Hiện nay, việc thực hành phóng sinh được rất nhiều Phật tử quan tâm. Nhưng trong khi thực hành, nhiều người cũng đã gặp không ít trở ngại. Một phần là từ những biện luận phản bác của người khác, xuất phát từ những sai lầm có thật của một số người khi phóng sinh. Một phần khó khăn nữa là do nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa phóng sinh, khiến người thực hành đôi khi không khỏi tự mình băn khoăn thối chí. Cuối cùng, trở ngại thường gặp nhất vẫn là cách thức hay nghi thức cụ thể để thực hành một cuộc phóng sinh ở nhiều nơi thường khác biệt nhau - đôi khi có phần không hợp lý - khiến người Phật tử rất khó vững tâm làm theo.
Trong Phật giáo Tây Tạng, Đại thủ ấn (Mahamudra) tiêu biểu cho mức độ thành
tựu cao nhất của Chân đế. Đó là sự kết hợp bất khả phân ly giữa bi và trí, giữa tánh không và phương tiện.
Tám mươi tư vị Thánh tăng trong tác phẩm này là những vị đạo sư tiêu biểu đã tu tập đến mức thành tựu. Họ sống từ khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 12 tại Ấn Độ.
Trong số các bậc thầy vĩ đại này, có những vị sống một lối sống vượt thoát ra khỏi tập tục truyền thống như Tilopa, Naropa và Marpa.
Đạo Phật, nói đơn giản, giống như một tấm bản đồ chỉ đường đi. Dù là cùng muốn đến một nơi, nhưng người ta có thể xem trong ấy mà chọn những lối đi khác nhau. Có đường rẽ về bên này, có đường rẽ sang bên nọ... nhưng tựu trung đều dẫn người ta về đến đích. Những con đường, những lối đi khác nhau đó chính là tượng trưng cho các tông phái khác nhau. Dù chia ra nhiều tông phái, chung quy cũng là để tiếp
dẫn đưa người đến chỗ giải thốt rốt ráo mà thôi. Tùy nơi căn tánh của mỗi chúng sanh, ai thích hợp với lối tu nào, với tông phái nào, thì chọn theo tông phái ấy.
Kết quả cũng đều là nhắm đến sự an lạc và giải thoát.
Các Đạo sư của sự Thiền định và những Điều huyền diệu là một tuyển tập tiểu sử của các vị Thầy chứng ngộ mà cuộc đời thì tràn đầy sự an bình, giác ngộ và những điều huyền diệu lạ lùng. Các ngài đã nở rộ ở Tây Tạng, Mái nhà của Thế giới, trong thời đại hoàng kim của nó. Những Đạo sư này thuộc dòng Longchen Nyingthig, phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng.
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khi mới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu. Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xây dựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáo một cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
Bích Nham Lục là tập sách rất quan thiết trong Thiền môn, cần phải được phiên dịch. Song nó rất khó dịch, vì cố gắng giúp phần nào cho người sau, buộc lòng chúng tôi phải dịch ra. Khi dịch, chúng tôi chia mỗi tắc thành năm phần hoặc bốn phần: Lời dẫn (Thùy thị), Công án, Giải thích, Tụng, Giải tụng. Có tắc không có lời dẫn (Thùy thị), chỉ còn bốn phần. Chúng tôi lược bớt lời giải ngắt quãng trong công án và trong bài tụng, để độc giả đọc công án và lời tụng có mạch lạc hơn.
Tập sách mỏng này được hình thành từ một ý tưởng sáng tạo khá độc đáo của các tác giả. Nội dung chính của tập sách dựa vào hai bản kinh: Phụ mẫu ân nan báo kinh (父母恩難報經) và Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh (尸迦羅越六方禮經). Tuy nhiên, đây không chỉ là bản dịch tiếng Việt của những kinh này, mà các tác giả đã dựa vào đây để truyền đạt lại nội dung theo phong cách kể chuyện, với lối văn giản dị và trong sáng, dễ hiểu.
Thượng sư Tsong Kha Pa (hay Tsong Khapa) là một nhân vật Phật giáo Đại thừa vĩ đại, một bộ óc sáng tạo tuyệt vời của Phật giáo Tây Tạng. Trong cuộc đời hoằng pháp, ngài đã sáng tác rất nhiều tác phẩm vĩ đại, mà trong đó Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận (Lamrim Chenmo) có thể được coi là một đại
tập thành của tất cả giáo pháp tinh tủy Đại thừa. Điều tuyệt vời nhất là ngài đã phát huy nghiêm túc và chính xác tinh thần của đức Phật là “một hành giả tu học Phật pháp phải tu tập tuần tự từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu, không có sự nhảy vượt, không có sự đảo lộn, không có sự khiếm khuyết” .
Truyền thống nói rằng vào thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, cùng với cuộc du hành của Bồ-đề Đạt-ma từ Ấn độ đến Trung hoa, lần đầu tiên Phật giáo Thiền tông đã sang phương Đông. Sáu trăm năm sau, vào thế kỷ 12, nó lại Đông du một lần nữa, lần này đến Nhật Bản. Giờ đây, hơn sáu trăm năm nữa đã qua, nó lại bước một bước khổng lồ sang phương Đông lần thứ ba, lần này nó đến phương Tây ư?