật. Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâm và bước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hóa và nhiều truyền thống tôn giáo. Do vậy, các chủ đề được giới thiệu ở đây mang tính cách căn bản nhằm giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về lời dạy của đức Phật trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành. Chúng tôi không dám đi sâu hơn vào các vấn đề triết học Phật giáo vì e rằng làm như thế sẽ gây khó khăn cho người mới học; tuy nhiên, các vấn đề được chọn lọc và nêu ra ở đây là cốt tủy của đạo Phật. Bạn cần nắm thật vững các chủ đề này trước khi đi vào nghiên cứu sâu xa hơn.
« 6 7 8 9 10 »

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 11
  • Số lượt truy cập : 6897321