Thư viện kinh sách

ĂN CHAY, SÁT SINH VÀ QUẢ BÁO

ĂN CHAY, SÁT SINH VÀ QUẢ BÁO

Từ ngàn xưa đến nay, một bát canh chúng ta ăn, nhìn qua tuy bình thường chỉ là một bát canh, nhưng sự oán hận trong đó thật sâu hơn biển. Muốn biết vì sao trên thế giới chiến tranh, tai kiếp, binh kiếp, ôn dịch xảy ra mãi không thôi? Tất cả đều do ăn thịt mà ra. Nếu bạn muốn hiểu sự thật, đang đêm bạn hãy thử vào lò mổ xem sao. Giết trâu trâu khóc, giết heo heo khóc, giết dê dê khóc. Những tiếng khóc thê thảm, những tiếng gào thảm thiết, những oán hận trùng trùng, những oan độc, những cừu hận ấy tỏa khắp hư không mới tạo nên bao tai kiếp cho thế gian. Giả sử ai ai cũng ăn chay, thì những oan nghiệt ấy tức khắc tiêu dứt, có thể biến can qua thành hòa bình, biến bạo lực thành an lành, được như thế mới cứu vãn được tai kiếp cho tương lai…
Phật học phổ thông Quyển 2 - HT Thích Thiện Hoa

Phật học phổ thông Quyển 2 - HT Thích Thiện Hoa

Từ khóa V này trở đi, bài học sẽ đi sâu dần vào giáo lý. Như trong khóa V này, năm bài đầu tiên sẽ dành riêng cho lịch sử Phật giáo, bắt đầu từ nguồn gốc Ấn Độ đến cuộc phát triển sang Trung Hoa, rồi đến sự du nhập vào Việt Nam. Bài thứ Sáu, Bảy và Tám nói về mười tôn phái Phật giáo ở Trung Hoa, cuối cùng bài Chín và Mười, trình bày về quan niệm Phật giáo đối với hai vấn đề trọng đại của triết học ngày nay: VŨ TRỤ QUAN và NHÂN SINH QUAN. Khóa VI, VII nói về Triết lý đạo Phật hay là đại cương Kinh Lăng Nghiêm và khóa VIII trình bày về Kinh Viên Giác.
PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Triết lý Phật Giáo thật cao thâm, không thể diễn đạt bằng lời. Ý dù chưa viết ra đã thấy không còn đúng nữa. Dù vậy những câu chuyện ngắn về trải nghiệm này có thể giúp ta ít nhiều để có thể tiệm cận và gần hơn với chân lý.
TỪ QUANG Tập 13 - Tháng 8 năm 2015 (P.L.2559)

TỪ QUANG Tập 13 - Tháng 8 năm 2015 (P.L.2559)

TRONG SỐ NÀY: Tu là gì? : Chánh Trí - Nguồn gốc lễ Vu lan : Minh Duyên - Mẹ cha ân nghĩa thậm thâm : Thích Giác Toàn - Đạo Phật như một kinh nghiệm sống : Mai Thọ Truyền - Chín chữ cù lao (thơ) : Trần Quê Hương - Tám bước đi đến Hạnh phúc trong Phật giáo Tây Tạng (tt) - Bước thứ bảy : Minh Bản - Lời người xưa: Hỡi ai là kẻ chưa tu : HT Thiện Đạo.
ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA

ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA

Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Đại thừa. Tiến trình này của tư tưởng Phật giáo là một tiến trình liên tục, không có gián đoạn, tuần tự nhi tiến chứ không có đột ngột. Tác giả đã thật sự thành công khi trình bày tiến trình các quan điểm về các vấn đề Ba thân, Niết bàn, Tứ đế, các vị trí tu chứng, ngang qua các phái Thượng tọa bộ, Nhất thế hữu bộ, Đại thừa giáo khi mới hưng khởi, các nhà Duy thức và các vị Hậu Đại thừa.
Phật học phổ thông Quyển 1 - HT Thích Thiện Hoa

Phật học phổ thông Quyển 1 - HT Thích Thiện Hoa

Ngày nay, vẫn biết có một số đông tín đồ đã hiểu đúng giá trị cao siêu và lợi ích rộng lớn của Ðạo Phật, nhưng cái số ấy không phải là đa số, nếu đem so với cái khối tín đồ hiểu Ðạo một cách nông cạn, hay sai lạc. Vì không hiểu một cách thấu đáo Ðạo Phật, nên lòng tin không được chắc chắn. Mỗi khi gặp một lý thuyết nào lạ, một tôn giáo nào mới, thì họ ùa hòa tin theo, như cây thiếu rễ cái, gió thổi phía nào thì ngã rạp theo phía ấy, thật đáng buồn thương. Tình trạng buồn thương ấy có thể bổ cứu được, nếu chúng ta có một chương trình dạy Phật Pháp bằng chữ Việt. Dân tộc ta là người Việt, ở đất Việt, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt, mà kinh sách bằng chữ ngoại quốc; cả chi triết lý cao sâu của Ðạo Phật cẫn còn nằm nguyên trong 3 tạng chữ Tàu, thử hỏi có mấy ai đọc được? Như thế thì bảo tín đồ làm sao hiểu biết giáo lý cao sâu của Ðạo Phật và lòng tin làm sao vững chắc được? Nóng lòng vì tình cảm ấy, chúng tôi bạo dạn và cố gắng soạn ra chương trình "Phật Học Phổ Thông"này, mong giúp tín đồ mau hiểu giáo lý, thấy được chỗ quí báu của Ðạo, để cho lòng tin được chơn chánh và vững bền.
Giải thích các thủ ấn Phật giáo

Giải thích các thủ ấn Phật giáo

Trong nghệ thuật tạo tượng của đức Phật và Bồ Tát, ngoại trừ tượng toàn thân ra, hấp dẫn nhất chắc chắn là những thế “bắt ấn” bằng bàn tay với nhiều kiểu dạng biến hoá. Những thế “bắt ấn” tay (gọi tắt là “thủ ấn”) có mối liên hệ sâu sắc giữa hình dạng bên ngoại với tâm niệm nội tại của Phật, Bồ tát. Từ đó cấu tạo nên tư thế hoàn chỉnh của tượng Phật.
« 11 12 13 14 15 »

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
  • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
  • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 32
  • Số lượt truy cập : 6115783