Thông tin

HỘI THẢO VỀ PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

 

Chư tôn giáo phẩm, quý học giả chứng minh, chủ tọa Hội thảo

 

Sáng 16-6-2020, tại Trung tâm Văn hóa Tượng Phật nhập Niết-bàn (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), Hội thảo khoa học “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam (GHPGCTVN) và sự đóng góp cho đạo pháp và dân tộc” đã khai mạc.

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp cùng Hệ phái Phật giáo Cổ truyền tổ chức.

Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự T.Ư cùng chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN Bình Dương và các tỉnh, thành đã chứng minh Hội thảo.

HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT. Thích Nhựt Ấn, Ủy viên HĐTS, đại diện hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN đã chủ trì Hội thảo với sự tham dự của hơn 1.000 chư tôn đức Tăng Ni, quý học giả, nhà nghiên cứu và nam nữ Phật tử.

Hội thảo được tổ chức nhằm tri ân công đức của các bậc tiền nhân, làm sáng tỏ các giá trị lịch sử cội nguồn hệ phái, xác định vai trò, vị trí của GHPGCT Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPG Việt Nam nhấn mạnh, GHPGCT Việt Nam là một trong 9 tổ chức, hệ phái Giáo hội thành lập GHPG Việt Nam vào năm 1981 - là một tổ chức Phật giáo giàu lòng yêu nước, có truyền thống đồng hành sắt son với dân tộc, đóng góp nhất định vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong những giai đoạn gay cấn, khắc nghiệt.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn bày tỏ vui mừng khi chư Tăng vốn xuất thân từ GHPGCT Việt Nam trong thời đại ngày nay đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần công sức đáng kể vào sự nghiệp xương minh Phật pháp, chung tay xây dựng ngôi nhà GHPG Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, PGS TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết, sau thời gian thông báo, Hội thảo đã nhận được gần 60 bài tham luận. Các bài tham luận tập trung trung trình bày về lịch sử hình thành, những đóng góp của chư Tôn đức và tổ chức GHPGCT Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những giá trị của Phật giáo Cổ truyền Việt Nam cần bảo tồn và phát huy; định hướng vai trò, giá trị hệ phái.

 

Toàn cảnh khai mạc Hội thảo

HT.Thích Thiện Nhơn tặng khánh vàng chúc Hội thảo thành công

 

Chúng tôi trân trọng giới thiệu những ý kiến tham luận trong Hội thảo này đến bạn đọc.

 

MỤC LỤC

 

01- Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc | PGS.TS. Chu Văn Tuấn

02- Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam - một chặng đường lịch sử phụng sự đạo pháp và dân tộc | Hòa thượng Tiến sĩ Thích Thiện Nhơn

03- Lịch sử hình thành và bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Hòa thượng Thích Huệ Thông

04- Thi kệ tán dương công đức hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Hòa thượng Tiến sĩ Thích Giác Toàn

CHỦ ĐỀ I

BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNHGIÁO HỘI PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

A. BỐI CẢNH LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO THỜI PHÁP THUỘC

05- Thực trạng Phật giáo Việt Nam thời Pháp thuộc | TS. Ninh Thị Sinh & ThS. Ninh Thị Hồng

06- Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược | TS. Nguyễn Thị Thu Hường

07- Vai trò của trí thức đối với sự ra đời của các tổ chức Phật giáo Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 | TS. Phạm Minh Thế

08- Bối cảnh Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX và sự ra đời của Hội Lục Hòa Liên Xã | TS. Dương Thanh Mừng

B. NHỮNG TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

09- Hội Lục Hòa Liên Xã trong dòng chảy lịch sử Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | TS. Huỳnh Ngọc Đáng

10- Liên đoàn Phật giáo Cứu quốc Nam bộ | Trương Ngọc Tường

11- Phật giáo Cổ truyền Việt Nam yêu nước | TS. Bùi Hữu Dược

12- Sự ra đời và hoạt động của Giáo hội Lục Hòa Tăng | Nguyễn Đại Đồng

13- Phật giáo Cổ truyền: Yêu nước, Lục hòa và Thân dân | TS. Hoàng Văn Lễ

C. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

14- Bối cảnh xã hội và sự hình thành Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Thượng tọa Thích Thiện Thống

15- Sự hình thành và những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam (Lục Hòa tăng và Lục Hòa phật tử) | Hòa thượng Thích Huệ Thông

16- Những vị khai sơn phá thạch đặt nền móng cho Phật giáo Cổ truyền trên đất Gia Định | Cư sĩ Nguyên Quân

17- Sĩ khí yêu nước – từ Giáo hội Lục Hòa Tăng cho đến khi thành lập Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Hòa thượng Thích Huệ Xướng

18- Sự hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Đinh Hữu Chí

19- Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam - Hệ thống tổ chức và đường hướng hành đạo | PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương

20- Bước đầu tìm hiểu về Giáo hội Lục Hòa Tăng Nam Việt | TS. Dương Thanh Mừng

21- Ứng phú Đạo tràng phải chăng là nền tảng duy nhất của Phật giáo Cổ truyền? | Thượng tọa Tiến sĩ Thích Đồng Bổn

22- Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam: Từ khởi điểm đến hợp nhất năm 1981| Đại đức Thích Nguyên Pháp

23- Phật giáo Cổ truyền Tây Nam bộ trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam | Tỳ kheo Thích Chơn Hiển

24- Hệ phái Phật giáo Cổ truyền tỉnh Khánh Hòa | Bùi Hữu Thành

CHỦ ĐỀ II

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN  VIỆT NAM CHO ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC

25- Tinh thần nhập thế của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Hòa thượng Thích Thiện Pháp

26- Sự đóng góp của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam trong công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam vào năm 1981 | Thượng tọa Tiến sĩ Thích Đức Thiện

27- Vài nét về lịch sử Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho đạo pháp và dân tộc | Hòa thượng Thích Thiện Tín

28- Phật giáo Việt Nam và tổ chức Giáo hội Phật giáo Cổ truyền trong công cuộc tham gia bảo vệ tổ quốc | Trương Mỹ Hoa

29- Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và những đóng góp quý báu của chư tôn đức dòng thiền Nguyên Thiều Lâm Tế Gia Phổ cho sự phát triển Phật giáo Cổ truyền khu vực Tây nguyên Gia Lai trong một giai đoạn lịch sử | Hòa thượng Thích Trí Thạnh

30- Vai trò và vị trí Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam trong truyền thống tôn giáo và dân tộc | Thượng tọa Tiến sĩ Thích Nguyên Hạnh

31- Đóng góp của Sơn môn Ấn Quang với đạo pháp và dân tộc | Huỳnh Thanh Mộng

32- Giáo hội Phật giáo Cổ truyền với công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam | Phạm Văn Phượng & Nguyễn Đại Đồng

33- Vai trò của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam trong truyền thống đấu tranh vì độc lập tự do dân tộc | Hòa thượng Thích Thiện Xuân

34- Sự khác biệt về bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và Giáo hội Cổ Sơn Môn | Hòa thượng Thích Huệ Xướng

35- Quá trình hình thành - chuyển biến Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp ni giới của hệ phái | Ni trưởng Thích Nữ Huệ Hương

36- Những đóng góp của chư tăng Tổ đình chùa Giác Lâm trong sự hình thành và phát triển Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng trong một giai đoạn lịch sử | Thượng tọa Thích Từ Tánh

37- Sứ mệnh và vai trò tăng ni trẻ hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam thông qua lịch sử hình thành và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đạo pháp và dân tộc | Đại đức Thích Huệ Nghiêm

38- Đóng góp Phật giáo Cổ truyền trong dòng chảy phát triển Phật giáo tỉnh Kiên Giang | Thích Minh Nghĩa

39- Quan niệm về đạo đức tu sĩ Phật giáo của Giáo hội Lục Hòa Tăng | Nguyễn Văn Quý

40- Bốn ý chân thật nhất trong nội tâm | Vu Gia

41- Vai trò của Giáo hội Lục Hòa Tăng và Tổ đình Hội Khánh ở Bình Dương | Đại đức Thạc sĩ Thích Tâm Thông

CHỦ ĐỀ III

THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CHƯ TÔN ĐỨC LÃNH ĐẠO TIÊU BIỂU CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

42- Hành trạng của Hòa thượng Thích Minh Nguyệt: Một hình ảnh tiêu biểu cho sự gắn bó - đóng góp của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đối với đạo pháp và dân tộc | Đào Nguyên

43- Uy tín và ảnh hưởng của Hòa thượng Thích Thiện Hương trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Hòa thượng Thích Nhuận Thanh

44- Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Thành - Bậc lãnh đạo trí tuệ linh hoạt và bản lãnh của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Hòa thượng Thích Huệ Cảnh

45- Vai trò và sự nghiệp của Hòa thượng Thích Minh Đức - Cố Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam (1903 - 1971) | Hòa thượng Thích Chơn Không

46- Hòa thượng Thích Minh Tịnh - vị Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc Thủ Dầu Một với những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc | Thượng tọa Tiến sĩ Thích Chơn Phát

47- Vai trò của Hòa thượng Thích Trí Tấn trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Hòa thượng Thích Thiện Duyên

48- Hòa thượng Thích Bửu Ý – Bậc danh tăng lãnh đạo xuất sắc và vai trò lịch sử của ngài trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | Hòa thượng Thích Nhật Ấn

49- Phật giáo Cổ truyền Việt Nam với Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Thành - Thế hệ kế thừa và sự nghiệp hoằng pháp của ngài | Thượng toạ Tiến sĩ Thích Huệ Khai

50- Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam - Nhân vật lịch sử tiêu biểu và sự kiện nổi bật | Hòa thượng Thích Giác Liêm

51- Hòa thượng Thích Hiển Pháp - sự dấn thân thầm lặng trong tổ chức Phật giáo Cổ truyền Lục Hoà Tăng | Thượng tọa Thích Phước Nguyên

52- Hòa thượng Thích Trí Tâm trong sự nghiệp kế thừa và phát triển Phật giáo Cổ truyền Miền Trung - Đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam | Đại đức Thích Thiện Phước

53- Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Miền Trung Việt Nam – Hành trạng chư tôn đức qua những chặng đường lịch sử | Thích Như Lưu và Trí Bửu

54- Hòa thượng Thích Từ Văn với tổ chức “Lục Hòa Liên Xã” ở tỉnh Thủ Dầu Một (1920-1931) | TS. Nguyễn Văn Thủy

55- Cuộc hành trình Tây Trúc và tinh thần nhập thế của Thiền sư Minh Tịnh vào thập niên 30 của thế kỷ XX | Trần Minh Quang

56- Đóng góp của chư tôn thiền đức Thiền phái Liễu Quán trong quá trình hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam | ThS. Nguyễn Thanh Hải

57- Sắc tứ Minh Thiên Tự - Ngôi chùa cổ của hệ phái Lục Hòa Tăng tại tỉnh Khánh Hòa | Nhà giáo Nguyễn Thị Phương Loan

58- Phật giáo Cổ truyền Đồng Nai – Những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc | Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai

 

 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CHO ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC (FILE PDF - 6,31 Mb)

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 39
    • Số lượt truy cập : 6953399